
Lúc này,tôi thật sự rất tuyệt vọng, đau đớn khi vừa ăn trọn một cái tát nảy lửa từ ngườimà mình yêu thương nhất, và đây cũng là lần thứ 2 tôi bị đánh từ đôi bàn tay ấy.Gia đình tôi không phải dạng giàu có như đại gia, nhưng saukhi lấy nhau, tôi và anh đều quản lý một công ty tư nhân có khoảng chục nhânviên, kể như vậy để mọi người biết rằng tôi không phải là người ăn bám chồngcũng như gia đình nhà chồng.
Cuộc sống của chúng tôi có thể nói khá dư giả về mặt tàichính song chính tôi lại chưa bao giờ cảm thấy dư giả về mặt tình cảm. Tôi thấymình lạc lõng, thừa thãi trong gia đình này bên cạnh người đàn ông mà hằng ngàytôi vẫn gọi là chồng.
 |
Chỉ vì đóng sập cửa mạnh tay khi cãi nhau với anh mà tôi bị chồng tát tơi tả. Ảnh minh họa |
Chồng tôi là một người gia trưởng, anh luôn muốn người khácphải luôn tôn trọng anh kể cả với cha mẹ cũng vậy, anh luôn luôn dè dặt trongtừng cử chỉ, hành động, câu nói.
Tôi thì khác, tính tôi phóng khoáng, dễ gần, Tuy nhiên vì anhlà chồng nên tôi luôn luôn giữ ý tứ và nghe theo những ý muốn của anh. Có lẽ đócũng chính là những sai lầm lớn nhất mà tôi đã làm cho anh đến hôm nay bởi tôinhận thấy rằng tôi càng nhường nhịn anh bao nhiêu anh càng chà đạp lên tôi từngấy, chưa bao giờ anh để tôi tự do làm bất cứ việc gì.
Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên khi tôi bị anh "đạp" tơi tả vàomặt chỉ vì đóng sập cửa mạnh tay khi cãi nhau với anh. Lần đó tôi bỏ về nhà mẹđẻ 4 ngày. Anh hốt hoảng đến xin lỗi gia đình và đón tôi về, nhưng từ ngày đóvết thương lòng tôi chưa bao giờ phai mờ được.
Hôm nay, anh ấy không có nhà, cô giúp việc về quê, vì thươngcon, quý cháu nên bố đẻ tôi qua nhà đón tôi về chơi ngày chủ nhật (nhà chồngcách nhà bố mẹ tôi 200m). Trước đó chồng tôi chưa bao giờ cho con đi xe máy màđi đâu cũng gọi taxi vì sợ không an toàn cho con.
Nhà mẹ tôi lại quá gần, tôi không thể nào kêu taxi được, biếthỏi anh cũng không cho đi nên tôi lẳng lặng bế con để bố chở về nhà.
Ấy thế mà, anh biết được việc đó nên khi tôi vừa bước vàonhà, trên tay tôi còn ẳm con thì anh ấy cho tôi ăn trọn một cái tát như trờigiáng vì tội tôi dám bế con đi xe máy. Mặc cho tôi khóc như mua, anh vẫn liêntục quát mắng và nói : "Ai cho mày bế con tao đi”.
Tôi biết mình sai, tôi cũng không biện mình cho việc tôi tự ýbế con về nhà bố mẹ mình chơi nhưng việc anh ấy tát tôi như vậy thì tôi khôngchấp nhận được. Tôi đã buồn bã và khóc rất nhiều.
Buổi tối, tôi nằm với con và nghe cuộc nói chuyện của anh vàmẹ chồng. Anh ấy nói : “Con không được với vợ con thì ở với người khác, cô ấydám nói dối chồng nên con muốn ly hôn”. Tôi nằm nghe mà cười ra nước mắt.
Tôi kể câu chuyện này không phải vì tôi muốn mọi người đánhgiá mình đúng hay sai, mà tôi chỉ muốn nhắn nhủ rằng: Tại sao chúng ta là phụnữ, hết lòng vì chồng vì con mà họ xem chúng ta không bẳng giẻ rách. Lúc cần thìâu yếm và đòi hỏi, nhưng khi không cần thì đạp đổ để cưới người con gái khác.Chúng ta là gì? Là osin, là cái máy đẻ tiền hay bất cứ thứ gì khác?
Mong các bạn hãy cho tôi lời khuyên!
Độc giả Tâm Anh ( Hà Nội)
" alt=""/>Đóng sập cửa mạnh, tôi bị chồng tát tơi tả

 |
Từ ngày cưới nhau, nhất là khi có con nhỏ, biết chi tiêu hàng ngày tốn kém nên chị Hải vẫn luôn vạch kế hoạch chi tiêu thật cụ thể để không phải chạy đôn chạy đáo vay tiền (Ảnh minh họa) |
Hàng tháng, chị Hải vạch kế hoạch chi tiêu rõ ràng như sau:
- Tiền thuê nhà: 2 triệu
Do vợ chồng chị Hải thuê nhà trong ngõ sâu nên giá tiền nhà khá rẻ hơn so với bình thường khoảng từ 500 đến 1 triệu đồng.
- Tiền bé 5 tuổi đi mẫu giáo công: 1,2 triệu
- Tiền ăn, hoa quả, sữa chua: 150 ngàn đồng/ngày x 30= 4,5 triệu
Để bữa ăn gia đình cho 3 người vẫn đầy đủ chất vào bữa sáng và tối hoặc cuối tuần, chị Hải thường hay đi chợ đầu mối sớm và mua để sẵn tủ lạnh. Riêng gạo chị không phải mua vì mẹ chồng chị hay gửi lên cho.
- Tiền sữa tươi cho con: 660 ngàn đồng
Do hàng ngày bé chỉ uống sữa tươi của nội bên chị mua sữa tươi cho con. 1 thùng sữa tươi 48 hộp này có giá 330 ngàn đồng. 1 tháng con chị uống hết 2 thùng sữa tươi.
- Tiền điện: 300 ngàn
Hàng ngày vợ chồng anh chị đi làm cả ngày nên hầu như sáng và tối mới về. Cộng thêm 2 ngày cuối tuần nên mỗi tháng nhà chị mất khoảng chừng ấy tiền điện. Về mùa hè do dùng điều hòa buổi tối đi ngủ nên có thể sẽ tăng thêm 200 ngàn đồng tiền điện nữa.
Ga: 170 ngàn (Nhà chị dùng hơn 2 tháng mới hết 1 bình ga)
- Tiền nước: 120 ngàn đồng
- Điện thoại 2 vợ chồng:400 ngàn đồng
- Mắm muối, bột giặt linh tinh: 500 ngàn đồng
- Cỗ bàn: 1 triệu
- Mua sắm quần áo cho con, cho bố mẹ: 1 triệu
- Xăng xe: 300 ngàn đồng (Anh chị đều làm gần nhà, về nhà hầu như không đi ra ngoài, quê ở xa nên cũng không hay về quê)
Tổng chi: 11.190.000 đồng/tháng
Tiền dư ra mỗi tháng: 2.110.000 đồng/tháng
Với số tiền dư ra mỗi tháng này chị thường để phòng lúc vợ chồng hay con cái ốm đau. Hoặc khi có việc cần phải dùng đến mà không phải chạy đôn đáo vay mượn.
6 mẹo chi tiêu để vẫn có tiền tiêu ung dung cuối tháng của 1 phụ nữ 30 tuổi
Khi chia sẻ về kế hoạch chi tiêu này, chị Hải tâm sự: “Trước đây khi chưa có gia đình hoặc mới lấy chồng nhưng chưa có con, mình cũng thường xuyên rơi vào trạng thái thiếu tiền và đi vay cuối tháng. Nhưng từ ngày được chị gái mình chia sẻ các chi tiêu và các mẹo chi tiêu, mình áp dụng và thấy khá tự tin với cách chi tiêu của mình. Trong khi mọi người cứ giữa tháng kêu hết tiền, hay trợn tròn mắt vì phát hiện tiền đi đâu hết thì cuối tháng mình vẫn khỏe re, ung dung vì lúc nào cũng còn tiền. Thậm chí nhà có việc đột xuất mình vẫn có khả năng tài chính dù đang ở giữa tháng, cuối tháng”.
 |
Có 1 số mẹo chi tiêu chị Hải thường áp dụng thêm để mỗi cuối tháng vẫn ung dung (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, một số mẹo chi tiêu chị Hải thường áp dụng thêm để mỗi cuối tháng vẫn ung dung:
- Cuối tháng khi vợ chồng vừa lĩnh lương xong, chị Hải sẽ tính toán ngay các khoản cố định cần chi. Sau đó chị nhét vào 1 phòng bì, để vào tủ. Những khoản cố định này bao gồm tiền học cho con, tiền điện nước, tiền sữa, tiền ăn… Bởi những khoản này hầu như tháng nào cũng cố định, ít xê dịch nhiều. Làm như vậy, nếu có lỡ mua sắm quá tay thì vẫn còn những khoản này. Hoặc khi tiền bị thâm hụt, bạn sẽ biết được rõ là do khoản nào.
- Mỗi khi lấy lương xong, nhét luôn một số tiền 500 ngàn ra ngay và luôn để bỏ vào lợn đất không lôi ra chi tiêu được.
- Luôn nấu cơm nhà và thường xuyên mang cơm đi làm để vừa ăn không ngán vừa tiết kiệm tiền ăn đáng kể hàng tháng.
- Đừng lúc nào cũng mang theo ví có nhiều tiền hay thẻ tín dụng lúc đi mua sắm. Lên danh sách chi tiết những thứ cần mua nếu phải đi chợ, đi siêu thị. Cố gắng tránh mua những thứ ngoài danh sách.
- Nếu muốn ăn tươi cuối tuần, thay vì đi nhà hàng, chị Hải luôn tự nấu ở nhà vừa ngon vừa rẻ.
- Khi nạp điện thoại, mua quần áo cho cả nhà, mua đồ dùng gia đình, cá nhân chị Hải có thói quen săn hàng khuyến mãi để mua được hàng giá rẻ nhất.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Mẹo chi tiêu để ung dung có tiền dư cuối tháng với thu nhập 13 triệu
"Quán nhậu có gì vui? Tụ tập có gì vui?... Gia đình sẽ là tổ ấm, ta sẽ tìm được hạnh phúc cuộc đời”, PGS.TS Đỗ Xuân Thảo - bố Đỗ Nhật Nam - viết.Gia đình đóng vai trò quan trọng
Trong ngày Gia đình Việt Nam (28/6), PGS.TS Đỗ Xuân Thảo (ĐH Sư phạm Hà Nội) - bố Đỗ Nhật Nam - tâm sự: “Gia đình là khi trở về nhà, bố ló mặt vào ô cửa nhỏ xíu gọi to: Thằng bếu, thằng bếu. Con hớn hở chạy ùa ra nao nức: Con đây! Rồi ôm, rồi thơm, rồi nằm gác chân lên nhau trên ghế hát vài câu vu vơ không đầu cuối.
Gia đình là những buổi chiều đi làm về thấy trên bếp đang sôi nồi cơm thơm gạo mới, thấy người phụ nữ của mình lấm tấm giọt mồ hôi, chỉ kịp ngẩng lên hỏi anh về rồi đấy à, rồi lại lui cui với bữa ăn chiều ngọt đượm.
Gia đình là nơi căn phòng nhỏ ngập tràn sách. Ta có thể nằm dài để tỉ mẩn xem lại từng cuốn sách đã úa vàng. Sau nhiều lận đận, qua bao đợt chuyển nhà, qua bao phen khốn khó, những cuốn sách ấy vẫn ở lại, như một “nhân chứng của tình yêu”.
 |
Gia đình Đỗ Nhật Nam trong ngày sinh nhật chị Phan Hồ Điệp. Ảnh: FBNV. |
Đối với người cha Đỗ Xuân Thảo, cảm giác tuyệt vời nhất khi về với gia đình là được ôm Đỗ Nhật Nam vào lòng: “Được chạm vào chân con chắc nịch. Được cà bộ râu lởm chởm vào má con. Được chạy đuổi nhau thình thịch dọc cầu thang. Được nghe tiếng con, bố ơi, bố à”.
"Quán nhậu có gì vui? Tụ tập có gì vui?... Gia đình sẽ là tổ ấm, ta sẽ tìm được hạnh phúc cuộc đời”, đó là thông điệp người cha muốn nhắn gửi trong ngày đặc biệt này.
Với Đỗ Nhật Nam, trong gia đình, em là thành viên nhỏ tuổi nhất nhưng luôn cứng rắn. Trong năm đầu tiên xa bố mẹ sang Mỹ du học, Nhật Nam rất mạnh mẽ, em tâm sự, mình không buồn.
Khi đối thoại cùng mẹ, Nam viết: "Buồn sao được mẹ khi ngày nào em cũng nhìn thấy mẹ qua màn hình. Mà mẹ ơi, nhìn qua màn hình thấy mẹ… xinh lắm. Rồi em chỉ cần nhìn mẹ thôi chứ không bị mẹ véo vào đùi, không bị mẹ dựa vào vai, không bị mẹ nằm gối đầu lên bụng, không bị mẹ bất thình lình ôm choàng vào lòng. Cho nên, em dễ chịu lắm mẹ à”.
"Sự mạnh mẽ" của Nhật Nam đã được mẹ… phát hiện. Nói với con, chị Điệp tâm sự: “Em không buồn tẹo nào đâu. Mà nhưng, mẹ ơi, mẹ chờ em chút nhé. Mẹ biết, chỉ là em ra ngoài để… lau nước mắt thôi mà. Nhưng khi trở vào, em vẫn nhoẻn cười với đôi mắt đỏ hoe và nói: Em không buồn đâu mẹ nhé!".
Điểm nhấn của sự gắn kết trong gia đình được thể hiện trong bộ 3 cuốn sách được ra mắt trong tháng 5 vừa qua: Đường xa con hát (tác giả Đỗ Nhật Nam), Tròn một vòng yêu thương (tác giả Đỗ Xuân Thảo), Yêu thương mẹ kể ( tác giả Phan Thị Hồ Điệp - mẹ Đỗ Nhật Nam).
Cách dạy con nổi tiếng trên mạng
Đỗ Nhật Nam được sinh ra tại Nhật, 4 tuổi, em trở về sinh sống cùng gia đình ở Việt Nam. Mẹ Nhật Nam đã tìm hiểu rất nhiều sách và quyết tâm áp dụng phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật.
Khi mang bầu, chị Điệp áp dụng những bài học về thai giáo bằng âm nhạc, bằng chuyện kể. Chị cũng áp dụng phương pháp giáo dục Montessori ( tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác).
 |
Khi vừa về nước, Đỗ Nhật Nam chụp ảnh dã ngoại cho mẹ. Ảnh: FBNV. |
Trên Facebook, chị Phan Hồ Điệp thường xuyên chia sẻ cách dạy con với phương châm nhẹ nhàng, tinh tế. Chị chia sẻ: “Giai đoạn 2-3 tuổi có thể coi là bước tiến vượt bậc trong phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nó làm cho đứa trẻ “yêu ơi là yêu”, vì sự líu lo, ríu rít suốt ngày. Chính vì thế, tận dụng để dạy ngôn ngữ cho trẻ là điều rất tuyệt.
Bên cạnh đó, chị thường xuyên đọc sách cho con, chơi diễn kịch cùng con, nói chuyện cùng con càng nhiều càng tốt, cùng con xem phim, gọi tên đồ vật gắn liền chức năng, dạy con về những tính từ, giao tiếp, cùng con ghi nhật ký.
Lớn thêm một chút, dạy con theo phương pháp tích hợp được chị Điệp chú trọng. Mỗi ngày, chị dạy con 15 phút về các môn Toán, Khoa học, Tiếng Việt.
Trước khi vào lớp 1, chị Điệp dạy con về cách quan sát, khả năng tập trung, ngồi học đúng tư thế, chơi với những con chữ, cách cảm nhận. Và đặc biệt, đó là chuẩn bị tâm lý trước khi đến trường cho con. Mẹ cùng con thường chơi những trò chơi về lớp học như cô giáo – học sinh.
Chia sẻ về con, chị Điệp cho biết: Nam không có những tố chất đặc biệt khác thường. Khi còn nhỏ, cháu cũng không phát triển vượt trội so với độ tuổi. Những gì Nam đạt được hôm nay là nhờ sự nỗ lực, kiên trì rèn luyện.
Nói về gia đình, Đỗ Nhật Nam tâm sự: "Bố mẹ em đều là giáo viên dạy văn nên đã giúp em rất nhiều khi trau dồi ngôn ngữ. Em luôn tự học và tự nỗ lực, nhưng bố mẹ chính là những người đặt nền tảng đầu tiên, dẫn dắt em đi những bước đầu tiên để em có được như bây giờ".
Đạt đến sự thành công như hôm nay, gia đình Đỗ Nhật Nam trở thành cảm hứng cho nhiều tổ ấm khác. Mỗi chia sẻ về cách nuôi dạy con, cách bày tỏ tình cảm trong cuộc sống của gia đình Nam đều nhận được sự ủng hộ, thu hút hàng nghìn lượt thích, bình luận.
Chị Phan Hồ Điệp kể về hai lần đánh con: Lần đầu tiên là những ngày đầu khi Nam học lớp 1. Hôm đó, Nam về đến cổng đã khoe với mẹ: "Hôm nay, em được hai điểm mười". Hai mẹ con cười tíu tít. Chả là những ngày đầu đi học, Nam toàn điểm 5, 6 thôi, hôm nay được những hai điểm 10, vui là phải. Xong, hai mẹ con chơi đùa, đọc sách, ăn tối, nghe nhạc, xem phim, quên chuyện hai điểm 10. Đến gần lúc chuẩn bị sách vở cho buổi đi học hôm sau, mình mới hỏi: À, chàng trai cho mẹ xem hai điểm 10 oách xà lách của em nào. Nam tròn xoe mắt, ngơ ngác: Ơ, mẹ nhầm à, làm gì có điểm 10 nào đâu mẹ. Mình ngạc nhiên hết cỡ, nói: Em khoe với mẹ mà. Mình đi từ giá sách ra chỗ Nam bằng những bước chân giận dữ, mặt đỏ lên. Có lẽ Nam nhìn điệu bộ của mẹ sợ quá nên òa khóc. Mình càng bực tức. Mình phát vào mông con và nói: Em nói dối mẹ. Mẹ đánh để em nhớ. Em nhớ nhé. Nam càng khóc to hơn, nức nở. Mình bỏ vào nhà. Ngày hôm sau, lo lắng con không trung thực, chị đến gặp cô giáo. Nghe cô kể chuyện, chị biết đã hiểu nhầm con. Nhật Nam được hoa điểm 10 nhưng mẹ nghe không rõ, nghĩ rằng điểm 10. Cậu bé nghĩ mẹ không thích hoa điểm 10 nên sợ quá, không giải thích. Trận đòn đã khiến người mẹ bật khóc trên đường từ trường về nhà. Trận đòn thứ hai, trong lần du lịch tại đồng Tháp, Nam đi vào vũng bùn lầy, bị lún xuống. Trong lúc bố hốt hoảng kéo con lên, chị đánh liền mấy cái lên người con. Đỗ Nhật Nam òa khóc. Người mẹ cũng không hiểu mình vừa làm gì. “Về sau, khi bình tĩnh, mình nghĩ đó chính là hành động vì mình thương con quá mà không biết làm gì. Nói như vậy cho 'nhẹ tội' nhưng hình như là đúng” – chị tâm sự. |
(Theo Zing)" alt=""/>Cách dạy con đặc biệt trong gia đình Đỗ Nhật Nam