Vợ tôi sắp hết thời gian nghỉ sinh em bé 6 tháng, chuẩn bị quay lại với công việc. Vì thế, cô ấy "đàm phán" với tôi mong muốn cả nhà sang nhà bà ngoại ở chơi ít bữa trước khi cô ấy đi làm trở lại. Công ty tôi do điều kiện làm việc chủ yếu với các đối tác nước ngoài nên 2 năm nay, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chúng tôi chuyển sang hình thức làm việc từ xa (làm việc ở nhà). Thấy vợ nói cũng hợp lý nên tôi chiều nàng và xin phép bố mẹ tôi sang ngoại chơi.
Ngờ đâu, cả gia đình chúng tôi vừa sang nhà ông bà ngoại được vài bữa thì thành phố có lệnh giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó". Vậy là gia đình tôi ở rịt nhà bố mẹ vợ đã 2 tháng nay.
Mà quả thật, có ở nhà bố mẹ vợ lâu như thế, tôi mới thấy thấm cảm giác của vợ tôi khi đi lấy chồng như thế nào. Đó là đang yên bỗng dưng phải chuyển về sinh sống và làm quen với văn hóa sinh hoạt của một gia đình khác mà có thể rất khác (thậm chí đối lập) với lối sống bao năm của cô ấy.
Những ngày ở nhà bố mẹ vợ, tôi vật vã nhất cái khoản ăn uống vì khẩu vị của gia đình bên vợ khác hẳn với tôi. Mẹ vợ tôi có thói quen dậy sớm nấu cơm cho cả nhà ăn sáng. 7h sáng phải ngồi vào mâm cơm, tôi thấy thật gượng gạo nhưng chẳng nhẽ lại "xin phép bố mẹ, con đi ăn phở!". Vậy là tôi đành quýnh quáng cho qua bữa sáng.
Rồi đến bát nước mắm trong bữa cơm cũng rất khác ở nhà tôi. Nhà vợ tôi ăn nước mắm nguyên chất, đậm đặc và mặn chát, trong khi ở nhà, mẹ tôi thường pha thêm giấm, chanh… cho bát nước thanh thanh nhàn nhạt. Thế là tôi ăn rau luộc không chấm nước mắm. Vợ tôi biết ý, định đứng lên đi pha cho tôi một bát chấm riêng nhưng tôi ái ngại nên ra hiệu vợ cứ kệ tôi.
Và điều tệ hại nhất là vợ chồng tôi sang chơi nhà bố mẹ vợ nhưng lại không có phòng riêng. Thực tình là có căn phòng cũ của vợ tôi khi chưa lấy chồng nhưng khi chúng tôi sang đây chơi, buổi đêm Cu Tí hay khóc, thế là mẹ vợ vác chăn gối sang phòng, trải chiếu dưới sàn đất ngủ để… có gì mẹ còn trông đỡ thằng bé. Là thằng đàn ông, tôi sao có thể để mẹ vợ nằm dưới đất còn mình nằm trên giường được. Tôi mời mẹ vợ lên nằm cùng giường với vợ con tôi, để tôi xuống dưới đất nằm.
Thế rồi bố vợ tôi cũng chạy sang phòng ngủ cùng chúng tôi luôn. Ông bảo, mình ông một phòng, một điều hòa, thật lãng phí, sang đây ngủ cùng cho vui. Thế là bố vợ sang nằm đất với tôi luôn. Thiệt tình là tôi thấy vô cùng mất tự do.
Lại đến chuyện giặt giũ. Bình thường ở nhà tôi thì cứ cuối ngày, tôi cho quần áo của vợ con vào máy giặt. Nhưng sang nhà vợ, thấy tôi mang quần áo cho vào máy giặt, bố mẹ vợ liền ngăn lại: "Ấy, mới có vài cái quần áo, con cứ để đó, hai ngày mới cần giặt một lần, cho đỡ phí nước, phí công phơi phóng". Tính tôi thì vốn sạch sẽ nên cứ để quần áo sang ngày hôm sau là tôi thấy hôi hôi, khó chịu. Nhưng mẹ vợ đã nói vậy, mình làm khác ý, e cũng không tiện.
Chưa nói đến chuyện là tôi rất nhớ nhà. Chưa bao giờ tôi xa nhà và bố mẹ đẻ mình lâu như lần này cả. Tôi sốt ruột về lũ cá cảnh với bể thủy sinh của tôi ở nhà. Ngày ngày, tôi cứ gọi facetime để hướng dẫn bố mẹ tôi chăm sóc lũ cá cảnh và bể thủy sinh cho tôi. Xong xuôi, mẹ tôi bao giờ cũng "đế" thêm một câu: "Nó nhớ cá chứ nhớ gì bố mẹ!". Mẹ nói vậy là tôi hiểu, mẹ cũng đang rất nhớ tôi và vợ con tôi.
Thế mới thấy, vợ tôi và những người phụ nữ khác đi làm dâu, đến một căn nhà khác sinh sống, họ sẽ phải thích nghi và làm quen với một cuộc sống hoàn toàn mới. Đấy là thuận hòa thì được bố mẹ và gia đình chồng yêu quý, còn không thì… Tự dưng, tôi thấy cảm thông với vợ tôi biết mấy. Nhất định, khi trở lại bên nhà tôi sinh sống, tôi sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của vợ mình, để cô ấy phần nào cảm thấy thoải mái khi ở nhà tôi.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Do có ý định tiến tới hôn nhân, người phụ nữ trung tuổi không tiếc tiền gửi cho bạn trai. Đến khi cảnh sát vào cuộc, cô mới ngã ngửa về thân phận thật của người đàn ông này.
" alt=""/>Thương vợ nhiều hơn sau 2 tháng ở rể bất đắc dĩByun Hee-soo khóc trong cuộc họp báo tại Trung tâm Nhân quyền Quân sự Hàn Quốc ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 22/1/2020.
Tòa án quận Daejeon hôm 21/10 đã ra phán quyết rằng việc quân đội giải ngũ cựu trung sĩ Byun Hee-soo, người từng lái xe tăng trong quân đội Hàn Quốc, là trái pháp luật sau cuộc phẫu thuật thay đổi giới tính của cô vào năm 2020.
Tòa án cũng kết luận rằng Byun rõ ràng là một phụ nữ theo luật định và yêu cầu quân đội hủy bỏ việc giải ngũ trái phép.
Byun đã bị sa thải khỏi quân đội sau khi cô quyết định phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ ở Thái Lan vào năm 2020 trong thời gian nghỉ phép. Cô từng bày tỏ mong muốn được tiếp tục phục vụ trong quân đoàn nữ sau cuộc phẫu thuật.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cấm người chuyển giới tham gia quân đội và từ chối đơn yêu cầu phục hồi chức vụ của cô vào tháng 7/2020. Các quan chức quân đội cũng cho rằng việc cô mất bộ phận sinh dục nam dẫn đến khuyết tật về tinh thần và thể chất.
Vào thời điểm đó, Byun không chấp nhận việc sa thải và quyết tâm sẽ “phản đối quyết định đến cùng”. Cô phát động một cuộc chiến pháp lý vào tháng 8/2020, cho rằng cách quân đội đối xử với cô là vi hiến.
Nhưng sau đó, Byun được phát hiện đã chết trong căn hộ của mình ở tuổi 23, vào tháng 3/2021. Mặc dù các báo cáo chưa xác nhận nguyên nhân cái chết của cô, nhưng có thông tin cho rằng cô tự tử.
Quân đội Hàn Quốc cho biết họ tôn trọng phán quyết của toà nhưng vẫn chưa quyết định liệu họ có kháng cáo phán quyết hay không.
Đăng Dương(Theo Business Insider)
Năm 2008, Thomas Beatie (47 tuổi, Mỹ), người chuyển giới nam, gây chấn động khi chia sẻ việc mang bầu, sinh con. Anh hiện là nhà môi giới chứng khoán, sống bình lặng bên vợ con.
" alt=""/>Người lính chuyển giới đầu tiên của Hàn Quốc thắng kiện quân đội