Các quan chức y tế cũng báo cáo, ít nhất 180 người khác đã bị thương khi 4 tay súng xả đạn vào đám đông xem hòa nhạc ở trung tâm Crocus City Hall tại Krasnogorsk, ngoại ô tây bắc Moscow, rồi phóng hỏa đốt tòa nhà này tối 22/3.
Các nguồn thạo tin tiết lộ, nguyên nhân chính khiến các nạn nhân tử vong là do trúng đạn hoặc hít phải khói độc từ đám cháy. Số trường hợp thiệt mạng vì vụ khủng bốdự kiến sẽ còn tăng lên do nhiều người bị thương nặng và gặp biến chứng phức tạp.
Các vũ khí và đạn dược cơ quan điều tra Nga thu giữ được tại hiện trường vụ tấn công khủng bố. Nguồn: Ủy ban điều tra Nga
Trong báo cáo công bố ngày 24/3, Ủy ban điều tra Nga thông tin thêm, lực lượng chức trách đã thu giữ tại hiện trường "4 bộ đạn dược với 28 băng đạn và hơn 500 viên, cùng 2 khẩu súng trường tấn công Kalashnikov của những kẻ tấn công”.
Họ cũng phát hiện một khẩu súng lục Makarov và một băng đạn súng trường tấn công Kalashnikov trong chiếc xe hơi mà những kẻ gây án sử dụng để tẩu thoát.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo đã bắt giữ 4 kẻ bị cáo buộc trực tiếp gây ra vụ khủng bố ở Crocus City Hall hôm 23/3, tại vùng Bryansk gần biên giới với Ukraine. Cho đến hiện tại, nhà chức trách đã bắt tổng cộng 11 nghi phạm.
Tuy nhiên, mở đầu Bài 53 - Mặt Trăng, trang 183 viết: “Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được”.
![]() |
Sách Khoa học Tự nhiên 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống |
Câu này dẫn đến hiểu nhầm rằng, Mặt Trăng có hai bán cầu, một lúc nào cũng được chiếu sáng, còn một thì lúc nào cũng tối, và ta không nhìn thấy được nửa tối đó.
Câu trên còn cho rằng, vì là hình cầu nên Mặt Trăng lúc nào cũng chỉ có một nửa được chiếu sáng. Vậy thì, các hành tinh khác cũng hình cầu, trong đó có Trái Đất ta đang sống, lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa hay sao?
Từ xa xưa, khi chưa có những thiết bị bay quan sát không gian, người ta chưa bao giờ nhìn thấy mặt xa, nên gọi nó là dark side (mặt tối). Giờ đây, không có nghĩa là mặt đó nằm trong bóng tối do không được Mặt Trời chiếu sáng, như viết trong sách. Trong tiếng Việt nên tránh dùng từ “mặt tối” dễ gây hiểu lầm.
2. Những câu trên có liên hệ đến một mô hình sau đó. Ở trang 186, cuốn sách hướng dẫn các em làm mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng. Đó là một hộp kín bằng bìa cứng. Trên thành hộp có khoét một lỗ để chiếu đèn pin vào (làm Mặt Trời). Trong hộp có treo một quả bóng cố định (làm Mặt Trăng). Xung quanh hộp đục thủng một số lỗ nhỏ để ghé mắt nhìn (làm người quan sát trên Trái Đất).
![]() |
Mô hình quan sát Mặt Trăng cho trong sách |
Với cách làm như vậy, không chỉ đối với quả bóng, mà nói chung đối với vật thể hình dáng bất kì, khi chiếu luồng ánh sáng vào thì chỉ mặt vật thể hướng về nguồn sáng được chiếu sáng, nếu vật thể đó không quay. Mô hình này không đúng ở chỗ, Mặt Trăng là cố định, không quay, còn người quan sát/Trái Đất thì chuyển động quay quanh Mặt Trăng!
Thực ra, Mặt Trăng xoay quanh trục của nó một vòng đồng thời cũng quay được một vòng quanh Trái Đất, và cả hệ Trái Đất – Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
3. Có thể người soạn sách từ đầu đinh ninh rằng “lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối”, nên các từ “nửa tối” và “nửa sáng” còn gặp lại nhiều lần nữa trong các trang sau. Ví dụ, ở trang 184 xuất hiện những câu:
- “Không Trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng”;
- “Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn”.
Như thế nghĩa là lúc nửa này lúc nửa kia của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. Thực ra, như đã nói trên, chỉ có một mặt là mặt nhìn thấy của Mặt Trăng luôn hướng về Trái Đất mà thôi, nên đơn giản phải viết là:
- Không Trăng: khi mặt nhìn thấy của Mặt trăng hoàn toàn không được chiếu sáng;
- Trăng tròn: khi mặt nhìn thấy của Mặt trăng được chiếu sáng hoàn toàn.
Ta nhìn thấy hình dáng Mặt Trăng thay đổi dần từ không trăng sang lưỡi liềm, bán nguyệt, trăng tròn giữa tháng, rồi khuyết dần đến lưỡi liềm cuối tháng Âm lịch; đó chỉ là những phần sáng thấy được trên mặt nhìn thấy của Mặt Trăng.
4. Cuối bài, ở mục “Em có biết?”,nhằm gợi ý các em mở rộng kiến thức và kết nối với cuộc sống, có những câu:
- “Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất 27,32 ngày”.
Đây là thời gian Mặt Trăng xuất hiện trở lại ở một vị trí cố định trong không gian, khi lấy nền các sao xa làm mốc chuẩn. Chu kì này (gọi là chu kì theo sao) thường chỉ có ý nghĩa với các nhà Thiên văn học.
Mặt Trăng còn có một chu kì thứ hai (gọi là chu kì giao hội) gần gũi với cuộc sống hơn. Cứ trung bình khoảng 29,5 ngày, khi quan sát từ Trái Đất, ta lại thấy Mặt Trăng xuất hiện trở lại ở cùng một vị trí trên bầu trời so với vị trí của Mặt Trời. Nếu muốn kết nối với thực tế thì nên giới thiệu cho các em chu kì thứ hai này thay cho chu kì thứ nhất; bởi vì, chu kì 29,5 ngày sẽ giúp các em về sau hiểu vì sao có tháng thiếu (29 ngày) và tháng đủ (30 ngày) xen kẽ nhau trong Âm lịch thường dùng;
- Cũng ở mục cuối đó, có đoạn viết: “Khi Mặt Trăng quay quanh trục của nó được một vòng thì đồng thời cũng quay quanh Trái Đất được đúng một vòng. Do đó, luôn luôn chỉ có một phía của Mặt Trăng hướng về Trái Đất cho ta quan sát được”. Lạ thay, câu này hoàn toàn đúng, nhưng như vậy, các tác giả cuốn sách đã tự làm nó mâu thuẫn với nội dung chính xuyên suốt toàn bài!
Xin được chia sẻ những ý kiến trên đây với các bạn đọc và phụ huynh quan tâm, đặc biệt các thày cô có thể tham khảo khi chuẩn bị bài giảng.
PGS.TS Phan Văn Khôi(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
Trong phiên trả lời chất vấn sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tới đây sẽ đồng hành cùng các NXB và nhóm tác giả trong việc biên soạn SGK.
" alt=""/>Sách Khoa học Tự nhiên 6 viết sai về Mặt TrăngBà Thắm hiện là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ.
Bà Thắm bị kỷ luật cảnh cáo, do liên quan đến các sai phạm theo nội dung kết luận của Thanh tra thành phố và kết quả giải quyết tố cáo.
![]() |
Bà Trần Hồng Thắm, nguyên GĐ Sở GD-ĐT Cần Thơ bị kỷ luật cảnh cáo |
Theo nguồn tin này, UBND TP Cần Thơ triển khai quyết định kỷ luật đối với bà Trần Hồng Thắm vào thứ sáu tuần trước.
Ngoài ra, ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ cũng bị kỷ luật khiển trách.
Trước đó, thanh tra TP Cần Thơ đã có thông báo kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác cán bộ tại Sở GD-ĐT, giai đoạn 2018-2019.
Thanh tra TP Cần Thơ đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của Sở GD-ĐT trong rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, quản lý...
Theo đó, Thanh tra đề nghị Chủ tịch UBND TP Cần Thơ giao cho Sở Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND TP xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đối với Giám đốc Sở GD-ĐT và có trách nhiệm của tập thể lãnh đạo vì để xảy ra thiếu sót, sai phạm trong công tác cán bộ, gây dư luận không tốt trong thời gian qua.
Đồng thời, tham mưu, kiến nghị Ban Cán sự Đảng UBND TP báo cáo Thường trực Thành ủy để xem xét trách nhiệm về mặt Đảng của cá nhân và tập thể Đảng ủy Sở GD-ĐT. Theo dõi, hướng dẫn Sở GD-ĐT thực hiện thu hồi các quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quyết định điều động, luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, trình tự… đối với các trường hợp đề nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm theo theo đúng quy định.
Thanh tra cũng kiến nghị Chủ tịch UBND TP có văn bản đề nghị Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng xem xét trách nhiệm của tập thể Đảng ủy Sở GD-ĐT do để xảy ra thiếu sót, sai phạm trong công tác cán bộ qua kết kết quả thanh tra.
Đến tháng 8, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã thông báo kết quả giải quyết vụ bà Nguyễn Thị Hồng Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Thạnh Thắng tố cáo đối với bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD-ĐT.
Theo kết luận, nhiều nội dung tố cáo của bà Thảo là đúng, có cơ sở.
Từ kết luận, UBND thành phố Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ được giao tham mưu Chủ tịch UBND thành phố xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu đối với Giám đốc Sở GD-ĐT trong việc để xảy ra thiếu sót, sai phạm…
Ngày 14/6, bà Trần Hồng Thắm (46 tuổi), Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ gửi đơn cho Bí thư Thành uỷ, Ban Tổ chức Thành uỷ và Chủ tịch UBND TP xin nghỉ việc với lý do sức khỏe.
Chiều 24/6, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Thành ủy quyết định điều động, bổ nhiệm bà Trần Hồng Thắm, giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Hoài Thanh
Ngày 8/8, nguồn tin của VietNamNet cho biết, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã thông báo kết quả giải quyết vụ nguyên nữ Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Thạnh Thắng tố cáo đối với bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD-ĐT.
" alt=""/>Bà Trần Hồng Thắm nguyên giám đốc Sở Giáo dục Cần Thơ bị kỳ luật cảnh cáo