Tôi là người đầu tiên trong nhóm làm đám cưới vào năm 2016. Bốn người còn lại đến dự đầy đủ, thậm chí còn ngủ lại với tôi một đêm trước ngày cưới, hôm sau đưa tôi về nhà chồng.
Và đúng như lời hẹn trước đó, tôi nhận được 4 chỉ vàng mừng cưới từ 4 người bạn.
Ba đứa tiếp theo lần lượt cưới vào các năm 2020, 2021 và 2022. Chúng tôi vẫn giữ lời hẹn đó, mỗi người mừng bạn 1 chỉ vàng.
Người bạn cuối cùng trong nhóm tổ chức đám cưới cách đây không lâu. Tôi lấy chồng xa nhà 120km, lại thêm vừa sinh con thứ 3 được đôi tháng nên không thể đến dự. Bản thân tôi cũng rất áy náy vì vắng mặt.
Lần này, tôi không mừng bạn 1 chỉ vàng như đã hẹn mà bỏ phong bì 7 triệu đồng, nhờ bạn gửi giúp đến cô dâu.
Thú thực, vợ chồng tôi vừa cất xong căn nhà mới, phải vay mượn hơn 300 triệu đồng. Tôi lại đang chật vật nuôi con nhỏ, con lớn thì ốm đau liên miên nên luôn lâm vào cảnh túng thiếu.
Tôi tính, 1 chỉ vàng giờ có giá gần 8 triệu đồng, tôi mừng cưới 7 triệu tiền mặt cũng chẳng thiệt cho bạn là bao. Chưa kể, năm tôi cưới giá vàng nhẫn là hơn 3 triệu đồng/chỉ nên mừng bạn 7 triệu cũng ổn rồi.
Nào ngờ, ngay sau đám cưới, tôi nhận được tin nhắn của cô dâu: “Mày không cập nhật giá vàng à?”.
Bạn thân chất vấn tôi tại sao không mừng 1 chỉ vàng mà chỉ bỏ phong bì 7 triệu đồng tiền mặt. Trong khi, giá vàng nhẫn hiện tại đã gần 8 triệu đồng/chỉ.
Cô ấy còn nhấn mạnh, tôi vướng bận con cái không thể đến dự đám cưới cũng không sao nhưng mừng cưới thiếu trước hụt sau như vậy sau này khó lòng làm bạn.
Tin nhắn ấy khiến tôi điếng người rồi cảm thấy thất vọng. Hoàn cảnh ngặt nghèo hiện tại của tôi không phải bạn thân không biết, sao vì vài đồng mà chất vấn tôi ngay sau hôn lễ.
Tôi bức xúc nên chụp lại màn hình tin nhắn rồi gửi vào nhóm chát chung của 5 đứa bạn. Đã tính toán thì tính đến cùng, tôi nhắn: “Tôi không vác miệng đi ăn cưới thì cũng coi như bạn chẳng thiệt thòi”.
Đoạn chát rơi vào im lặng, mọi người cùng đọc tin nhắn nhưng chẳng ai trả lời. Người bạn thân chỉ nhắn riêng cho tôi một câu: “Mày nói vậy thì tao đủ hiểu mày thế nào rồi”, sau đó chặn tin nhắn của tôi.
Động thái ấy thay cho lời tuyên bố tình bạn này chấm dứt.
Những ngày qua, tâm trạng tôi bối rối vô cùng. Tôi vốn nghĩ, nếu coi tiền mừng cưới là “nợ nần” thì còn biết bao dịp để trả như: Đầy tháng con cái, khánh thành nhà cửa, ốm đau,...
Tại sao cứ phải trả sòng phẳng ngay trong ngày cưới? Bạn trách móc tôi mà không thấu hiểu tôi đang khó khăn, thiếu thốn thế nào hay sao?
Là do tôi không hiểu chuyện hay bạn thân quá tính toán đây?
![]() |
Việc thiết lập quan hệ đối tác với các đối tác hàng đầu thế giới, trong đó có NVIDIA, thể hiện quyết tâm đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel. Đây là hoạt động nhằm đóng góp cho mục tiêu hiện thực hóa chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, sớm đưa Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
Hợp tác giữa Viettel và NVIDIA được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và ứng dụng AI trong các lĩnh vực như Thị giác máy tính, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Bản sao số, Robotic…
Theo thỏa thuận này, Viettel tham gia vào mạng lưới đối tác toàn cầu của NVIDIA, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thực hiện chiến lược AI quốc gia, góp phần đưa các giải pháp AI của Viettel ra thị trường quốc tế.
![]() |
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Đình Chiến và ông Keith Strier, Phó Chủ tịch sáng kiến AI toàn cầu, Tập đoàn NVIDIA tại lễ ký kết |
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Đình Chiến chia sẻ: “Với mục tiêu tiên phong, chủ lực dẫn dắt nghiên cứu, ứng dụng AI tại Việt Nam, Viettel sẽ hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, để phát huy sức mạnh cộng hưởng giữa các bên. Mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Viettel và NVIDIA sẽ là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực AI tại Việt Nam và trong khu vực”.
Ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Sáng kiến AI Toàn cầu, Tập đoàn NVIDIA cho biết: “Là công ty duy nhất hoạt động trong nội tại tất cả các công ty AI trên thế giới, NDIVIA sẽ cùng Viettel thúc đẩy các ứng dụng AI tại Việt Nam. Viettel đang triển khai các hoạt động đảm bảo Việt Nam có đủ nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng máy tính cần thiết để trở thành một Quốc gia AI. Trong vòng 3 năm tới, tôi kỳ vọng các quốc gia khác sẽ khao khát trở thành một ‘Việt Nam’ của khu vực”.
Phạm Trang
" alt=""/>Viettel thiết lập quan hệ với Tập đoàn Công nghệ AI lớn nhất thế giớiTuổi teen nhắn tin gợi cảm là chuyện thường...
Con số 15% học sinh, sinh viên (HSSV) thừa nhận từng gửi tin nhắn, hình ảnh, phim gợi cảm cho người khác (gọi là hành vi sexting-PV) khiến nhiều phụ huynh giật mình.
Lý giải về hiện tượng sexting của các em HSSV - thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thanh Đoàn cho biết, ở vào lứa tuổi này, các em bước vào tuổi dậy thì nên bắt đầu có dấu hiệu tình cảm nam nữ, có cảm xúc về giới tính do đó, chuyện nhắn tin hay gửi các hình ảnh gợi cảm là chuyện bình thường.
![]() |
Cha mẹ nên làm bạn với con cái thay vì cấm đoán khi phát hiện con cái có hành vi sexting. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, ông Đoàn cho rằng, nếu như hành vi này lặp đi lặp lại một cách thường xuyên thì rõ ràng là các em đang có dấu hiệu bị ám thị về tình dục. Lúc này, cha mẹ cần có biện pháp giáo dục kịp thời nếu không có thể dẫn tới việc quan hệ tình dục sớm và nhiều hệ lụy sau đó.
"Nếu như bố mẹ có vô tình nhìn thấy con có hành vi đó cũng đừng quá tức giận hay gay gắt, quay sang chì chiết. Đó là nhu cầu bình thường của đứa trẻ về tâm lý và sinh lý"- ông Đoàn nói. Trong các trường hợp như vậy, cha mẹ nên coi đó là "cơ hội" để dạy con về giới tính, tình yêu, tình dục và các mối quan hệ trong hôn nhân sau này. Bố mẹ phải cởi mở với con thì con mới tâm sự...
Ông Đoàn cũng khuyến cáo, thái độ đúng đắn nhất của cha mẹ trong chuyện này không phải là cấm đoán mà nên "đi cùng con cái" để giúp con cái nhận thức đúng đắn vấn đề và các yếu tố nguy cơ của hành vi của mình.
"Thay vì cấm các em trai sử dụng bao cao su, chúng ta nên dạy cho các em sử dụng bao cao su đúng cách. Quan điểm của tôi về giáo dục giới tính là như vậy", ông Đoàn gợi mở.
Đồng quan điểm TS Trần Thành Nam, tác giả của nghiên cứu cũng khuyến cáo, khi phát hiện các con có hành vi sexting, cha mẹ không nên cấm đoán, bởi cấm đoán sẽ càng làm các em thêm tò mò.
![]() |
TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) tác giả của nghiên cứu. |
"Khi bắt gặp con cái gửi ảnh hay share các hình ảnh gợi cảm lên mạng thì các bậc phụ huynh cần hiểu được rằng con bắt đầu quan tâm tới chuyện này. Do đó, đây là giai đoạn cần phải nói chuyện với con về vấn đề này một cách nghiêm túc", TS Nam cho hay.
TS Nam cho rằng, các bậc cha mẹ nên nói chuyện để các em có thêm kiến thức cũng như các nguy cơ có thể gặp phải do hành vi gửi tin nhắn, hình ảnh nhạy cảm trên mạng.
"Chẳng hạn các bậc cha mẹ có thể nói với con rằng, việc con gửi các tin nhắn hình ảnh trên mạng có bị phán tán và đó là một hành vi vi phạm pháp luật"- TS Nam nói.
Bắt gặp mới giải thích là muộn
Trong khi đó, PGS. TS Trần Thu Hương, phó Trưởng Khoa Tâm lý (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho rằng, việc giải thích cho con về vấn đề giới tính và những yếu tố nguy cơ của hành vi sexting không nên để tới lúc bắt gặp mới giải thích.
PGS Hương cho biết, tuổi dậy thì của các em hiện nay có đã sớm hơn tuổi 14-15. Khi bước vào độ tuổi này, các em bắt đầu cảm nhận sự thu hút với những người khác về giới tính. Do đó, PGS Hương cho rằng, không nếu đợi tới lúc bắt gặp con có hành vi sexting thì mới giải thích sẽ không giúp các con hình dung hết mọi chuyện.
"Các bậc cha mẹ nên bắt đầu làm chuyện này sớm hơn", PGS Hương khuyến cáo.
PGS Hương cũng cho rằng, thay vì tức giận và cấm đoán các con, cha mẹ nên trở thành người bạn của con, tâm sự để giúp các con hình dung được hệ quả đằng sau hành vi của mình.
"Việc tức giận, ngăn cấm của cha mẹ thực tế không giúp con nhận thức được hậu quả của hành vi. Chúng sẽ tiếp tục giấu cha mẹ để thực hiện hành vi của mình. Phụ huynh sẽ không thể kiểm soát hết được việc làm của các con", PGS Hương nhận định.
"Việc nhắn tin, gửi ảnh chỉ là nhắn tin, gửi ảnh thôi, chưa có hệ quả gì nghiêm trọng. Nhưng tiếp sau nó là những hành vi tiêu cực có thể xảy ra mới là vấn đề. Do đó, việc ngăn chặn của bố mẹ là phải ngăn chặn hệ lụy đằng sau nó chứ không phải chuyện các con có nhắn tin nữa hay không", PGS Hương khuyến nghị.
15% chưa phải là con số phản ánh đầy đủ thực tế Thạc sĩ Nguyễn Thanh Đoàncho rằng, việc tỉ lệ 15% các em học sinh thừa nhận từng nhắn tin gợi tình với người khác là bình thường. Tuy nhiên, theo ông Đoàn, hướng nghiên cứu tiếp theo nên làm rõ tỉ lệ này ở từng nhóm đối tượng lứa tuổi cụ thể như thế nào. "Nếu ở lứa tuổi lớp 6 mà tỉ lệ 15% các em có hiện tượng nhắn tin, gửi hình ảnh gợi tình cho bạn thì rõ ràng là rất đáng báo động. Tuy nhiên, ở lớp 9, các em đã trưởng thành hơn và ý thức rõ hơn về giới tính thì con số này lại khá bình thường". Trong khi đó, PGS. TS Trần Thu Hươngcho rằng, con số 15% học sinh, sinh viên có hành vi sexting hoàn toàn không phải là con số bất ngờ với giới nghiên cứu tâm lý học. Bởi lẽ, trong thực tế, con số có thể còn lớn hơn. "Các học sinh THPT rất nhiều bạn đã có mối quan hệ với các bạn khác giới rồi. Do vậy, việc các em học sinh THCS có hành vi gửi tin nhắn, gửi ảnh là chuyện bình thường. Và con số 15% có thể chưa phản ánh chân thực suy nghĩ của các em", PGS Hương nhận định. |