Thetottenham vs brentfordo Trí Thức Trẻ
Thetottenham vs brentfordo Trí Thức Trẻ
2. Bạn đọc Bạch Quế Hương (giáo viên nghỉ hưu, là chắt nội- người thừa kế và thờ cúng Doanh nhân Bạch Thái Bưởi) ở P1212, tầng 12, Tòa nhà 187 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội gửi đơn đề ngày 18/12/2019. Nội dung: Bạn đọc Bạch Quế Hương không nhất trí với Văn bản số 7722/UBND-XD ngày 6/12/2019 của Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng thông báo không có cơ sở giải quyết “về việc đề nghị UBND TP Hải Phòng trả lại nhà đất tại 61, 63 Đinh Tiên Hoàng và 21 Quang Trung (nay là 139. 141, 143 Đinh Tiên Hoàng và 26, 27, 28 Trần Hưng Đạo) của cụ Bạch Thái Bưởi để lại” (tại Hải Phòng). Theo BĐ phân tích trong đơn, như vậy là “chưa đánh giá khách quan, toàn diện các tài liệu trong hồ sơ vụ việc, không xem xét đầy đủ các chính sách pháp luật của Nhà nước ta qua các thời kỳ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách”. Báo VietNamNet có Công văn số 944/CV-VNN ngày 23/12/2019 gửi UBND TP Hải Phòng đề nghị xem xét.
3. Bạn đọc Phạm Mạnh Hà gửi email ngày 20/12/2019 nêu một nhận xét khá thú vị: Cứ năm hết Tết đến, cả xã hội lại ngập tràn những lời chúc tụng cho nhau! Những lời chúc tụng lâu nay thường thể hiện tham vọng nghiêng về vật chất: Nào là an khang thịnh vượng, tấn tài tấn lộc,...cùng với đó là hình ảnh nén vàng, hũ vàng.... Nhưng hầu như không tìm thấy lời chúc tụng nào là tham vọng về đạo đức xã hội cho nhau cả! Đã có vô số minh chứng thực tế cho mối tai họa từ quan niệm chỉ có tham vọng vật chất mà không có tham vọng đạo đức. Do đó đã đến lúc không thể muộn hơn, xã hội chúng ta phải thay đổi tư duy nhận thức, giữa vật chất và đạo đức phải quan hệ chặt chẽ với nhau. Với bất kỳ ai, bên cạnh việc làm giàu vật chất thì cũng không bao giờ được quên làm giàu về đạo đức cho mình! BĐ Mạnh Hà đề xuất: Bắt đầu từ những câu chúc Tết này, chúng ta hãy cùng chúc tụng nhau sang năm mới giàu cả đạo đức hơn năm cũ, bên cạnh những lời chúc nhau giàu sang phú quý!
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa |
4. Bạn đọc Đỗ Văn Nhân ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum gửi email ngày 27/12/2019 nêu ý kiến “Cần quan tâm thưởng Tết cho giáo viên miền núi”. Để có nguồn kinh phí, các nhà trường ở địa phương miền núi cần xây dựng kế hoạch chi tiêu, sử dụng ngân sách đúng mực đích để tiết kiệm chi, trích lập quỹ để thưởng Tết, quỹ này phải được duy trì ổn định, công khai để toàn thể giáo viên nhà trường được biết, đồng thời kêu gọi sự đóng góp của các nhà tài trợ; hoặc có thể xin kinh phí của cơ quan quản lý Nhà nước để có tiền thưởng Tết cho giáo viên. Hàng năm, cơ quan nhà nước cần yêu cầu nhà trường báo có tình tình thưởng Tết cho giáo viên, kịp thời đề ra các giải pháp để có nguồn kinh phí thưởng Tết cho giáo viên ở các trường không tự cân đối được. Ngành Giáo dục cần nghiên cứu, quy định cụ thể việc thưởng Tết cho giáo viên, tránh sự bất bình đẳng giữa giáo viên tại trường tư so với trường công; giữa giáo viên ở đồng bằng với giáo viên ở miền núi... để giáo viên mền núi có niềm vui, yêu ngành, yêu nghề, cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
5. Bạn đọc là giáo viên ở tỉnh Khánh Hòa gửi email ngày 26/12/2019 nêu chuyện “Thầy, cô ngậm ngùi trực Tết cho xong”, vì ba ngày Tết phải thực hiện nhiệm vụ trực Tết ở trường! BĐ dẫn Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư 15/2017/TT- BGDĐT (sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông) quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm đối với giáo viên phổ thông, theo đó Tết là thời gian nghỉ hợp pháp của giáo viên. Thế nhưng ở nhiều trường, Hiệu trưởng lại phân công cho giáo viên trực Tết (trực theo ca, trực theo buổi hay cả ngày), mà không có chế độ bồi dưỡng hay tính làm thêm giờ theo qui định của luật Lao động. Nhiều thầy, cô giáo công tác xa, dịp Tết mong về nhà sum vầy với người thân, nhưng cũng vì trực Tết nên đành lỗi hẹn ‘Xuân này con không về”! Xin chuyển ý kiến nêu trên của BĐ đến các cơ quan chức năng, nhất là Bộ GD & ĐT đề nghị xem xét.
6. Bạn đọc nga nguyên gửi email ngày 16/12/2019 đề nghị tư vấn về việc: Gia đình tôi đang ở Thanh Hóa. Bà ngoại tôi mất năm 2005 có để lại di chúc cho mẹ tôi 1 mảnh đất 60m2. Nhưng khi làm thủ tục thừa nhận di sản, chính quyền địa phương yêu cầu có chứng tử của ông. Nhưng ông tôi đi biệt tăm biệt tích mấy chục năm không về, không có liên lạc, không có hộ khẩu thường trú tại đia phương. Vậy cách làm giấy chứng tử cho ông ngoại tôi như thế nào để có thể làm hồ sơ thừa nhận di sản cho mẹ tôi? Nội dung trên đã được Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội tư vấn “Có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết” trên trang Bạn đọc của Báo VietNamNet.
7. Bạn đọc Nguyễn Văn Thích 72 tuổi, ở thôn Tiên Phú, xã Văn Phú, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái gửi “đơn cầu cứu” đề ngày 16/12/2019. Nội dung: Ngày 6/12/2019, UBND TP Yên Bái cưỡng chế thu hồi đất của gia đình tại địa chỉ trên để thực hiện dự án hai bên đường tránh ngập TP Yên Bái (đường Âu Cơ) trong khi “các cơ quan có thẩm quyền không cung cấp cho gia đình tôi các văn bản, tài liệu liên quan đến dự án và thông báo thu hồi đất; gia đình chưa nhận được một đồng tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư; tuổi già biết làm gì để sinh sống”? Xin chuyển nội dung đơn nêu trên của bạn đọc cao niên Nguyễn Văn Thích đến UBND tỉnh và TP Yên Bái đề nghị xem xét.
8. Bạn đọc Đỗ Thị Vượng thường trú xóm Dân Chủ, thôn Thu Quế, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng - Hà Nội gửi email đơn ngày 17/12/2019. Nội dung: “Năm 1957 gia đình tôi được Nhà nước giao quản lý mảnh đất vắng chủ từ năm 1954 tại địa chỉ trên, có biên bản kèm theo, từ đó tới năm 2014 là 60 năm gia đình tôi sống ổn định, có đóng thuế cho nhà nước đầy đủ. Năm 2012 Tạ Văn Bằng liên kết UBND xã sửa sổ mục kê năm 2000 dẫn đến UBND huyện ra QĐ số 23/QĐ-UBND ngày 8/1/2013 giao quyền sử dụng ‘đất vắng chủ’ cho Tạ Văn Bằng”. BĐ Đỗ Thị Vượng nhiều năm liên tục gửi đơn “tố cáo, khiếu nại” tới các cơ quan chức năng của Hà Nội. Ngày 13/5/2019, UBND TP Hà Nội có văn bản số 4110/VP-ĐT gửi Sở Xây Dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND huyện Đan Phượng yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Thanh tra TP xem xét, kết luận theo chỉ đạo của UBND TP.
9. Bạn đọc Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 3, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai gửi “đơn kêu cứu” (theo dấu Bưu điện ngoài bì ngày 16/12/2019). Nội dung: BĐ Tuấn có yêu cầu xuất khẩu lao động, bị L. T. B. ở tổ dân phố Thuận Tiến, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh ‘lừa có chức năng xuất khẩu lao động để chiếm đoạt số tiền 230 triệu đồng’. BĐ Tuấn có đơn đề nghị CA, Viện KSND thị xã Hồng Lĩnh khởi tố vụ án; nhưng các Cơ quan này cho biết: Số tiền nêu trên L. T. B. chuyển cho Phùng Thị Mười Linh, trú tại số 2A, ngõ 55, phố Giáp Nhị, quận Hoàng Mai, Hà Nội; nhưng chị này không làm thủ tục cho Nguyễn Văn Tuấn đi xuất khẩu lao động được. L.T.B tố cáo và Cơ quan CSĐT CA Hà Nội đã khởi tố điều tra đối với Phùng Thị Mười Linh về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan CA và Viện KSND thị xã Hồng Lĩnh trả lại đơn và hướng dẫn BĐ Nguyễn Văn Tuấn gửi đơn đến Cơ quan CSĐT CA Hà Nội để giải quyết theo quy định của pháp luật. BĐ không nhất trí và cho rằng như thế là ‘có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm của Cơ quan thực thi pháp luật tại Hà Tĩnh’.
10. Các bạn đọc Nguyễn Thị Tỵ (ở phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Thị Thước (ở Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) đồng ký tên trong “đơn kêu cứu” (theo dấu Bưu điện ngày 17/12/2019). Nội dung: Các BĐ phân tích 5 điểm trong nội dung vụ án, bày tỏ không nhất trí với TAND quận Thanh Xuân, Hà Nội đã “bác bỏ yêu cầu khởi kiện của chúng tôi” tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp chia thừa kế” ngày 21/11/2019. “Điều đó có nghĩa rằng, hành trình thực hiện di nguyện của mẹ, giành lại những gì chúng tôi đáng được có sẽ còn là một đoạn đường rất dài và khó khăn”, các BĐ viết.
11. Bạn đọc Lê Thị P.N. là giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội gửi “văn bản trình báo” đề ngày 18/12/2019. Nội dung: “3 đối tượng bất ngờ xông vào nhà tôi và nhà bố mẹ đẻ tôi (ở chung cư An Bình, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chửi bới, đe dọa ‘đừng để tao nhìn thấy mặt chúng mày nữa’, khiến con gái tôi còn nhỏ và cha mẹ già cao huyết áp vô cùng hoảng sợ”. BĐ Lê Thị P.N. nêu rõ cả tên, số ĐT của 3 đối tượng trên. Đề nghị UBND; Công an phường Cổ Nhuế và quận Bắc Từ Liêm xem xét, xử lý tình trạng này.
12. Bạn đọc Trần Thái Sơn, Giám đốc CT TNHH tư vấn xây dựng Việt Vũ Bình (địa chỉ số 1, đường 119, KDC Nam Long. KP.6, phường Phước Long B, quận 9, TP HCM) gửi văn bản số 25/CV-VVB-2019 (ngày 18/12/2019 theo dấu Bưu điện ngoài bì). Nội dung: TAND TP Đồng Hới và TAND tỉnh Quảng Bình đã tuyên án CTCP Tân Hoàn Cầu, địa chỉ KCN tây bắc Đồng Hới, phường Bắc Lý, TP Đồng Hới, Quảng Bình phải trả CT Việt Vũ Bình số tiền 850 triệu đồng! Tuy nhiên, “Chi cục Thi hành án dân sự TP Đồng Hới ban hành công văn số 1015/CCTHADS trong đó nêu rõ CTCP Tân Hoàn Cầu hiện rất khó khăn về tài chính, không có điều kiện thi hành án; đồng thời yêu cầu CT chúng tôi cung cấp thông tin cụ thể địa chỉ của các tài sản và dự án của CT Tân Hoàn Cầu cho Chi cục THADS TP.Đồng Hới”. BĐ cho rằng “một doanh nghiệp làm sao có đủ tư cách và điều kiện pháp lý” tiếp cận các thông tin đó; và thắc mắc khi trên “Cổng thông tin của CTCP Tân Hoàn Cầu được giới thiệu là 1 Tập đoàn với vốn sở hữu 12.000 tỷ đ...” mà “nay lại đang gặp khó khăn về tài chính để không thể thi hành án trả số tiền 850 triệu đ cho CT chúng tôi”? Đề nghị Chi cục THADS TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình xem xét.
13. Bạn đọc Huỳnh Công Nhân (huynhcongnhan@gmail.com) gửi emai ngày 19/12/2019 đề cập vấn đề biến đổi khí hậu và Cách làm mát khí hậu Trái Đất. Theo đó, “ Một nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là đánh bắt hải sản quá mức trong 300 năm qua đã lấy ra khỏi đại dương lượng đạm khổng lồ vốn là dinh dưỡng cho thực vật phù du biển; đồng thời hành động đánh bắt các động vật biển chắng khác gì ‘đóng của vĩnh viễn các nhà máy vốn giúp chuyển sinh khối không tan thành chất dinh dưỡng tan cho thực vật phù du biển’. Hậu quả là cộng đồng thực vật biển không có đủ dinh dưỡng tan để phát triển, làm giảm sự quang hợp và làm tăng sự bức xạ nhiệt, cuối cùng là làm nhiệt độ thủy quyển và khí quyển tăng lên. Theo tính toán của tác giả, để khôi phục sinh khối động vật biển như 300 năm trước, phải bón vào mặt biển 896 triệu tấn phân đạm trung tính (quy ra nitơ); với năng lực sản xuất NH3 như hiện nay, loài người phải chuẩn bị khoảng 10 năm. Làm được như vậy, nhiệt độ của thủy quyển sẽ giảm (do thực vật phù du biển tiêu thụ đạm và lớn nhanh) và nhiệt độ khí hậu toàn cầu sẽ giảm! Đây là nội dung 1 bài viết của tác giả đã được Tạp chí Ensia của Viện nghiên cứu môi trường- Đại học Minnesota (Mỹ) đăng trong mục Mong đợi gì từ Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 25?
Xin chuyển thông tin trên đến các cơ quan chức năng tham khảo!
![]() |
Một nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là đánh bắt hải sản quá mức (ảnh có tính chất minh họa) |
14. Bạn đọc Vũ Tuấn Thưởng ở thôn Chằm Mới 1, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang gửi "đơn tố cáo" đề ngày 24/12/2019. Nội dung: Gia đình BĐ đang sử dụng khoảng 5.000m2 mặt nước thuộc vùng Dự án Siêu thị Lan Chi Mart do CT TNHH Lan Chi Busine.ss Hà Nam lập. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 850/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 chấp thuận và chỉ định CT Lan Chi là chủ đầu tư; UBND huyện Lục Nam ban hành các QĐ về việc thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ. BĐ Tuấn Thưởng viện dẫn 1 số Điều, Khoản của Luật Đấu thầu; Nghị định hướng dẫn luật đấu thầu; Luật Đất đai…và cho rằng các QĐ nêu trên chưa đúng quy định, có thể “thất thoát ngân sách” và “các gia đình đang sử dụng đất nhưng bị thu hồi và áp giá như trên là mất quyền và lợi ích chính đáng mà pháp luật quy định”. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Vũ Tuấn Thưởng đến UBND tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Nam đề nghị xem xét.
15. Bạn đọc Nguyễn Tất Ngọc gửi email ngày 25/12/2019 phản ánh nỗi bức xúc của các hộ dân sống cạnh tòa nhà SDU 143 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội: Từ mấy năm nay, các hộ dân ở liền kề với tòa nhà nêu trên vô cùng khổ sở! Lượng rác thải của hơn 500 hộ gia đình hàng ngày được chuyển xuống sân của tòa nhà, chỉ cách cửa nhà chúng tôi 1-2m. Nhân viên vệ sinh ở đây còn liên tục bới rác ra để nhặt phế liệu bắt chúng tôi phải chịu mùi hôi thối. Ruồi muỗi, chuột rất nhiều khiến cuộc sống vô cùng khổ sở! Xin chuyển phản ánh của BĐ Nguyễn Tất Ngọc đến các cơ quan chức năng quận Hà Đông đề nghị xem xét.
16. Bạn đọc Lương Thanh Nhàn ở khu dân cư Ehome 4, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương do Cty Nam Long xây dựng, gửi email "kêu cứu" ngày 26/12/2019: Khu dân cư của chúng tôi chỉ có 1 đường vào, ra. Hiện tại ở đây 1 tuần xảy ra 3 vụ trộm. Các năm trước, vẫn có tình trạng trộm cắp, BQL họp dân cư và đồng thuận việc làm barie kiểm soát việc người lạ ra vào. Nhưng công việc chỉ dừng lại ở mức dựng barie mà ...không hạ xuống! Đến nay khi trộm ngày càng lộng hành thì BQL Nam Long lại tiếp tục ra phiếu khảo sát có nên... hạ Barie không? Trên 90% phiếu gửi về BQL Nam Long là đồng ý hạ barie, nhưng BQL lại trả lời là hạ barie gây... chết người! Trong khi đó, bảo vệ thì lớn tuổi, kệ những người tình nghi, thanh niên nẹt pô phóng nhanh qua như chốn không người! Cư dân phải lập ra 1 nhóm zalo để cảnh báo và thay phiên nhau đi tuần để gìn giữ tài sản. Dân cư tiếp tục phản ánh thì chỉ nhận được sự im lặng khó hiểu của từ BQL Nam Long!
17. Bạn đọc La Thế Nguyên thường trú 6/93 Miếu hai xã - phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, T.P Hải Phòng gửi email ngày 27/12/2019 phản ánh: “Ngày 3/11/2019, tôi ra cửa hàng của Mobile phone ở Hải phòng tại số 72 Lạch Tray làm thủ tục chuyển 3 thuê bao trả trước sang thuê bao trả sau. 2 đầu số đã được nhân viên chuyển đổi với gói cước 49.000 vnđ/tháng. Còn đầu số ...8668, nhân viên nhà mạng nói phải đăng ký dùng gói cước 500.000 vnđ/tháng, trong vòng 24 tháng thì mới cho sử dụng lại. Như vậy nhà mạng đã ép tôi phải sử dụng gói cước quá cao". Xin chuyển ý kiến của BĐ La Thế Nguyên đến Nhà mạng Mobile phone đề nghị xem xét.
18. Bạn đọc Nguyễn Thị Hồng Thắm ở chung cư Cộng Hòa Garden, số 20 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM gửi email đơn ngày 24/12/2019 có nhiều cư dân đồng ký tên. Nội dung: Các BĐ “cầu cứu khẩn cấp” về việc CTCP Thiên Phúc Điền- Dự án Cộng hòa Garden không tuân thủ hợp đồng giao dịch đã ký, đơn phương dùng nhiều biện pháp ép buộc cư dân đang sinh sống tại khu dự án phải ký lại hợp đồng kinh tế (chuyển đổi từ hợp đồng mua bán căn hộ sang hợp đồng thuê căn hộ), gây bất lợi cho cư dân”. Xin chuyển nội dung đơn của các BĐ đến UBND TP Hồ Chí Minh và quận Tân Bình đề nghị xem xét.
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 12. 2019
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh đến độc giả.
![]() |
Thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) |
Không cao quý hơn, nhưng là nghề may mắn
Năm nào gần đến 20/11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, các phương tiện truyền thông cũng đồng loạt phát những đi những bài hát, những đoạn thơ, những chương trình ca ngợi, tôn vinh nghề dạy học. Không ít những lời chúc tụng, ngợi ca được dùng quen như điển tích: nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, người lái đò vĩ đại, vinh quang thay công việc trồng người…
Bản thân tôi thì đủ tỉnh táo để không dám tự nhận rằng nghề của mình cao quý hơn những nghề khác.
Nghề nào thì cũng vậy thôi, bỏ sức lao động ra mà làm việc, nhận được lương để nuôi sống bản thân, gia đình và ít nhiều gì trong lĩnh vực của mình có những đóng góp nhất định cho xã hội. Chẳng có nghề nào cao quý hơn nghề nào cả.
Tôi lại tự nhận rằng nghề của mình là nghề may mắn. Bởi cũng gọi là thầy (thầy thuốc) nhưng với các bác sĩ, đối tượng của họ là bệnh nhân. Trong khi đối tượng của mình là học sinh – những con người trẻ trung, năng động và đầy sức sống. Như thế là may mắn chứ còn gì nữa.
Hơn nữa làm thầy thì được nói, được truyền đạt những gì mình hiểu, mình biết cho thế hệ sau, nâng đỡ tâm hồn cho các em. Rồi dù sau này, dù già yếu thế nào, dù không còn làm việc nữa vẫn luôn được gọi là thầy, luôn được học sinh hỏi han, thăm viếng. Còn gì vui bằng. Tôi luôn cảm thấy yêu nghề cũng vì lẽ ấy.
Tôi cũng không bi quan về nghề như nhiều bạn đồng nghiệp của tôi khi mà nghề dạy học – ai cũng biết – là một nghề không hứa hẹn gì nhiều về khả năng kinh tế cũng như nhiều thứ khác; khi mà xã hội bày ra nhan nhản những chuyện buồn về sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo học: chuyện phụ huynh đánh thầy, chuyện học sinh chửi thầy, chuyện thầy cô giáo thiếu đạo đức, chuyện bạo lực học đường… Những chuyện như vậy khiến không ít người có tâm lí hoài vọng về quá khứ, xem quá khứ là vàng son để rồi chán nản, bi quan về hiện tại.
"Thời ấy ông thầy sao mà sang thế, oai thế, đĩnh đạc thế còn bây giờ thì… chưa bao giờ vị thế, hình ảnh ông thầy thảm hại như lúc này" - những câu đại loại như vậy xuất hiện thường xuyên trong những câu chuyện trà dư tửu hậu của nhiều người.
Tôi thì không nghĩ như vậy. Thời nào cũng vậy thôi, có cái xấu cũng có cái tốt, có cái cao thượng cũng có cái thấp hèn, đan xen trong muôn vàn chiều kích.
Sự bền vững của đạo học phải xuất phát từ hai phía
Đạo thầy trò ở Việt Nam là một truyền thống đẹp. Dẫu bị cuốn trong vòng xoáy ngầu đục của cuộc đời, dẫu trải qua bao thăng trầm dời đổi, vẻ đẹp ấy vẫn không thể mất. Chỉ có điều, mỗi thời có một vẻ đẹp riêng.
Thời nào có giá trị riêng của thời ấy. Không phải ngày xưa không có chuyện xấu. Cũng không phải ngày nay không có chuyện tốt về đạo thầy trò. Chỉ có điều bây giờ thông tin phát triển mạnh quá, facebook, twitter… và bao nhiêu ứng dụng khác. Một cái ho ngay lập tức cũng khiến cả thế giới biết thì nói gì đến đến những chuyện xấu xa trong ngành giáo dục. Mà thói thường, những chuyện xấu thường có sức hấp dẫn hơn rất nhiều so với những chuyện tốt. Nó đủ sức để làm lu mờ những điều tươi sáng nhất.
Trong một thế giới phẳng với tốc độ phát triển đến chóng mặt như hiện nay, những quan niệm về đạo thầy trò, những giá trị về giáo dục cũng khác đi nhiều so với trước.
Ngày xưa, giữa thầy và trò là một khoảng cách khá xa. Trong mắt trò, thầy là những đấng, những bậc tôn nghiêm, phải ngưỡng mộ, phải răm rắp nghe theo, lời của thầy là khuôn vàng thước ngọc, chỉ được lắng nghe, không được nghi ngờ hay phản biện. Hình ảnh người thầy vì thế mà cũng trở nên đạo mạo, trang nghiêm.
Quan hệ thầy trò hiện nay gần gũi, dân chủ, cởi mở hơn rất nhiều. Thầy trò cùng nhau trao đổi, lắng nghe lẫn nhau. Không chỉ trò học thầy mà thầy cũng cũng phải học trò. Trò thương thầy, kính thầy nhưng thầy nói sai thì trò có quyền phản biện. Chính sự dân chủ này dễ khiến nhiều người có cảm giác học sinh leo lên đầu lên cổ thầy, cảm giác hình ảnh người thầy trở nên nhếch nhác, vị thế người thầy trở nên xuống dốc đến thảm hại.
Từ những trải nghiệm trong quá trình dạy học của mình, tôi cho rằng dù ở thời đại nào thì sự bền vững của đạo học và vị thế người thầy đều phải xuất phát từ hai phía: cả thầy lẫn trò.
Chúng ta không thể yêu cầu học sinh phải yêu thương, kính trọng ta trong khi ta thờ ơ, lãnh đạm với các em. Chúng ta không thể yêu cầu xã hội phải tôn vinh ta khi mà ta bỏ qua đạo đức nhà giáo để sống bằng lọc lừa, trí trá. Cuộc đời này tựa một chiếc gương soi, soi vào tròn sẽ nhận được ảnh tròn, soi vào méo sẽ nhận được ảnh méo. Trước khi oán trách cuộc đời, oán trách học sinh cũng nên thử một lần cố gắng nhìn lại mình một chút.
Bạn đọc có lẽ sẽ nghĩ tôi lạc quan thái quá. Không phải tôi không nhìn thấy những xấu xa, đen tối bày ra nhan nhản trong ngành giáo dục. Tôi từng nhiều lần rất đau lòng khi chứng kiến bao nhiêu chuyện tác tệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế người thầy trong lòng xã hội.
Nhưng tôi cũng nhìn thấy không ít những trong trẻo, thuần khiết từ tấm gương của biết bao thầy cô giáo, nhìn thấy bao nhiêu yêu thương, trân trọng mà các em học sinh dành cho thầy cô giáo của mình.
Chừng nào người Việt còn trân trọng tri thức, còn biết lo nghĩ cho tương lai của con cháu mình cũng như tương lai dân tộc thì chừng ấy người thầy vẫn còn được trọng vọng, vị thế của người thầy trong xã hội vẫn được đề cao. Tôi luôn tin vào điều đó và vẫn luôn nghĩ nghề của mình là nghề may mắn. Và nếu như được chọn lại, tôi vẫn chọn cái nghiệp làm thầy.
Hồ Tấn Nguyên Minh- Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên)
“Lương thấp” dường như là nhìn nhận điển hình về nghề giáo hiện nay. Tuy nhiên, thấp đến mức độ nào thì chưa nhiều người thấy rõ.
" alt=""/>'Chừng nào người Việt còn trân trọng tri thức, vị thế người thầy vẫn được đề cao'Xem lại pha quay chậm cho thấy, bóng đã như đã lăn qua vạch vôi khá rõ ràng nhưng trọng tài Nguyễn Mạnh Hải vẫn cho trận đấu tiếp tục thay vì công nhận bàn thắng cho Viettel.
Tuy nhiên, ngoại binh của Viettel đã ở vào thế việt vị trước khi đưa bóng vào khung thành của Hà Tĩnh.
Trong tình huống này, trợ lý trọng tài Ngô Quốc Toản đã không quan sát được diễn biết xảy ra trước khung thành của đội khách nên đã bỏ qua tình huống việt vị dẫn đến tranh cãi của Viettel.
Cuối trận, Viettel dính bàn thua ở phút 90 và trắng tay ở vòng 5.
" alt=""/>Video Viettel mất trắng bàn thắng vì sai lầm của trọng tài