Phó Tổng thống Harris đã công bố dự án mới mang tên Hợp tác Đổi mới Giáo dục đại học sẽ được thực hiện trong 5 năm do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với ngân sách 14,2 triệu USD nhằm cải thiện hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và quản trị cơ sở tại 3 đại học lớn nhất của Việt Nam.
![]() |
Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội |
Bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt Nam, cho biết mục tiêu của USAID khi hỗ trợ lĩnh vực giáo dục đại học của Việt Nam là nhằm giúp hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học để đào tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề cao, được trang bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang hiện đại hóa nhanh chóng và thị trường toàn cầu đang ngày một cạnh tranh.
Các chương trình hỗ trợ giáo dục đại học của USAID tập trung vào 3 lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên, đó là khoa học và kỹ thuật, y khoa và giáo dục khai phóng.
USAID tập trung vào 3 lĩnh vực này nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế dựa trên công nghệ, tăng cường khả năng thích ứng và an ninh y tế và thúc đẩy các phương cách giáo dục quan trọng bao gồm việc sinh viên học tập dựa trên sự tự tìm sự tòi-khám phá, nghiên cứu và phân tích phản biện.
3 đại học của Việt Nam nhận hỗ trợ là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Đà Nẵng.
Theo bà Ann Marie Yastishock, Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục đại học sẽ hỗ trợ các đại học này để có thể trở thành những cơ sở giáo dục đại học đẳng cấp thế giới.
Dự án sẽ triển khai các hoạt động để đạt được ba mục tiêu tương trợ lẫn nhau, đó là tăng cường tính bền vững và tự chủ; cải thiện chất lượng đào tạo học thuật; và tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo tại 3 đại học đối tác này.
Chiến lược của dự án xoay quanh 4 chương trình chính: Xuất sắc về Quản trị cơ sở, Xuất sắc về Dạy và Học, Xuất sắc về Nghiên cứu và Liên kết Đại học - Doanh nghiệp.
Lồng ghép trong bốn chương trình này là hoạt động cải cách và vận động chính sách về giáo dục đại học, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ và trao quyền giới, các yếu tố được coi là then chốt để đảm bảo cho sự thành công và bền vững lâu dài trong các kết quả của dự án.
Phương Chi
Theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022 của Times Higher Education (THE) về lĩnh vực Khoa học cơ bản, ĐH Quốc gia Hà Nội nằm trong top 601-800.
" alt=""/>3 đại học Việt Nam được hỗ trợ để đạt đẳng cấp thế giớiCơ sở của ĐH New York ở Abu Dhabi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
Tôi không phản đối các chương trình nghiên cứu hợp tác về luật, kinh doanh, y tế và đào tạo kỹ thuật ở những quốc gia giàu có, độc tài hoặc cả hai. Nhiều sinh viên ở những nước này có thể muốn mở rộng tầm nhìn chính trị và xã hội cũng như các kỹ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên, giả vờ rằng tự do truy vấn có thể được tách ra từ tự do ngôn luận là sự ngây ngô lạc quan nhất và là sự hoài nghi bi quan nhất.
Có lẽ không có ví dụ nào tốt hơn về sự hoài nghi này hơn ở Yale – nơi tôi đang giảng dạy. Quyết định thành lập một trường mới trong tiến trình liên kết với ĐH Quốc gia Singapore (NUS) đã gây ra một trong những cuộc tranh cãi gay gắt nhất trong nhiệm kỳ hiệu trưởng dài 20 năm của ông Richard C. Levin, người đã nghỉ hưu vào mùa hè năm nay - một năm sau khi nghị quyết giảng viên không ràng buộc cho thấy sự hạn chế nghiêm trọng của dự án này.
Yale hứa hẹn rằng những giảng viên mới thuê tại Yale-N.U.S sẽ “suy nghĩ lại về giáo dục tự do từ đầu” trong một ngôi trường được xây dựng và cấp kinh phí bởi Singapore – một đất nước độc tài với những hạn chế nghiêm trọng về tự do ngôn luận.
“Chúng ta phải nhìn vào từ “tự do” theo nghĩa rộng, chứ không phải chỉ là “tự do” – ông Kay Kuok, một doanh nhân đứng đầu ban điều hành Yale-N.U.S cho hay. “Nó là tự do về suy nghĩ; không nhất thiết phải là tự do ngôn luận”.
Ông Levin hứa rằng sinh viên sẽ được tự do thành lập các hội “miễn là họ không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo”. Tuy nhiên, hiệu trưởng cơ sở Singapore cho rằng họ sẽ không được tự do thành lập các hiệp hội chính trị, các cuộc biểu tình chính sách của chính phủ.
“Trong một môi trường mà tự do ngôn luận bị hạn chế nếu không muốn nói là bị cấm thì đội ngũ giảng viên sẽ phải tự giữ mồm giữ miệng, và mục tiêu của giáo dục tự do đích thực sẽ bị ảnh hưởng” – Hiệp hội giảng viên đại học Mỹ cảnh báo trong một bức thư chỉ trích việc Yale liên kết với Singapore. Bức thư này đăng tải 16 câu hỏi mà Yale không giải đáp. Thậm chí, Yale còn không tiết lộ cho giảng viên các điều khoản đầy đủ của hợp đồng với Yale-NUS.
Năm nay, Hiệp hội Phóng viên không biên giới đã xếp Singapore đứng thứ 149 trong số 179 quốc gia về tự do báo chí – tụt từ vị trí số 135 vào năm ngoái. Các giảng viên của Claremont Colleges (California) và ĐH Warwick (Anh) đã tỏ ra lo ngại về tự do học thuật khi họ từ chối đề nghị của Singapore về việc tài trợ cho các trường “liberal arts” của nước này – trước khi Yale đồng ý.
Tự do học thuật không phải là lý tưởng duy nhất có nguy cơ rủi ro. Năm 2009, khi ĐH Wisconsin ở Madison được Kazakhstan mời tới để giúp tạo một chương trình công nghệ sinh học, thay vào đó người Mỹ đã đề xuất thiết kế một ngôi trường chuyên về khoa học xã hội nhân văn – ngôi trường “được lấy cảm hứng từ ý tưởng của Wisconsin” – một tầm nhìn tiến bộ về quyền lao động và Chính phủ mở. Kết quả là một thứ rất khác so với dự kiến ban đầu đã được xây dựng: ngôi trường 2 tỷ đô la được điều hành bởi một tổ hợp trong đó có ĐH Wisconsin, và được đặt tên theo tên của Tổng thống độc đoán Nursultan A. Nazarbayev – người đại diện cho hội đồng quản trị. Tổ chức Nhân quyền thế giới và các nhóm khác đã ghi nhận nhiều vụ vi phạm quyền lao động ở Vương quốc Ả Rập thống nhất – nơi mà các công nhân nhập cư (chiếm hơn 70% cư dân của Abu Dhabi nhưng được hưởng rất ít sự bảo vệ của luật pháp) - vẫn đang xây dựng cơ sở của ĐH New York trên đảo Saadiyat – khu dân cư và du lịch sang trọng.
Khi các chế độ độc tài mua lại danh tiếng và tài năng của các trường đại học Mỹ, họ “đã đi tắt một quãng đường dài cả thế kỷ” – ông Harry R. Lewis, cựu hiệu trưởng Harvard College nhận xét trên tờ South China Morning Post.
Hiệu trưởng các trường đại học đã đổ tiền vào một giả thuyết không chính xác, được tán thành bởi các nhà tư tưởng như Fareed Zakaria và Kishore Mahbubani rằng, những quốc gia tự do hóa nền kinh tế cũng sẽ tự do hóa chính trị. Các trường đại học cần phục hồi mục tiêu tìm kiếm tự do, “truyền giáo” nhiều hơn ở các quốc gia bản xứ. Hoặc họ nên làm theo mô hình của Columbia và các trường đại học khác: tạo những trung tâm học tập với quy mô nhỏ hơn, không phải là những trường chính thức.
Tốt nhất, một nền giáo dục tự do nên truyền thụ cho các nhà lãnh đạo tương lai những giá trị và kỹ năng cần thiết để đặt vấn đề, chứ không phải chỉ để phục vụ và tập trung vào quyền lực và lợi nhuận. Các trường đại học từ bỏ lý tưởng này đang cho mượn tên tuổi của mình, biến chính mình thành những trung tâm mạng lưới nghề nghiệp và làm rẻ mạt giá trị của những tấm bằng mà họ cấp ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Bài viết của tác giả Jim Sleeper – giảng viên Khoa học chính trị tại ĐH Yale, tác giả cuốn “Liberal Racism”.