Sau nhiều năm gặp lại, nghệ sĩ Xuân Huy vẫn giữ phong thái giản dị, không khoa trương dù được coi là thần đồng âm nhạc một thời và là một trong những nghệ sĩ violin xuất sắc nhất Việt Nam. Tuổi ngoài 50, Xuân Huy vẫn miệt mài làm đàn. Bên cạnh những chiếc violin gỗ, anh bền bỉ làm đàn sứ dù rằng 6 năm qua chưa cho ra lò thêm một tác phẩm hoàn chỉnh nào.
Không chỉ là nghệ nhân làm đàn sứ đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho đến nay, Xuân Huy còn là người sở hữu bộ sưu tập violin bằng sứ độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, chỉ có 1 cây chơi được, 1 cây lắp dây để chơi, còn lại là những chiếc đàn sứ được anh tạo ra nhằm mục đích nghiên cứu, thậm chí có cả đàn bị hỏng.... Mỗi chiếc có một khuôn khác nhau và muốn tạo ra khuôn thì trước hết phải làm một cây đàn violin trước.
Vốn là nghệ sĩ làm đàn gỗ thành thạo nhưng khi chuyển sang làm đàn sứ, Xuân Huy không thể lường trước được những khó khăn.
"Riêng đàn violin sứ khó hơn rất nhiều những món đồ khác vốn có công thức rõ ràng. Nó là một tổng thể không đều và bản thân cây đàn lại chỗ dày, chỗ mỏng nên khi nung sẽ cực kỳ khó. Nói đơn giản, công việc của tôi giống như cho vào lò cái 1 xe máy nhưng rút ra được cái máy bay. Đừng nghĩ cho xe máy vào thì sẽ cho ra sản phẩm tương tự. Nói vậy để thấy độ khó của tác phẩm bởi bên trong cây đàn thực sự là cả một ma trận", Xuân Huy nói.
"Tôi là một người bình thường nhưng muốn để lại cái gì đó cho thế hệ sau. Vậy là tôi đi chọn chất liệu làm đàn. Có người để lại nhà, kim cương, có người để lại gia phả. Tôi không có tất cả những thứ đó và nghĩ rằng mình là người biết chơi đàn, biết làm đàn không tồi và làm bằng chất liệu sứ cũng hay bởi nó hội tụ đủ 'ngũ hành' (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ).
Khi mày mò tìm hiểu, nhiều người bảo tôi 'không làm được đâu, khó đấy'. Tôi bắt đầu kết hợp nhiều nghệ nhân, lò, xưởng... và tạo ra khuôn mẫu cho đàn. Nhiều khi tôi ngửa mặt lên trời than: 'Sao khó thế', dù đã được cảnh báo mà mình vẫn theo", nghệ sĩ tâm sự.
Nghệ nhân duy nhất trên thế giới tạo ra 3 cây đàn violin sứ có thể chơi được
Xuân Huy chia sẻ bắt đầu làm đàn sứ từ năm 2014. Năm 2016, khi đã hoàn thành 90% cây đàn violin sứ đầu tiên trên thế giới, anh có ý định kết hợp với một tập đoàn gốm sứ lớn Việt Nam để cây đàn phổ cập hơn tới công chúng. Nhưng sau khi liên hệ, anh được biết đơn vị này cũng đang thực hiện 1 cây đàn sứ trong phòng thí nghiệm, dự kiến 8 tháng sau công bố và từ chối hợp tác với nghệ sĩ. Tuy vậy cho đến nay mới có duy nhất Xuân Huy giới thiệu được cây đàn sứ hoàn chỉnh có thể chơi nhạc và đăng ký bản quyền.
Nghệ sĩ Xuân Huy từng biểu diễn khắp nơi trên thế giới, bước trên thảm đỏ của những khán phòng danh giá nhất, trình diễn cho những khán giả cao cấp nhất nhưng cuối cùng anh chọn về nước và làm một nghệ nhân đàn thầm lặng. Xuân Huy nói có lúc chôn chân tại căn phòng hơn chục mét vuông trong nhiều năm để làm đàn, anh cảm giác mình giống như người tu tập vậy.
Làm đàn sứ không chỉ đòi hỏi người nghệ nhân có sự hiểu biết, tài năng mà còn là sự kiên trì do mọi mục tiêu về thời gian đều trở nên vô nghĩa. Bởi đó là những cây đàn độc nhất vô nhị và chế tác vô cùng khó nên không thể đặt ra mốc hoàn thành theo tháng hay năm.
Trước câu hỏi của VietNamNet rằng với những chiếc đàn có 1-0-2 như vậy, anh có bao giờ nghĩ đến chuyện định giá của chúng?Nghệ sĩ violin Xuân Huy trả lời dứt khoát: "Không". Bởi: "mọi sự so sánh là khập khiễng. Tôi không nói đàn của mình trị giá rất nhiều triệu USD bởi nó độc bản nhưng thực sự là không có giá", anh nói
Ngoài cây đàn tặng Nhật hoàng, 1 cây đàn sứ khác do Xuân Huy chế tác đã được một nhà tài phiệt mua lại mà anh giấu danh tính lẫn giá tiền. Sản phẩm cuối cùng hiện tại thuộc sở hữu của Xuân Huy cũng là cây violin sứ đầu tiên trên thế giới anh bắt đầu tạo ra từ năm 2017 nhưng 2 năm vừa rồi mới hoàn thiện. Xuân Huy kể từ lúc nung đến làm vỏ bề ngoài cho cây đàn sứ mất tới 4 năm.
Phía sau cây đàn vô giá tặng Nhật hoàng
Riêng chiếc đàn tặng cựu Nhật hoàng, nghệ sĩ violin Xuân Huy kể nhờ sự giới thiệu của cựu đại sứ Phạm Sanh Châu, anh đã được chọn. "Tôi vui và vinh hạnh vì đại diện cho mỹ thuật Việt Nam đến một nước có nền mỹ thuật hàng đầu thế giới.
Về cây đàn tặng cho Hoàng cung Nhật Bản, tôi đã làm 4 chiếc với cùng một họa tiết, phương pháp rồi gọt ra tỉ lệ của đàn chuẩn. Khi nung lên thì chỉ còn 3 cây thành công. Nhưng tôi chọn cây đàn đạt tỷ lệ cao nhất, còn lại phải đập bỏ hết dù làm mất bao công sức nhằm đảm bảo tính độc bản của sản phẩm.
Trước khi biểu diễn cho cựu Nhật hoàng, tôi không biết ông ấy chơi đàn gì nhưng chắc chắn giới tinh hoa gần như đều biết chơi piano hoặc violin. Gia đình cựu Nhật hoàng rất am hiểu âm nhạc. Họ không thiếu tiền nhưng đây là món quà tặng đúng người.
Một chiếc đàn violin gỗ quý có thể lên đến 50-70 triệu USD, nhưng cây violin bằng sứ đã thu hút sự quan tâm của Nhật hoàng, ông đã nghe tôi biểu diễn suốt 7 phút. Cây đàn sứ sau đó được trao tặng cho Nhật hoàng, rồi truyền lại cho Thái tử (Nhật hoàng hiện tại) và đặt trong Hoàng cung Tokyo", nghệ sĩ violin Xuân Huy chia sẻ.
Nghệ sĩ violin Xuân Huy sinh năm 1972, được biết đến là một thần đồng âm nhạc. Anh sinh ra trong gia đình có bố là nghệ sĩ violin, mẹ là ca sĩ. Anh học đàn từ năm 3 tuổi. 7 tuổi, Xuân Huy trở thành thủ khoa đầu vào khoa Violin – Nhạc Viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
13 tuổi, Xuân Huy đứng trong top 16 Thần đồng âm nhạc thế giới, tổ chức ở Venhepsky (Ba Lan). 16 tuổi, anh học hệ trung cấp âm nhạc ở Gnhexinsky, Moscow. Sau đó, nghệ sĩ học tiếp hệ đại học ở Học viện Tchaikovsky. Xuân Huy là người Việt Nam duy nhất chơi trong Dàn nhạc Giao hưởng Century của công nương Diana 8 năm liền.
Năm 1998, anh về nước, đầu quân cho Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam nhưng mỗi nơi đều làm một thời gian ngắn. Từ thập niên 2000, Xuân Huy ít khi xuất hiện trước công chúng và biểu diễn trong chương trình hòa nhạc Điều còn mãi của báo VietNamNet năm đầu tiên.
Năm 2011, Xuân Huy khởi xướng chơi nhạc giao hưởng trên đường phố bằng một chương trình dài hơi mang tên Luala concert. Nhiều năm qua anh sống ẩn dật, chủ yếu tập trung làm đàn.
" alt=""/>Nghệ sĩ Xuân HuyTừ đó, tôi chuyển sang làm việc cho các công ty nước ngoài (Âu - Mỹ). Tôi nhận thấy tại đây, môi trường làm việc rất tự do, thậm chí đi trễ cũng chẳng vấn đề gì, miễn là bạn phải hoàn thành công việc của mình đúng hạn. Các sếp ở công ty nước ngoài cũng không bao giờ liên hệ, giao công việc cho nhân viên khi hết giờ làm việc như nhiều doanh nghiệp trong nước.
Theo tôi, thời thế bây giờ đã thay đổi. Thế hệ Gen Z sẽ định hình lại văn hóa của các công ty, không sớm thì muộn. Chúng ta không thể cứ ôm khư khư mấy quy định cũ kỹ, cứng nhắc đó vì nó chỉ biến công ty thành câu lạc bộ cho người cao tuổi. Không đổi mới tư duy hay hay trẻ hóa nhân sự thì các doanh nghiệp sẽ bị thị trường đào thải mà thôi.
Công ty tôi đang làm bây giờ rất thoải mái. Giờ vào làm của công ty là 9h nhưng ngày nào tôi cũng 10h mới tới. Đơn giản vì nếu tôi hoàn thành hết các đầu việc được giao thì có đi trễ về sớm hơn thời gian quy định cũng không ai nói gì.
>> Gen Z đòi hỏi 'sếp dễ tính, đồng nghiệp dễ thương'
Các sếp của tôi chỉ quản lý tiến độ công việc, hiệu quả công việc của nhân viên thế nào, chứ không rảnh mà quan tâm nhân viên đang ở đâu và làm gì? Còn nếu một người rất tuân thủ giờ giấc làm việc nhưng làm việc kém hiệu quả, năng suất thấp thì cũng vẫn bị thải loại như thường. Từ ngày tôi vào làm tới giờ, bản thân cũng đã vài lần từ chối những quy định không hợp lý của công ty rồi. Và ý kiến của tôi vẫn được lãnh đạo tôn trọng.
Suy cho cùng, đây cũng chỉ là giao dịch dân sự: nhân viên đi làm và bán sức lao động, chất xám của mình để đổi lấy tiền lương; còn người chủ doanh nghiệp bỏ tiền ra để mua chất xám, sức lao động của nhân viên và dùng nó để kiếm thêm tiền mà thôi. Vậy tại sao phải quan tâm tới những thứ không liên quan làm gì? Nếu nhân viên làm không hiệu quả thì có thể sa thải họ, còn họ làm hiệu quả, đem lại tiền cho mình thì cần gì phải khắt khe vấn đề tác phong, giờ giấc, để khiến họ thấy ức chế rồi bỏ đi chỗ khác?
Tôi tin rằng, chỉ vài năm nữa thôi, giới chủ các công ty tại Việt Nam sẽ phải thích nghi với suy nghĩ, thái độ, tác phong của thế hệ Z, thay vì giữ lối trịch thượng, cứng nhắc như trước giờ. Nếu không, họ sẽ chẳng lấy đâu ra nguồn lao động trẻ trung, năng động, sáng tạo. Doanh nghiệp cũng vì thế mà phá sản sớm.
Đó là quan điểm của độc giả Ductran sau những chỉ trích nhắm vào Gen Z thời gian qua về việc dễ nghỉ việc, không chấp hành nội quy công ty, làm việc tùy tiện, không chịu làm việc ngoài giờ, hay đòi hỏi quyền lợi... Gen Z đã trở thành nhóm người tạo nên nhiều xu hướng mới tại nơi làm việc, đặc biệt là các phong trào phản đối công việc. Tuy nhiên, chính thế hệ này cũng được xem là những người khó cộng tác nhất. Theo một khảo sát, 49% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thường xuyên cảm thấy thất vọng trong quá trình làm việc cùng thế hệ này, 65% thừa nhận đuổi việc nhân viên Gen Z nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác.
* Bạn nghĩ sao về thái độ làm việc của Gen Z?
" alt=""/>Tôi nghỉ việc ngay khi công ty bắt đi đúng giờ, về đúng giấc