Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo kỹ thuật ô tô, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong giảng dạy là yêu cầu cấp bách, đóng góp trực tiếp vào việc phát triển nguồn lực phục vụ cho tương lai của đất nước.
Theo ông Tú, hệ thống tương tác toàn diện trong đào tạo kỹ thuật ô tô thông minh này là bước đột phá trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy và đào tạo. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với các công nghệ ô tô thông minh, từ đó nắm bắt và làm chủ công nghệ nhanh hơn, hiệu quả hơn
Sản phẩm công nghệ mô phỏng và tương tác toàn diện trong đào tạo kỹ thuật ô tô thông minh ra mắt ngày 26/9 là kết quả của nghiên cứu khoa học công nghệ mới nhất được Trường ĐH Duy Tân triển khai đào tạo từ năm học này.
Theo tiến sĩ Lê Văn Trung, giám đốc Trung tâm Mô hình hóa và Mô phỏng (CVS), hệ thống giúp giảng viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu cùng tìm hiểu và trải nghiệm về công nghệ mô phỏng tiên tiến, giải pháp tương tác hiện đại trong đào tạo kỹ thuật ô tô thông minh.
Đồng thời mô phỏng chân thực, thể hiện chính xác các hệ thống và cấu trúc của ô tô thông minh, cho phép học viên thực hành trong môi trường an toàn.
Công nghệ tương tác cho phép người dùng tương tác trực tiếp với các mô hình 3D, nâng cao trải nghiệm học tập. Các nội dung đào tạo cũng được cập nhật thường xuyên theo xu hướng công nghệ mới nhất trong ngành ô tô.
Ông Tú khẳng định, sự ra đời hệ thống tương tác toàn diện trong đào tạo kỹ thuật ô tô thông minh, ngành giáo dục và khoa học sẽ không ngừng phát triển, có những đóng góp thiết thực cho nền kinh tế. Bộ KHCN cam kết đồng hành cùng với các trường ĐH, các viện nghiên cứu và DN trong việc thúc đẩy các sáng kiến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…
N.H
" alt=""/>Sinh viên được thực hành các công nghệ ô tô thông minh trên nền tảng số![]() |
Các em học sinh hào hứng khi được tiếp cận với những kiến thức về khoa học công nghệ |
Có mặt từ rất sớm, Hoàng Mạnh Đức (Trường Tiểu học Nghĩa Tân, Hà Nội) thích thú khi nghe Ban tổ chức giới thiệu chương trình năm nay. Các em sẽ được tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vũ trụ như chòm sao, dải ngân hà, các hành tinh hay những công nghệ khám phá vũ trụ như vệ tinh, tên lửa, robot,…
Vốn rất yêu thích khám phá vũ trụ huyền bí, Đức hào hứng: “Em rất thích tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, đặc biệt là những chòm sao. Em sẽ cố gắng học để sau này có thể khám phá những điều kỳ diệu của thế giới”.
Đây là năm thứ hai Đức tham gia ngày hội này. Em cho biết, mình đã trả lời được rất nhiều câu hỏi về khoa học do Ban tổ chức đặt ra.
Ngoài ra, trong chương trình năm nay, phụ huynh và các em học sinh cấp Tiểu học, Trung học cơ sở tại Hà Nội còn được khám phá và trải nghiệm sự kỳ diệu của khoa học thông qua việc thực hành về robot năng lượng gió, tự làm lăng kính 3D, thí nghiệm về lực hấp dẫn hay khám phá không gian,… Những kiến thức tưởng chừng xa xôi này lại trở nên thật gần gũi và hấp dẫn thông qua các thí nghiệm vui.
Chị Thanh Hải, mẹ của Đức chia sẻ: “Những kiến thức về vũ trụ được rất nhiều bạn nhỏ đam mê tìm hiểu nhưng cơ hội phát triển tại Việt Nam còn rất hạn chế. Chương trình trải nghiệm này thực sự bổ ích giúp các con có thể tiếp cận với những kiến thức khoa học lý thú, thúc đẩy niềm đam mê khoa học và công nghệ trong các con”.
Công nghệ vũ trụ là một ngành công nghệ cao được tích hợp từ nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau, nhằm chế tạo và ứng dụng các phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa đẩy, trạm mặt đất,… để khám phá và chinh phục khoảng không gian vũ trụ vì lợi ích cả con người.
![]() |
Học sinh tham gia vào các câu đố vui về kiến thức vũ trụ |
![]() |
Trải nghiệm làm robot năng lượng gió |
![]() |
Thí nghiệm về lực hấp dẫn |
![]() |
Học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vũ trụ |
Thúy Nga
Tại buổi họp báo thường kỳ quý 4 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức chiều ngày 25/1, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã trả lời những vấn đề đang được báo chí quan tâm.
" alt=""/>Học sinh tự làm robot năng lượng gió