Không giống như gỗ, gạch đá và các vật liệu thông thường khác, để tạo nên những đồ vật bằng các chai nhựa này không phải là việc dễ dàng. Vì vậy mà các nhà khoa học từ Viện Hasso Plattner đã phát triển một phần mềm có tên là TrussFab, cho phép các mô hình 3D và các thiết kế có thể tự động chuyển thành cấu trúc được lắp ráp từ chai nhựa, làm cho chai nhựa trở thành vật liệu bình thường và ta chỉ cần lắp ráp lại theo đúng thiết kế của máy tính.
Phần mềm TrussFab không chỉ tự động tính toán số chai nhựa cần thiết để tạo nên đồ vật, nó còn có khả năng tính toán áp lực và tải trọng của đối tượng được tạo ra. Ví dụ: phần mềm có thể tính toán và tăng cường thiết kế sao cho một chiếc ghế làm từ chai nhựa có thể chịu được trọng lượng hơn 80 kg.
Thay vì sử dụng keo hoặc băng dính, TrussFab giúp tạo ra các đầu nối để giữ các chai nhựa lại với nhau. Sử dụng một máy in 3D để tạo ra các đầu nối, mỗi đầu nối thậm chí chỉ vừa với một chai duy nhất, từ đó giúp phân biệt để có thể dễ dàng lắp ráp theo hướng dẫn. Sau đó các chai được cố định bởi đinh vít hoặc gen ở trong đầu nối. Trong trường hợp phải nối hai phần đít chai lại với nhau, chỉ cần sử dụng một đinh vít hoặc bu lông để giữ chúng lại với nhau.
Vẫn chưa có thông tin chính thức về việc khi nào phần mềm TrussFab được công bố rộng rãi, nhưng ngay từ bản demo, có thể thấy việc khó nhất mà bạn cần làm là thu thập đủ số lượng chai nhựa cần thiết, phần còn lại sẽ được TrussFab xử lý.
Theo GenK
" alt=""/>Một vật in 3D nhỏ bé có thể giúp xây nhà bằng chai nhựa dễ dàng hơn bao giờ hếtCũng theo VNPT, trước đó, vào ngày 1/1/2018, Petrolimex đã chính thức phát hành hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành hóa đơn giấy và giai đoạn đầu đã triển khai tại Công ty Mẹ Tập đoàn và Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình.
Từ đó đến nay, VNPT và Petrolimex đã hoàn thành tích hợp Hóa đơn điện tử trên các hệ thống quản trị của Petrolimex, tập huấn và hỗ trợ vận hành giải pháp Hóa đơn điện tử tại các Công ty Xăng dầu trong cả nước.
Ghi nhận tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình đã cho thấy, sau khi áp dụng Hóa đơn điện tử được 3 tháng, khách hàng của đơn vị chủ yếu là các hãng vận tải, hãng taxi, doanh nghiệp ký hợp đồng cấp lẻ đánh giá việc sử dụng hóa đơn điện tử khá thuận lợi và an toàn.
Theo chia sẻ của bà Lê Thị Gấm - Kế toán công ty Xuất nhập khẩu Đông Dương, sau khi sử dụng hóa đơn điện tử trong thanh toán dịch vụ xăng dầu nhận thấy tiết kiệm được thời gian đi lại để lấy hóa đơn, giảm rủi ro rách hay mất hóa đơn, tiện lợi trong khâu lưu trữ hóa đơn.
" alt=""/>Petrolimex dùng giải pháp hóa đơn điện tử của VNPT trên toàn hệ thốngTrong khi Cambrige Analytica (công ty khiến Facebook bị chỉ trích thậm tệ những ngày qua) dùng nguồn thông tin này để "đầu độc" quan điểm chính trị của người dân, thì tại Việt Nam, thông tin cá nhân này được rao bán rẻ mạt trên các trang mạng với mục đích chạy quảng cáo.
Theo anh Huy, những dữ liệu người dùng tại Việt Nam đã bị rò rỉ từ 4 năm trước. Và đã bị "dân trong nghề" tải toàn bộ về lưu trữ, tạo ra các bản sao, khiến Facebook không thể thu hồi hoặc hủy những dữ liệu rò rỉ.
Quay trở lại năm 2014, thời kỳ Facebook còn "ngây thơ" trong việc cấp quyền truy cập cho các ứng dụng. Khi đó, ứng dụng HTC Sense, nền tảng Widget đồng bộ thông tin người dùng lên giao diện di động của HTC là "cần câu" thông tin người dùng. Nó yêu cầu đầy đủ các quyền truy cập mà trong giới gọi là "token full quyền".
Những thông tin người dùng buộc phải cung cấp cho HTC Sense bao gồm thông tin cá nhân, thông tin bạn bè, địa chỉ email, tin nhắn, video... Gần như đầy đủ mọi thứ mà người dùng thực hiện trên Facebook đều được mạng xã hội này trao cho HTC Sense.
![]() |
Lổ hổng HTC Sense được giới "đạo tặc" Internet năm 2014 xem như "huyền thoại về cấp quyền cho bên thứ ba". |
Lợi dụng một lỗ hổng "chết người" này, một số hacker tạo ra các ứng dụng mang tính vui vẻ như "kiếp trước bạn là ai?", "bạn trông thế nào sau 60 năm nữa?" để kết hợp với HTC Sense nhằm lấy tất cả quyền trên.
Ngoài HTC Sense, các hacker còn ưa chuộng các ứng dụng khác như Facebook for iOS, Facebook for Android... để chiếm lấy token của người dùng.
Token là một đoạn mã được Facebook dùng để định danh một tài khoản cụ thể, thực hiện nhiều thứ thay người dùng mà không cần mật khẩu. Nó có thể thay mặt người dùng thực hiện nhiều tác vụ, không cần phải trực tiếp quản lý (không cần biết mật khẩu). Thông thường các token có giá trị trong vài ngày. Nhưng token Facebook cấp cho HTC Sense có thời hạng tới 6 tháng, đủ để lấy những dữ liệu quan trọng trong thời gian dài.
"Hoạt động này người trong giới được gọi là 'via tài khoản' bằng HTC Sense. Sau khi lấy toàn bộ thông tin trên, nó sẽ được lưu trữ trên máy tính, ổ cứng. Người dùng, Facebook, HTC hoàn toàn không có một cơ hội nào để đòi lại những thông tin đó, hoàn toàn bất lực", anh Nguyễn Nhân, người làm trong lĩnh vực Facebook Marketing ở TP.HCM cho biết.
Hầu hết dữ liệu trên đều bắt nguồn từ sai lầm mà Facebook và các ứng dụng bên thứ ba gây ra cách đây nhiều năm. Vì vậy, Facebook có làm gì chăng nữa cũng không thể chuộc lại lỗi lầm của chính mình.
Dạo một vòng internet, dễ dàng tìm được nhiều công cụ truy xuất số điện thoại, email người dùng Facebook. Hay nói cách khác, chỉ cần bỏ tiền, người mua sẽ có được số điện thoại của bất kỳ ai nếu biết địa chỉ Facebook.
Chỉ với một triệu đồng cho một tháng sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể lấy được hàng chục nghìn số điện thoại, email, nơi ở của người dùng Facebook. Tỷ lệ lấy được thông tin này thành công tại Việt Nam được chủ web cam kết trên 90%.
Khách hàng chính của các trang web trên thường là người bán hàng online, thường xuyên sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook. "Bạn muốn bán đồng hồ đắt tiền? bạn chỉ cần quét hết số điện thoại của những người có bạn bè với một người giàu có nào đó mà bạn biết hay đã tưng bấm thích một thương hiệu cao cấm nào đó.
Sau khi có số điện thoại, bạn thêm vào chiến dịch quảng cáo Facebook của mình. Quảng cáo đó sẽ được tiếp cận đến đúng mục tiêu", anh Nhân mô tả cách những dữ liệu trên được sử dụng.
" alt=""/>Hàng chục triệu người dùng Facebook VN có thể đã bị lộ số điện thoại