Sau 20 năm đồng hành trong cuộc đời, cặp đôi quyết định chụp một bộ ảnh kỷ niệm cùng với bộ sưu tập xe vespa cổ - vốn là niềm đam mê của 2 vợ chồng.
Cặp đôi trong bộ ảnh là anh Vũ Thái Hà, bác sĩ, giảng viên bộ môn da liễu Đại học Y Hà Nội và vợ - chị Nguyễn Thanh Mai.
Hai người lựa chọn phong cách retro với cách thể hiện trẻ trung như những cặp đôi mới yêu. Bối cảnh của bộ ảnh là những địa điểm nổi tiếng tại Hà Nội, nơi chứng kiến những kỷ niệm vui buồn của anh chị.
Cùng xuất hiện trong bộ ảnh là chiếc xe vespa cổ màu xanh, cũng là vật kỷ niệm đặc biệt đi theo suốt hành trình tình yêu của họ.
Từ lâu, anh Hà và chị Mai đã có chung niềm đam mê lớn với xe vespa cổ. Chiếc xe màu xanh này là chiếc vespa đầu tiên hai người mua. Lúc đó, dù kinh tế còn khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn quyết định bỏ một số tiền không nhỏ dành dụm được để mua chiếc xe và coi đây như một người bạn nhỏ thân thiết không thể thiếu vắng trong cuộc sống.
Cho dù sau này, số lượng xe vespa cổ cả hai sưu tầm ngày càng nhiều lên nhưng chiếc xe màu xanh này vẫn là chiếc đặc biệt nhất. Có thời điểm, trong nhà anh chị có tới 10 chiếc vespa cổ đủ chủng loại và giá tiền.
![]() |
Anh Hà và chị Mai có sở thích chơi xe vespa cổ. |
![]() |
Câu chuyện tình yêu của anh Hà và chị Mai cũng khá đặc biệt và tình cờ. Hai người gặp nhau lần đầu tiên khi Thanh Mai là cô sinh viên năm nhất đại học tới bệnh viện và người bác sỹ thăm khám cho cô chính là anh Hà.
Hai người dường như trúng “tiếng sét ái tình” từ ngay lần đầu gặp gỡ và có buổi hẹn hò đầu tiên. Mai kể, lúc đó cô rất tự ti và luôn tự nhận bản thân mình giống như một cô vịt con xấu xí, mặt đầy mụn, lại là dân tỉnh lẻ, không có điểm gì đặc biệt. Trong khi anh Hà lúc đó lại là một bác sỹ nội trú giỏi giang với tương lai rộng mở, có không ít người đẹp vây quanh.
Sau 4 năm tìm hiểu, anh chị chính thức về chung một nhà.
Cho tới khi trở thành người yêu và sau này thành chồng chính thức, chị Mai vẫn cho rằng mình ở thế yếu khi bị “hào quang” của anh che lấp. Có lần, nghe được một lời so sánh vu vơ giữa chị và những cô gái giỏi giang luôn ở bên cạnh chồng, chị lại thêm nghĩ ngợi. Có những lúc chị tưởng như sắp bị nhấn chìm bởi nỗi tự ti quá lớn. Nhưng chính anh lại là người củng cố niềm tin cho vợ và giúp chị ngày càng hoàn thiện bản thân.
![]() |
Có thời điểm anh chị sở hữu khoảng 10 chiếc vespa cổ trong nhà. |
![]() |
20 năm hôn nhân - một hành trình không ngắn, đã có những lúc xảy ra nhiều biến cố tưởng chừng như sắp mất nhau, nhưng chính nhờ tình yêu mà hai người có thêm động lực vượt qua tất cả.
Thời điểm khó khăn nhất có lẽ là khi chị quyết định từ bỏ công việc ổn định tại một cơ quan Nhà nước để gây dựng sự nghiệp riêng. Cầm trên tay số tiền lớn mà hai vợ chồng dành dụm suốt nhiều năm trời để khởi nghiệp, chị từng vô cùng hào hứng khi bắt đầu ở một vai trò hoàn toàn mới. Nhưng cũng chính quyết định liều lĩnh đó đã biến chị từ một nữ CEO quyền lực trở thành người trắng tay, mất sạch cả số vốn liếng lên tới cả tỷ đồng mà hai vợ chồng có lúc bấy giờ.
Thế nhưng, anh không một lời trách móc hay nghi ngờ về năng lực của vợ. Anh chỉ động viên chị cố gắng, đừng nản chí hay bỏ cuộc.
Suốt ngần ấy năm, câu nói ấm áp nhất mà chị luôn được nghe và coi đó làm điểm tựa cho những nỗ lực của mình, đó là: “Em cứ làm đi. Đừng sợ, có anh ở đây rồi!”.
Anh cũng là người giúp chị hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày, từ ngoại hình cho đến sự trưởng thành trong cuộc sống.
Từ khi yêu anh, ngay cả gia đình và bạn bè chị sau một thời gian gặp lại đều phải thốt lên rằng: Mai gần như “lột xác” 180 độ từ ngoại hình lẫn tính cách.
![]() |
![]() |
Chị bày tỏ rằng, tình yêu của anh dành cho chị giống như câu chuyện "100 con bò" mà chị từng được nghe. Chuyện kể rằng có một anh chàng đi tìm một cô gái để cưới làm vợ và tự đặt ra cho mình mục tiêu là cô vợ ấy nhất định phải xứng đáng bằng cả gia tài - ít nhất là cần tới 100 con bò để làm sính lễ.
Một ngày, anh gặp một cô gái bên bờ suối, cảm thấy đây chính là người mình muốn cưới làm vợ. Nhưng gia đình cô gái nói rằng: "Con gái tôi chỉ cần 3 con bò, không cần nhiều tới vậy". Tuy nhiên, chàng trai này kiên quyết: "Vợ con đáng giá 100 con bò, xin bố mẹ hãy nhận sính lễ của con". Và cứ thế, chàng trai cưới cô gái về làm vợ, yêu thương cô và khiến cô gái trở nên ngày càng xinh đẹp và tuyệt vời hơn.
Chị Mai nói: “Chính ông xã đã luôn tin tưởng và đối xử với vợ như đang đối xử với phiên bản tốt nhất của tôi vậy. Ở bên cạnh chồng, tôi luôn có cảm giác mình là một báu vật vô giá, xứng đáng nhận được yêu thương, trân trọng và những điều tốt đẹp nhất. Tôi cho rằng, bất cứ người vợ nào cũng giống như một viên kim cương thô, chỉ cần một bàn tay mài giũa là sẽ trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh rực rỡ”.
Bộ ảnh kỷ niệm 20 năm tình yêu này là món quà nhỏ mà chị Mai muốn dành cho ông xã thay cho lời cảm ơn tới anh. “Cảm ơn anh đã xuất hiện trong cuộc đời và cho em nhiều trải nghiệm đẹp đẽ”, bà mẹ 3 con chia sẻ.
Thông qua bộ ảnh, cặp đôi cũng muốn gửi gắm năng lượng tích cực trong câu chuyện tình yêu của mình đến với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ: “Chẳng có gì là không thể khi chúng ta vẫn còn yêu”.
![]() |
"Ở bên cạnh chồng, tôi luôn có cảm giác mình là một báu vật vô giá". |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ ảnh kỷ niệm 20 năm tình yêu là món quà nhỏ mà chị Mai muốn dành cho ông xã thay cho lời cảm ơn tới anh. |
Xem thêm video: Bộ ảnh kỷ yếu đong đầy nước mắt của phụ huynh và học sinh Vũng Tàu
Đăng Dương
Ảnh: Mia Tago
"'Nhân duyên nếu có một lần được gặp gỡ, thì ngay từ ánh mắt đầu tiên, anh đã biết định mệnh chính là em", đó là cảm xúc ngọt ngào mà Vũ Hồ Bắc dành tặng bạn gái Thúy An vào dịp kỉ niệm 1 năm yêu.
" alt=""/>Valentine: Tình yêu 20 năm của vị bác sĩ luôn coi vợ như gia tàiGia đình Sueiro mắc kẹt trên thuyền hơn 2 tháng vì dịch.
Hơn 2 tháng từ đó, gia đình Sueiro không được đi quá xa khỏi chiếc thuyền vì lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt. Họ đã ăn mừng năm mới trên thuyền và hy vọng sớm có thể nhổ neo băng qua Đại Tây Dương.
Insiderđã ghé thăm gia đình Sueiro trong tuần cuối cùng của năm 2020 để tìm hiểu về cuộc sống của họ.
Thứ hai: Món ăn truyền thống
Avalon và Largo bắt đầu ngày mới bằng một số việc vặt trong bếp. Mỗi tuần một lần, gia đình đều cọ rửa toàn bộ con thuyền sạch sẽ. Tuy nhiên, hai chị em được phân công rửa bát hàng ngày. Sau đó, Largo và Avalon đọc sách trên mũi thuyền.
Trong vài tuần phong tỏa, gia đình Sueiro phải ở nhà 24/7 vì thời tiết quá lạnh. Những ngày cuối năm 2020, thời tiết ấm áp hơn nên lũ trẻ có thể ra ngoài.
![]() ![]() |
Gia đình 4 người sinh hoạt trên chiếc thuyền buồm hơn 9m. |
Cuối ngày, 4 người ngồi ăn phô mai nướng (raclette) - món ăn truyền thống trong ngày lễ của gia đình.
“Trước dịch, chúng tôi thường ăn raclette với bạn bè vào dịp lễ. Cả nhà cố gắng giữ thói quen này dù chỉ có 4 người. Việc chuẩn bị cho bữa ăn khá khó khăn trong không gian quá chật hẹp”, Jessica Sueiro nói.
Thứ ba: Giặt giũ
Sáng nay, gia đình Sueiro quyết định giặt đồ. Thuyền buồm có máy giặt nhưng không có máy sấy. Điều đó có nghĩa họ phải chờ thời tiết thích hợp.
“Chúng tôi phải chọn thời gian phù hợp, đặc biệt là thời điểm này trong năm. Hầu như mỗi ngày, cả nhà đều nhìn nhau và hỏi ‘Hôm nay có nên giặt quần áo không?’”, Jessica kể.
Trong khi máy giặt hoạt động, họ phải rút phích cắm điện lò sưởi để tránh quá tải hệ thống. Cả nhà phải co ro trên giường cho ấm.
Khi quần áo được giặt xong, Avalon và Largo mang đồ ra ngoài phơi.
![]() |
Việc giặt quần áo trên thuyền không hề dễ dàng. |
Will Sueiro cũng bắt đầu thứ ba bằng việc chạy bộ 10 km quanh bến tàu. Khi lệnh phong tỏa mới bắt đầu, gia đình chỉ được phép di chuyển trong khoảng 1 km từ thuyền của họ. Quy định này hiện đã được nới lỏng đôi chút, nên cả nhà rất thích ra ngoài vận động.
“Chúng tôi đang làm việc, học tập và sống trong không gian nhỏ cùng nhau. Vì vậy, cả nhà cần phải giữ sự tỉnh táo. Chúng tôi ra ngoài, bổ sung vitamin D, tập thể dục và cũng dành thời gian cho bản thân. Covid-19 khiến chúng tôi có ý thức hơn về sức khỏe”, Jessica nói.
Sau khi tập thể dục, Will và Jessica đi bộ đến phòng tắm công cộng ở bến tàu.
Cặp vợ chồng cho biết họ không thích tắm trên thuyền vì quá chật hẹp và ướt át. Do bến tàu hầu như không có người, họ thường được sử dụng vòi hoa sen thoải mái với nước nóng đầy đủ. Điều này cũng rất quan trọng trong việc giãn cách xã hội.
![]() |
Will và Jessica đi bộ tới phòng tắm công cộng trên bến tàu. |
Thứ tư: Sửa thuyền
Buổi sáng, Will và con gái Avalon tắt đèn định vị bên ngoài con thuyền. Trước khi có thể rời bến tàu, gia đình Sueiro phải hoàn thành danh sách dài công việc sửa chữa phương tiện này.
“Thách thức lớn nhất của chúng tôi là làm việc full-time, nuôi dạy con cái, dành chút thời gian cho bản thân cũng như học cách lái và bảo trì con thuyền. Đôi khi chúng tôi cảm thấy hơi quá sức”, Jessica nói.
Chiều hôm đó, Largo chơi Lego một mình trong phòng riêng. Bình thường, lũ trẻ chơi bên ngoài buồng lái, ở bàn bếp hoặc trong phòng của nhau.
![]() ![]() |
Will và con gái Avalon giúp nhau sửa chữa thuyền (ảnh trái). Jessica tìm cách sắp xếp đồ ăn dự trữ trong bếp. |
Cuối ngày, Jessica và chồng, con phải tìm nơi chứa tất cả đồ tạp hóa trong căn bếp.
Khi muốn mua hàng, Will và Jessica đạp xe 20-30 phút vào thị trấn. Với đồ hộp và thực phẩm đóng gói đủ dự trữ cho cả tháng, cả nhà cùng nhau lấp đầy kho chứa bên dưới sàn nhà. Họ phải cất một chút gia vị ít dùng trong phòng của Avalon mới đủ không gian để đồ.
Thứ năm: Giao thừa
Buổi sáng, Jessica chuẩn bị đón năm mới bằng cách nhuộm lại tóc. Khi đang chải màu, cô lỡ tay làm đổ hộp thuốc nhuộm màu hồng khiến nó loang lổ ra sàn, thấm vào các khe nứt. Bà mẹ 2 con phải cố gắng chùi sạch.
Dù 4 thành viên nhà Sueiro đã chia sẻ không gian sống chật hẹp trong nhiều năm chu du khắp nơi, một số điều hiện tại vẫn cần sự nỗ lực.
“Việc nhuộm tóc trong thuyền rất phức tạp vì không gian chật hẹp và thiếu ánh sáng. Bồn rửa thực sự rất nhỏ nên cũng khó khi gội”, Jessica nói.
Nếu không có dịch, Jessica sẽ làm điều này trong phòng tắm công cộng ở bến tàu. Lo ngại cho sức khỏe, cô muốn ít xuất hiện ở đó càng tốt.
![]() ![]() |
Gia đình Sueiro cố gắng thích nghi với việc sinh hoạt trong không gian hạn hẹp. |
Trong ngày, Jessica và Will cũng hoàn thành một số công việc kinh doanh của họ, vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch.
Cặp vợ chồng điều hành công ty World Towing - nơi hướng dẫn mọi người cách giảm quy mô và sống toàn thời gian. Họ cũng tổ chức các chuyến du lịch cho nhóm trên khắp thế giới. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi vào năm 2020 vì hoạt động du lịch phải ngừng lại vì dịch.
Hai vợ chồng vẫn cập nhật blog và kênh YouTube của mình thường xuyên. Lúc này, Will đang chỉnh sửa video, Jessica viết bưu thiếp cho khách hàng quen đã quyên góp tiền cho họ trong suốt cả năm.
Buổi tối, gia đình đón giao thừa ở buồng lái. Mọi năm, họ thường tổ chức buổi họp mặt bạn bè khá lớn vào đêm giao thừa. Giờ đây, chỉ 4 người quây quần đón năm mới giữa lệnh phong tỏa.
Họ quyết định ăn hàu và uống rượu champagne theo phong tục đón giao thừa ở Pháp. Cả nhà cũng suy ngẫm về những khoảnh khắc tích cực trong một năm đầy biến động và biết ơn vì tất cả vẫn khỏe mạnh trong suốt đại dịch.
Sau đó, họ quay vào khoang thuyền và làm bánh pizza cho đến nửa đêm.
![]() |
Gia đình 4 người đón năm mới đặc biệt trên thuyền. |
Thứ sáu: Đặt mục tiêu năm mới
Buổi sáng, gia đình Sueiro thực hiện truyền thống ăn bánh quy và đặt mục tiêu cho năm mới.
Vợ chồng Jessica yêu cầu 2 con viết ra 3 mục tiêu cho năm 2021 gồm cá nhân, sức khỏe và trường học. Sau đó, cả gia đình ngồi trên bàn và chia sẻ mục tiêu với nhau.
Jessica và Will đều cho biết mục tiêu năm 2021 là tìm hiểu thêm về con thuyền của họ và rời bến tàu để khám phá thế giới.
Sau khi chia sẻ mục tiêu cá nhân, họ dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy để nhắc nhở mình mỗi ngày.
Jessica và Will sau đó tận hưởng phần còn lại của ngày đầu năm 2021 bằng cách chơi cờ.
![]() |
Cả gia đình chia sẻ với nhau về mục tiêu trong năm 2021. |
Cuối tuần: Học lái thuyền
Jessica quyết định kết thúc tuần bận rộn của mình bằng cách dành thời gian để bắt đầu mục tiêu năm 2021: học lái thuyền.
Trước đó, gia đình cô tham gia các khóa học trực tuyến và đọc sách để tìm hiểu về lối sống mới để chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu sắp tới.
“Tôi muốn có thể lái thuyền. Năm ngoái, chúng tôi chỉ ở yên trên đại dương. Chúng tôi phải nhốt mình bên trong quá lâu vì chẳng có nhiều việc khác để làm. Tuy nhiên, cả nhà cố gắng giữ tinh thần cao nhất có thể. Giờ đây, chúng tôi thực sự có thể thấy chút ánh sáng ở cuối đường hầm”, Jessica nói.
![]() |
Gia đình người Mỹ mong sớm được rời bến tàu để bắt đầu hành trình băng qua Đại Tây Dương. |
Mới đây, công trình này bị liệt trong danh sách "10 tòa nhà xấu nhất Trung Quốc" của năm 2020.
" alt=""/>Gia đình mắc kẹt trên thuyền ở Pháp sau 7 năm chu du thế giớiNhững việc này không thể trì hoãn cũng không được mặc cả đắt rẻ, không dự đoán, không lường trước được khi nào ngã bệnh cũng không thể biết được mình sống đến khi nào 80-100 tuổi, chưa kể cần phải người phục vụ nên ngoài tiền chữa trị, sinh hoạt duy trì cuộc sống, phải có tiền phòng thân.
Khi già, quan hệ xã hội, bạn bè, kinh tế ít đi nên chuyện nhờ vả, hỗ trợ cũng khó khăn, chỉ có nguồn tiền dự phòng là duy nhất. Lúc này, con cái cũng đang mang trên mình gánh nặng gia đình riêng, ngoài con mình còn con dâu, con rể hoặc các thành viên khác, vì vậy làm sao nhờ vả được, trừ một số trường hợp gia đình con kinh tế vững mạnh và có được người bạn đời cùng hiếu nghĩa.
Người xưa có câu; "Nhà của cha là nhà của con nhưng nhà của con không phải là nhà của cha". Với cha mẹ, con là tất cả, còn con chỉ có chưa tới 50% giá trị tài sản gia đình riêng con thôi, luật hôn nhân gia đình thể hiện rõ. Khi tôi nghỉ kinh doanh về vườn, vợ chồng tôi gọi các con lại để họp mặt gia đình, định sẽ chia cho các con toàn bộ công ty, mỗi đứa một căn nhà (đều đang cho thuê). Vợ chồng tôi chỉ giữ lại hai căn nhà: một để ở, một cho thuê lấy tiền sinh hoạt.
>> Tôi chẳng biết làm gì với căn nhà thừa kế nhận năm 60 tuổi
Nhưng các con dứt khoát không nhận. Theo các con, nhà để cho thuê giúp bố mẹ nâng cao đời sống, nuôi ông bà, giúp đỡ anh em, làm những gì mình muốn. Con gái tôi quyết không nhận gì, nhường toàn bộ phần công ty cho anh trai tiếp tục duy trì hoạt động, coi như giữ lại đứa con tinh thần cho bố mẹ. Các con nói với tôi rằng đã nhận đủ từ công nuôi nấng, ăn học, tạo dựng sự nghiệp, mua nhà cửa trước nay rồi. Giờ cuộc sống của các con đã tạm ổn định, có thể tự lực, tự chủ tài chính, nên tài sản còn lại dành cho bố mẹ để hưởng thụ.
Quả thật, khi về nghỉ hẳn, tôi mới thấy tiêu tiền thật tốn kém. Vợ chồng tôi, bố mẹ tôi, mỗi người đều có ba, bốn bệnh nền, lại không có lương hưu hoặc chế độ gì, nên mỗi tháng thu cả trăm triệu tiền cho thuê nhà mà vẫn không có dư. Những điều đó khi còn làm việc tôi không để ý, giờ mới thấy hụt hẫng. Chưa kể, thỉnh thoảng đi du lịch, hoặc có công việc gì lớn, hay bệnh nặng phải nằm viện, các con tôi phải tự chi trả mỗi lần vài chục triệu đồng là bình thường.
Chính nhờ vậy, đại gia đình tôi luôn vui vẻ thoải mái. Tôi nhiều lần " thập tử nhất sinh" rồi lại qua được, vợ tôi mổ tim 30 năm nay vẫn ổn định, bố tôi bị K nhưng 100 tuổi vẫn làm thơ, chỉ mẹ tôi vì bệnh hiểm nghèo bao năm tới khi bệnh viện bó tay gần đây mới phải ra đi. Tiền không phải là tất cả, nhưng tiền sẽ mua được gần như tất cả, nhiều người sẽ phản đối suy nghĩ đó nhưng với tôi là đúng.
Có thể mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng số tiền trong túi sẽ phản ánh cuộc sống bạn lúc già. Mong các bạn cố gắng tích lũy tiền từ khi còn trẻ tới lúc còn có thể để giúp mình đủ sức nuôi dạy, hỗ trợ con cái và giữ cho cuộc sống của mình viên mãn hạnh phúc tới lúc cuối cuộc đời.
* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?
Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
" alt=""/>Ung dung dưỡng già vì con cái từ chối nhận thừa kế sớm