Đại diện Lenovo cho biết nhu cầu thuê dịch vụ CNTT đang tăng mạnh ở 4 ngành chính: sản xuất, giáo dục, bán lẻ, nhà máy thông minh. Đây cũng là các mảng công ty sẽ tập trung khai thác.
Áp lực thuê ngoài cũng xảy ra tương tự tại Việt Nam. Ông Ivan cho hay, trong giai đoạn hiện nay nhân viên các doanh nghiệp đang làm việc mọi nơi, từ nhà ra quán cà phê và cả khi đang du lịch hay di chuyển. Khi đó, các công ty sẽ cần được hỗ trợ nhiều hơn về CNTT.
Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ chuyển sang môi trường đám mây lai để phục vụ các thiết lập công việc từ mọi nơi, khi đó họ sẽ cần hướng dẫn để vận hành hệ thống phức tạp này. Họ sẽ dựa vào các dịch vụ được thuê ngoài để đáp ứng nhu cầu về bảo mật, tiện lợi và sự linh hoạt.
Nhờ thuê ngoài các dịch vụ như đám mây hoặc hệ thống CNTT, doanh nghiệp có thể chọn trả tiền tuỳ theo thời lượng sử dụng, giúp tối ưu chi phí. Khi đó họ có thời gian tập trung vào kết quả kinh doanh nhiều hơn.
Ngoài ra, nhu cầu học tập từ xa trong đại dịch cũng khiến nhu cầu hỗ trợ về CNTT trong ngành này tăng lên chóng mặt. Ông Ivan cho hay, nhu cầu học trực tuyến ngày càng tăng cao song nhiều trường có cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Chẳng hạn, rất nhiều giáo viên và học sinh không đủ thiết bị sử dụng, hoặc thiết bị của họ không tương thích với hệ thống công nghệ hiện tại của nhà trường, hoặc không bảo đảm bảo mật. Nhu cầu cung cấp thiết bị, giải pháp cho giáo dục trực tuyến tăng mạnh trên toàn cầu, không chỉ riêng tại Việt Nam.
Trong đó, yếu tố bảo mật trong lĩnh vực EdTech cũng ngày càng quan trọng hơn. Nghiên cứu Lenovo-Microsoft gần đây cho thấy sinh viên và người làm giáo dục tại Việt Nam coi bảo mật và quyền riêng tư là hai mối quan tâm hàng đầu khi sử dụng công nghệ để học tập. Do đó, Lenovo có một bộ giải pháp an ninh mạng toàn diện, với các giải pháp đặc biệt đáp ứng mọi nhu cầu nhằm tạo ra một môi trường học tập trực tuyến an toàn.
Lenovo chuyển đổi hướng dịch vụ - giảm gánh nặng CNTT cho doanh nghiệp
Với những thay đổi thị trường và nhu cầu về dịch vụ CNTT ngày càng tăng của doanh nghiệp, Lenovo đã và đang chuyển đổi mình từ một công ty cung cấp thiết bị sang đơn vị cung cấp giải pháp và dịch vụ, tất cả với mục tiêu tăng cường sức mạnh cho các CIO và lãnh đạo CNTT của các doanh nghiệp. Từ đầu năm 2021, Lenovo đã thành lập bộ phận kinh doanh Giải pháp và Dịch vụ (Solutions and Services Group), với các sản phẩm được thiết kế nhằm cung cấp cho các CIO những cách thức dễ dàng hơn để quản lý CNTT, giải phóng họ để tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược của công ty.
Mới đây, Lenovo vừa ra mắt TruScale, cung cấp dịch vụ trọn gói (everything as a service) cho doanh nghiệp, bao gồm cả phần cứng, phần mềm, giải pháp, lẫn bảo trì. Giải pháp này có thể tuỳ ý gia giảm để phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp bất cứ thời điểm nào (pay as you go).
Với giải pháp này, ông Ivan khẳng định có thể cung cấp mọi thiết bị, giải pháp, phần mềm và dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. Lenovo tích hợp các hệ sinh thái của nhiều đối tác khác nhau, như SAP, Nutanix, Microsoft, VmWare, v.v… để hợp nhất lại thành một giải pháp toàn diện, có tính khả mở cao để giúp khách hàng doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô theo nhu cầu.
“Với TruScale, Lenovo giúp tăng cường sức mạnh cho các khách hàng để giải quyết những thách thức công nghệ phức tạp hơn. Chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, giáo dục, bán lẻ và hơn thế nữa,” ông Ivan nói.
Song song đó, Lenovo cũng giới thiệu Lenovo 360, một chương trình framework mới dành cho các đối tác để giúp họ khai thác sâu hơn, hiệu quả hơn thị trường giải pháp và dịch vụ đang ngày càng tăng trưởng trong khu vực này. Lenovo 360 là một hệ sinh thái tập hợp tài nguyên rộng lớn của Lenovo từ con người, chương trình tới các nền tảng kinh doanh mà qua đó, các đối tác sẽ tiếp cận tới một đầu mối liên hệ Lenovo duy nhất cũng như các chương trình đối tác để kinh doanh toàn bộ danh mục các dịch vụ và giải pháp của Lenovo.
“Kênh đối tác cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi để giúp triển khai các dịch vụ và giải pháp tới khách hàng. Với Lenovo 360, chúng tôi có thể giúp các đối tác kinh doanh cung cấp mọi giải pháp & dịch vụ của chúng tôi dễ dàng như bán một chiếc ThinkPad”, ông Ivan khẳng định.
Hải Đăng
" alt=""/>Lenovo thúc đẩy tầm nhìn chuyển đổi hướng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường
Năm tài khóa 2020, Nikon ghi nhận thu nhập 451 tỷ yen, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, lỗ ròng 56 tỷ yen. Bộ phận Hình ảnh đem về hơn 150 tỷ yen nhưng lỗ 35 tỷ yen. Theo truyền thông Nhật Bản, Nikon cũng dừng sản xuất máy ảnh trong nước sau hơn 70 năm và chuyển sang Thái Lan để giảm chi phí.
Nếu như vài thập kỷ trước, Nikon là nhà sản xuất máy ảnh DSLR cao cấp số một, nay Canon đã thế chỗ Nikon và trở thành nhà sản xuất máy ảnh full frame lớn nhất. Ngay cả khi bị đẩy xuống hạng 2, vị trí của Nikon cũng không được đảm bảo. Năm 2020, hàng loạt máy ảnh không gương lật full frame ra mắt thị trường. Sony là công ty thúc đẩy xu hướng không gương lật và các hãng khác là người đi sau trong đó có Nikon.
Đối với mảng thiết bị sản xuất bán dẫn, từ chỗ là nhà cung ứng lớn nhất thế giới, nay Nikon chỉ còn thị phần khoảng 7%. Nikon cũng đã bán từ 70 đến 90% thiết bị sản xuất chip cho Intel.
Vì sao nên nỗi?
Có nhiều lý do cho sự sa sút của Nikon. Đầu tiên và quan trọng nhất, Nikon quá nhỏ bé so với các đối thủ. Giá trị vốn hóa của Nikon là 3,764 tỷ USD, thấp hơn Canon (25,08 tỷ USD), Sony (124,1 tỷ USD). Năng lực tài chính của Canon, Sony vượt xa Nikon và không bị lệ thuộc vào máy ảnh như Nikon. Chẳng hạn, Sony có thu nhập từ bán bảo hiểm, tài chính, cảm biến hình ảnh, game, phim ảnh. Nó mang đến nguồn vốn dồi dào cho hoạt động đầu từ và phát triển sản phẩm mới.
Một lợi ích khác của đa dạng nguồn thu, với tư cách một doanh nghiệp, chính là có những trải nghiệm khác nhau. Họ không chỉ tập trung vào một lĩnh vực mà có những mảng miếng khác hỗ trợ. Nếu một bộ phận thất bại, nó cũng không tác động tiêu cực đến doanh thu của cả công ty. Vấn đề mà Nikon đang đối mặt chính là không đủ đa dạng, gắn bó chủ yếu với ngành nhiếp ảnh. Kết quả dễ thấy nhất là kinh doanh giảm sút khi smartphone xuất hiện.
Nguyên nhân thứ hai là Nikon không đánh giá đúng tầm quan trọng của video. Khi mọi nhà sản xuất máy ảnh lớn khác đều nỗ lực phát triển tính năng quay phim, Nikon lại tỏ ra chậm chạp. Canon sở hữu công nghệ lấy nét tự động khi quay phim thuộc hàng tốt nhất, Sony lại giới thiệu khả năng quay phim trong điều kiện thiếu sáng, còn Nikon thì không. Khi ngày càng nhiều nhiếp ảnh gia kiêm cả quay phim, chụp ảnh, video lại càng cần thiết.
Nikon cũng đi chậm một nhịp so với thị trường máy ảnh. Sau năm 2010, ngành công nghiệp máy ảnh thay đổi mạnh mẽ với máy ảnh không gương lật. Người dùng chọn mua máy ảnh không gương lật nhiều hơn do nó nhỏ gọn hơn máy ảnh chuyên nghiệp ống rời (DSLR), trang bị nhiều công nghệ mới. Mãi tới năm 2018, họ mới nhận ra sai lầm và giới thiệu dòng Z nhưng lại hạn chế về các ống kính cung cấp. Thời điểm đó, Sony và Canon đã đánh chiếm phần lớn thị trường máy ảnh không gương lật.
Trong khi đó, trang Nikon Rumors nhận định vấn đề lớn nhất của Nikon chính là khách hàng phải chờ đợi sản phẩm mới của Nikon quá lâu. Ngay cả khi đã ra mắt sản phẩm mới, Nikon cũng rất kiệm lời, khác hoàn toàn các đối thủ khác. Dường như công ty Nhật Bản đã không hiểu hết tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị đại trà và phát hành sản phẩm kịp thời. Nikon tưởng như họ nắm tất cả thời gian trên thế giới nhưng sự thật là thời của Nikon đã qua.
Giám đốc Điều hành Hirotaka Ikegami, người phụ trách bộ phận video của Nikon, tin rằng công ty vẫn còn khả năng phục hồi và kết quả kinh doanh dòng máy ảnh Z là một bằng chứng. Nikon sẽ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, phát triển bất chấp khoản lỗ khổng lồ để có thể tạo sự khác biệt bằng thân máy và ống kính. Trong thời gian tới, hãng sẽ tập trung vào mở rộng dòng sản phẩm không gương lật. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu tất cả đã quá muộn với Nikon hay chưa?
Du Lam
LINE là ứng dụng mạng xã hội hàng đầu Nhật Bản với 86 triệu người dùng hàng tháng, “đè bẹp” Facebook với 26 triệu người dùng.
" alt=""/>Đế chế Nikon và cú trượt dài chưa hồi kết
"Gia đình tôi nghĩ tôi là diễn viên, công việc giờ giấc thất thường. Họ nghĩ tôi đi ra ngoài có nhiều mối quan hệ, tôi cặp đại gia, tôi có cuộc sống tốt hơn nên quên những năm gắn bó cùng nhau vượt qua khó khăn với chồng,...", Huyền Lizzie nói.
Huyền Lizzie khẳng định công việc chưa bao giờ là rào cản để cô cùng chồng xây dựng hạnh phúc. Chồng Huyền Lizzie và cả gia đình nhà chồng đều ủng hộ cô làm diễn viên, dù có lúc mẹ chồng khuyên Huyền Lizzie kiếm việc khác nhàn hơn để làm.
"Vợ chồng ly hôn tất nhiên phải có chuyện, mà nói ra thì thành nói xấu nhau. Tôi chỉ có thể nói rằng, tôi đã cố gắng hết sức trước khi quyết định xách vali ra khỏi nhà", Huyền Lizzie chia sẻ.
Huyền Lizzie trải lòng rằng khi quyết định lấy chồng năm 24 tuổi, nhiều người cũng nghĩ cô "tính toán" và lấy được chồng đại gia nhưng Huyền Lizzie khẳng định rằng đó là một tình yêu không vụ lợi.
"Tình yêu tuổi sinh viên cũng có sự thiếu chín chắn. Khi lấy chồng, tôi mới 24 tuổi, chưa có đủ kinh nghiệm lẫn trải nghiệm để bước vào cuộc sống hôn nhân, làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Lúc đó tôi suy nghĩ đơn giản rằng yêu nhau gần 6 năm rồi thì cưới thôi. Tôi không biết rằng, để đi cùng nhau đến hết cuộc đời thì yêu thôi chưa đủ", Huyền Lizzie tâm sự.
Cuộc hôn nhân tan vỡ, Huyền Lizzie chỉ mong mình đủ bản lĩnh và nghị lực để nuôi dạy con trai 4 tuổi thành người tử tế. Cô cũng vô cùng day dứt khi để bố mẹ đẻ phải chứng kiến cảnh đau lòng đó.
![]() |
Sau nửa năm khủng hoảng, hiện tại Huyền Lizzie đã lấy lại được tinh thần và hăng say với công việc hơn. |
"Tôi không chia sẻ gì với bố mẹ cho tới khi tôi xách vali về nhà hôm 27 Tết. Tôi khóc, bố mẹ tôi khóc. Bố mẹ thương tôi vì sao tôi "lì lợm" không chịu chia sẻ gì, họ nghĩ tôi vẫn đang vô cùng hạnh phúc. Những ngày ở nhà mẹ, tôi chỉ muốn khóc thật to, mỗi lần nhìn con, tôi càng khóc bởi tôi lo tương lai cho con, con đường tương lai của mình nữa. Có lúc đang ngồi ăn cơm ngoài phòng khách tôi bỗng ném cái bát xuống sàn mà không hiểu vì sao, rồi òa lên khóc. Mẹ tôi ôm cháu trong phòng ngủ thấy thế cũng khóc theo. Nem nhìn thấy mẹ khóc, bà khóc thì cũng sợ hãi khóc", Huyền Lizzie bộc bạch.
Huyền Lizzie cho biết cô mất nửa năm để cân bằng mọi thứ. Nữ diễn viên 'Chạy trốn thanh xuân' mua được nhà bằng tiền mình kiếm được, giữ quan hệ bình thường, lịch sự với gia đình chồng. Khi công việc bận rộn, Huyền Lizzie vẫn nhờ ông bà nội trông con.
Tình Lê
Diễn viên 'Chạy trốn thanh xuân' nói cô là đại gia của chính mình. Huyền Lizzie tự lo cho cuộc sống mà không cần phải dựa vào bất cứ ai.
" alt=""/>Huyền Lizzie chia tay chồng sau 4 năm chung sống