Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Markhiya, 23h00 ngày 28/4: Trận đấu sống còn
Vợ chồng tôi bên nhau từ thời nghèo khó. Nhà nội cũng đông con, vất vả nên không giúp được gì cho chúng tôi. Nhà vợ kinh tế khá giả hơn nhưng vì không muốn mang tiếng “chó chui gầm chạn” nên tôi từ chối tất cả các sự giúp đỡ.Lấy nhau được 1 năm, vợ tôi có bầu con đầu lòng. Sau đó, do mang thai, sức khỏe yếu nên vợ tôi nghỉ làm, ở nhà chăm sóc gia đình. 10 năm liên tiếp, tôi phải làm đủ nghề để kiếm sống. Nhờ chịu khó, chúng tôi dần dần tích góp, vay mượn mua được căn chung cư cũ.
May mắn, việc làm ăn của tôi thuận lợi. Chúng tôi bán căn chung cư đó, mua căn lớn hơn. Từ chiếc xe máy cọc cạch, tôi đổi sang xe ô tô. Từ xe ô tô cũ tôi mua được chiếc xe tiền tỷ mới toanh.
Cứ như vậy, kinh tế gia đình chúng tôi ngày càng tốt lên. Nhưng kinh tế đi lên mà tình cảm vợ chồng chúng tôi ngày càng xa cách. Vợ tôi sức khỏe yếu nên không đáp ứng được chồng, chuyện chăn gối của chúng tôi ngày càng lạnh nhạt.
Nhiều năm cô ấy ở nhà nuôi con, chăm lo gia đình, ít ra ngoài nên cũng không chăm chút vẻ ngoài nhiều. Kể cả khi chồng cho tiền, động viên đi làm đẹp, vợ tôi cũng không mặn mà.
Bên cạnh đó, sống cạnh nhau trong thời gian dài chúng tôi dần dần mất đi sự hấp dẫn, chán nhau là điều dễ hiểu.
Trong những lần tình cảm vợ chồng trục trặc, tôi cũng có nhiều người phụ nữ ở ngoài. Vợ tôi biết được điều đó, ban đầu cô ấy khóc lóc, làm ầm ĩ lên. Thậm chí cô ấy còn yêu cầu họp mặt gia đình 2 bên, bắt tôi phải cam kết chấm dứt chuyện trăng hoa.
Nhưng rồi đến những lần sau, vợ tôi càng chán nản, không còn quan tâm đến những mối quan hệ ở ngoài của chồng.
Mặc dù vậy, tôi xác định tất cả chỉ là những mối quan hệ qua đường. Vợ, con và gia đình mới là điều quan trọng nhất. Dù đi đâu, người đàn ông cũng sẽ quay về nhà. Không chỉ vậy, tôi chăm lo cho vợ con không thiếu bất cứ thứ gì.
Vợ tôi không cần phải đi làm. Ở nhà, tôi thuê người giúp việc lo hết nên vợ tôi thảnh thơi có thời gian để làm các việc cô ấy yêu thích. Tôi cũng chăm sóc 2 bên gia đình đầy đủ về vật chất. Nhà vợ có yêu cầu gì chỉ cần một cuộc điện thoại, tôi đã giải quyết nhanh gọn.
Cứ như thế, tôi nghĩ vợ mình đã hài lòng. Nhưng không ngờ, một người đàn bà sống trong nhà cao cửa rộng, tiền tiêu không phải nghĩ lại phản bội lại tôi.
Đau đớn hơn, người vợ tôi qua lại là một người đàn ông thua 2 tuổi. Vợ mất vì bệnh ung thư, ngày anh ta đi làm ở công ty, tối chạy xe ôm nuôi con.
Khi bị tôi phát giác, vợ tôi còn không một lời hối lỗi. Cô ấy sẵn sàng ra tòa. Vì tự ái, tôi cũng đồng tình đưa ra pháp luật giải quyết. Vợ tôi được nuôi con gái thứ 2.
Tưởng như cô ấy hối hận nhưng vợ tôi vui vẻ dọn qua căn hộ của nhân tình. Từ hôm đó, cô ấy xin đi bán hàng tại một shop quần áo. Tối về, cả bốn người họ xúm xít trong căn hộ chưa đến 50m2. Nhưng vợ tôi vẫn rất vui vẻ, hài lòng. Qua bạn bè, người thân, tôi biết, cô ấy không hề có một chút hối hận.
Tôi không thể hiểu nổi, tại sao vợ tôi từ chối nhà cao, cửa rộng chấp nhận về sống cùng một người đàn ông chẳng có gì như vậy? Họ còn không thèm kết hôn, ràng buộc gì. Gần đây nhất, tôi thấy 4 người họ còn đi cắm trại ở một vùng ngoại thành vào cuối tuần. Nhìn cách họ chăm sóc, vui đùa với nhau, tim tôi nhói lên.
Từ ngày ly hôn, tôi vẫn không thiếu những bóng hồng vây quanh. Tuy nhiên mỗi khi đêm về nhà, tôi thấy trống vắng vì thiếu vợ và con gái. Tôi từng nghĩ mình hết yêu cô ấy, tại sao lại cảm giác như vậy?

Cô dâu xinh đẹp biến mất trong đám cưới khiến chú rể suy sụp
Biết quá khứ thiệt thòi của em, tôi ra sức bù đắp. Nào ngờ, em lại đâm sau lưng tôi một “nhát dao” đau đớn…
" alt=""/>Vợ bỏ chồng giàu có để chạy theo anh xe ôm ‘tay trắng’
Tháng 5, Jyoti Kumari (15 tuổi, Ấn Độ) đạp xe 1.200 km trong vòng một tuần để đưa người cha bị thương về quê. Kể từ đó, cuộc sống của nữ sinh đón nhận nhiều thay đổi bất ngờ, VICEđưa tin."Kỳ tích về tình cha con"
Hồi tháng 1, người cha tên Mohan Kumari, làm lái xe kéo ở Delhi, gặp tai nạn và bị chấn thương, phải điều trị. Jyoti cùng mẹ ra thành phố để chăm sóc ông.
Hai cha con Jyoti biết đến thông tin lệnh phong tỏa toàn quốc của Ấn Độ có hiệu lực từ ngày 25/3 cũng là lúc họ sắp sửa cạn tiền.
"Tiền sinh hoạt của hai bố con không còn nhiều và chủ nhà trọ gây sức ép lên chúng tôi, nếu không trả tiền phòng sẽ bị đuổi ra ngoài. Vì không có ai thân thích ở Delhi, chúng tôi quyết định về nhà tránh dịch", cô chia sẻ.
 |
Jyoti Kumari và cha mình đã vượt hơn 1.200 km trong 7 ngày bằng xe đạp để trở về quê nhà ở miền Đông Ấn Độ. Ảnh: NDTV. |
Tuy nhiên, chi phí để về quê tốn kém ngoài mức tưởng tượng. Một lái xe tải đòi 6.000 rupee (khoảng 60 USD) cho quãng đường 1.200 km nhưng hai bố con không đủ khả năng chi trả.
Cuối cùng, Jyoti quyết định mua một chiếc xe đạp với giá 500 rupee (6,6 USD). Ngày 10/5, Kumari và bố bắt đầu hành trình. Họ về nhà an toàn vào ngày 16/5.
"Chúng tôi chỉ có 600 rupee (7,9 USD) khi rời Delhi. Tôi thường đạp xe cả ngày lẫn đêm và chỉ nghỉ khoảng 2-3 tiếng tại trạm xăng mỗi tối. Chúng tôi chủ yếu ăn đồ ăn tại các điểm cứu trợ và được một số người tốt bụng cho thêm trên đường đi", nữ sinh chia sẻ.
Sự việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của cả truyền thông Ấn Độ và quốc tế. Nữ sinh nhận nhiều lời ca ngợi về lòng dũng cảm khi đạp xe chở bố về quê.
Câu chuyện của Jyoti còn được Ivanka Trump - con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump - ca ngợi là “kỳ tích tuyệt đẹp về sự bền bỉ và tình cha con”.
 |
Jyoti và gia đình được truyền thông săn đón vào thời điểm nhiều người biết tới câu chuyện đạp xe của cô bé. Ảnh: India Times. |
Xây nhà mới, ký hợp đồng đóng phim
Bốn tháng kể từ khi bất ngờ được nhiều người biết đến, cuộc sống của gia đình Jyoti thay đổi đáng kể.
Khi tin tức được truyền đi rộng rãi, một quan chức bang Bihar đến thăm Jyoti, kéo theo đó là những đám đông hiếu kỳ tìm đến nhà cô gái ở làng Sirhulli, quận Darbhanga, miền Đông Ấn Độ.
Đây từng là nơi hẻo lánh, ít người biết tên, cho đến khi Jyoti bất ngờ nổi tiếng. Từ chỗ dân cư thưa thớt, hầu hết người dân đều tìm đến các thành phố lớn làm việc, Sirhulli đón nhận nhiều phóng viên, đài truyền hình tìm về.
Trong nhà kho, 8 chiếc xe đạp được xếp chồng chất vào nhau. Đây là món quà do các quan chức địa phương, tổ chức phi chính phủ và những người mến mộ, dành tặng cho Jyoti.
“Tôi khá thích thú khi nhận được nhiều sự chú ý tới vậy. Khi đó, ngôi làng tấp nập người đến người đi”, Jyoti cho biết.
Jyoti đã nhận được khoảng 120.000 rupee (1.625 USD) từ các chính trị gia địa phương. Một cựu bộ trưởng còn hứa hẹn tài trợ tiền học và chi phí tổ chức đám cưới cho cô.
“Một người đàn ông ở Mỹ thậm chí đề nghị nhận tôi làm con nuôi vì ông ấy không có con gái. Ông ấy gửi tiền hàng tháng để tôi mua thức ăn cho cả nhà và liên tục mời tôi sang Mỹ. Tôi thỉnh thoảng có nói chuyện với ông”, Jyoti kể lại.
 |
Jyoti (áo hồng) chụp ảnh bên cạnh cha mẹ. Ảnh: VICE. |
Thiếu nữ 15 tuổi còn được Hiệp hội Đua xe đạp Ấn Độ chào đón và mời tham dự thi đấu chuyên nghiệp. Nữ sinh hào hứng trước cơ hội này và cho biết khi các quy định hạn chế đi lại được dỡ bỏ hoàn toàn, cô sẽ cân nhắc đến Delhi để tập luyện nghiêm túc.
Ngoài ra, cô gái còn ký 2 hợp đồng đóng phim và được trả trước một khoản thù lao.
“Jyoti là biểu tượng của lòng dũng cảm. Với tư cách là một nhà làm phim, tôi muốn hiểu điều gì đã khiến cô ấy đưa ra quyết định táo bạo như vậy”, nhà sản xuất Vinod Kapri cho hay.
Chuẩn bị bận rộn với nhiều kế hoạch trước mắt, Jyoti hiện tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học thêm tiếng Anh.
Nhờ số tiền được tặng thưởng, gia đình cô gái 15 tuổi đã xây dựng ngôi nhà mới với bốn phòng sinh hoạt và một nhà vệ sinh. Từ hoàn cảnh nghèo khó, giờ cả nhà đã có cuộc sống no đủ hơn, nhờ vào hành động của con gái.
Phulo Devi, mẹ của Jyoti, thừa nhận cuộc sống của cả gia đình “đã không còn giống như trước”.
“Tôi không quay lại công việc đồng áng ngoài ruộng nữa”, bà nói.
Trước kia, bà Devi làm thuê tại trang trại và các công trường xây dựng. Thu nhập một ngày chỉ ở mức 180 rupee (2,4 USD), trong khi khoản vay để chữa trị cho cha của Jyoti lên đến 100.000 rupee (1.354 USD).
Mohan Kumuri, cha của Jyoti, thừa nhận bản thân cảm thấy hơi buồn khi báo giới không còn kéo đến làng đông như trước. Người cha vừa nói vừa lật giở cuốn album cất đầy hình ảnh lưu niệm họ chụp cùng mọi người.
Ông cho hay việc bỗng dưng nổi tiếng khiến hàng xóm láng giềng ít nhiều nảy sinh đố kỵ với gia đình mình, nhất là khi nhiều người trong làng đang lâm vào cảnh thất nghiệp, đói ăn, không biết bao giờ mới có thể quay về làm ở các thành phố lớn.
Jitendra Kumar (26 tuổi) đứng đối diện ngôi nhà của ông Kumuri với ánh mắt buồn bã và nói mình đã hết hy vọng. Sau khi thất nghiệp, Kumar mắc kẹt ở nhà kể từ cuối tháng 3.
“Truyền thông kéo đến đây vì Jyoti. Không ai bận tâm về những người thất nghiệp như chúng tôi”, anh nói.

Con trai biến mất bí ẩn khi đang ngủ, 38 năm sau bố mẹ nhận bất ngờ lớn
Suốt 38 năm đi tìm con trai, cặp vợ chồng đã nhận được bất ngờ vô cùng lớn nhờ công nghệ xét nghiệm ADN.
" alt=""/>Thiếu nữ Ấn Độ đổi đời sau khi đạp xe 1.200km chở cha về nhà
Đó là thời điểm mà một người nào đó bắt đầu có một ý nghĩa hoàn toàn mới trong cuộc sống của bạn. Đó có thể là người bạn đã quen nhiều năm hoặc người bạn mới gặp vài giờ trước. Dù bằng cách nào, bạn cũng bắt đầu tập trung để ý vào người đó.Xin chúc mừng! Dù muốn hay không, bạn đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của quá trình yêu.
Những suy nghĩ rắc rối
Giai đoạn tiếp theo xảy ra khi những suy nghĩ về tình yêu của bạn bắt đầu xâm nhập vào tâm trí bạn. Bạn nghĩ đi nghĩ lại về những cuộc hội thoại đã nói với anh ấy, nhớ lại chính xác bộ quần áo anh ấy đã mặc khi đến gặp bạn, nghĩ về cái âu yếm hay nụ cười của đối phương.
Bạn băn khoăn không biết anh ấy sẽ nghĩ gì về cuốn sách bạn đang đọc, hay lời khuyên của cô ấy về vấn đề của bạn với sếp... Mỗi cuộc gặp gỡ với người bạn yêu, dù được lên kế hoạch hay tình cờ, đều trở thành một sự kiện quan trọng đáng được xem xét.
Trong đầu bạn, những ý nghĩ này ban đầu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Tuy nhiên, khi bạn tiến sâu hơn vào giai đoạn này, chúng sẽ trở nên ám ảnh. Trên thực tế, mọi người có xu hướng dành 85 - 100% thời gian của họ để nghĩ về người mà họ yêu.
Trong hầu hết các trường hợp, cuộc sống thực vẫn diễn ra bình thường. Chỉ có điều, đôi khi người đang yêu trở nên mất tập trung hoặc khó tập trung vào công việc hàng ngày hay trường học.
Giai đoạn “nhìn đâu cũng thấy đẹp”
Những người đang yêu đôi khi được cho là lý tưởng hóa người mình yêu, nhưng khoa học cho thấy điều này không chính xác. Thay vào đó, giai đoạn thứ ba của tình yêu được gọi là giai đoạn kết tinh, nhìn đâu cũng thấy đẹp.
Đây là lúc bạn bắt đầu hình dung rõ ràng không chỉ về điểm mạnh của người mình yêu mà cả khiếm khuyết của anh/cô ấy. Thay vì một hình tượng thanh tao, người bạn yêu đang trở thành một con người thực sự toàn diện trong tâm trí bạn.
Vấn đề là dù người ấy đẹp hay xấu, bạn vẫn yêu họ theo cách riêng của bạn, có xu hướng gạt bỏ khiếm khuyết hoặc thậm chí coi chúng như điểm kỳ quặc… quyến rũ.
Thèm muốn, hy vọng và bất an
Khao khát, hy vọng và sự bất an đi đôi với giai đoạn “nhìn đâu cũng thấy đẹp”. Bây giờ bạn đã có hình ảnh rõ ràng về người bạn yêu là ai, bạn đang vượt qua giai đoạn khao khát mối quan hệ.
Mọi thứ xảy ra giữa hai bạn đều trở nên đầy ắp ý nghĩa về mặt tình cảm - những va chạm tích cực dù nhỏ nhất vẫn trở thành bằng chứng rằng tình yêu của bạn được đáp lại, trong khi sự từ chối nhỏ nhất trở thành cơ sở cho sự tuyệt vọng.
Chứng hưng cảm
Tại một số thời điểm, bạn có thể sẽ bắt đầu trải nghiệm những gì các nhà khoa học gọi là Hypomania - chứng hưng cảm. Đây là nguồn năng lượng dồn dập khiến bạn cảm thấy không cần ăn, ngủ. Bạn ăn ít và ngủ cũng ít!
Bạn cũng có các phản ứng lo lắng như đỏ bừng, run rẩy, lúng túng về thể chất, nói lắp, đổ mồ hôi và tim đập nhanh hoặc đập mạnh.
Dễ ghen và hiếu thắng
Những người thất tình thường có động lực mạnh mẽ để giành được tình yêu của họ. Hành vi ghen tuông vô cớ - được gọi là "bảo vệ chủ quyền" được hình thành để cảnh báo các đối thủ tiềm năng khác tránh xa người bạn yêu - là điều thường thấy trong giai đoạn này.
Nỗi sợ bị từ chối và cảm giác khao khát quá lớn cũng có xu hướng xuất hiện vào thời điểm này.
Cảm giác bất lực
Đến một lúc nào đó, cảm xúc mãnh liệt của bạn có thể sẽ nhường chỗ cho cảm giác bất lực. Thoạt đầu, bạn có thể cảm thấy chán nản, nhưng khi nỗi ám ảnh về người kia bắt đầu giảm bớt, bạn sẽ tự hỏi "làm sao mà mình phải nhạy cảm đến thế!".
Tại thời điểm này, bạn có thể vẫn rất muốn có người ấy, nhưng bạn bắt đầu cam chịu, chấp nhận “chuyện gì đến sẽ đến”.
Vai trò của sự hấp dẫn
Thật thú vị, mặc dù đúng là chúng ta có nhiều khả năng yêu những người mà chúng ta thấy hấp dẫn về ngoại hình, nhưng tình dục dường như chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong tình yêu.
Hơn cả chuyện gần gũi thể xác, con người khao khát hơn về sự kết hợp tình cảm. Gọi điện, viết thư và dành thời gian cho nhau là điều những người yêu nhau muốn làm nhất.

8 điều cần chia sẻ với nửa kia về mối quan hệ với người yêu cũ
Nên hay không nên kể cho nửa kia biết về những mối quan hệ trong quá khứ là điều khiến nhiều người vẫn băn khoăn.
" alt=""/>Chưa trải qua 7 điều sau bạn chưa có tình yêu thực sự