Hơn 20h, chị Phương Thảo (SN 1982) - chủ một quầy hàng bò lá lốt - bước ra đường, ngóng bên trái rồi bên phải, tìm kiếm vị khách cuối cùng trong ngày. Nhìn con phố vắng hoe, chỉ có xe máy chạy vù qua, chị Thảo ngậm ngùi trở lại quầy hàng, thở dài rồi bắt đầu dọn dẹp.
Chị Thảo là tiểu thương buôn bán trên Phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền (quận 3, TPHCM), mở cửa hàng trước khi phố ẩm thực này được khánh thành không lâu.
Phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền vắng vẻ dịp cuối tuần (Ảnh: Mộc Khải).
Thời điểm đó, nhiều cơ chế mới được đưa ra với mục đích biến đoạn đường Nguyễn Thượng Hiền trở thành con phố ẩm thực sầm uất, nhộn nhịp. Không chỉ chị Thảo mà dường như tiểu thương nào ở đoạn đường này cũng kỳ vọng tương lai "mua may, bán đắt".
Thế nhưng, không lâu sau đó, phố ẩm thực này khiến tiểu thương không khỏi thất vọng và lo lắng vì sự vắng vẻ, dù là cuối tuần.
"Ngày trước tôi bán rất được, nhưng khi thành lập phố ẩm thực thì mọi chuyện lại khác. Lúc thì chặn xe chỉ cho người đi bộ, lúc thì chặn xe một chiều, rồi lại mở đường cho xe chạy bình thường.
Ban đầu mỗi ngày tôi bán 8kg bún - hơn 100 phần ăn, còn bây giờ mỗi ngày bán 5kg bún cũng không hết. Thay đổi hoài nên dù bây giờ đường trở lại như cũ, tôi vẫn không buôn bán được như lúc đầu. Đúng là càng làm càng tệ", chị Thảo cho hay.
Tuy nhiên, số lượng cơ sở giáo dục của doanh nghiệp trong cả nước hiện nay còn hạn chế, khi có 46 trường cao đẳng thuộc doanh nghiệp/397 tổng số trường cao đẳng (chiếm tỉ lệ 11,6%); có 84 trường trung cấp thuộc doanh nghiệp/519 tổng số trường trung cấp (chiếm tỉ lệ 16,1%); 181 trung tâm thuộc doanh nghiệp/1.032 tổng số trung tâm (chiếm tỉ lệ 17,5%).
Những cơ sở GDNN thuộc doanh nghiệp, chủ yếu đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ví dụ như Trường Cao đẳng Việt Nam – Singapore (Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore, Bình Dương); Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất (Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi); Trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải (Khu Phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải, Quảng Nam).
Số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp còn ít. Ảnh minh họa: Hạ Anh. |
Trong khi đó, hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, góp phần tăng quy mô đào tạo trong cả hệ thống và tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo nghề nghiệp.
Người học sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm trong doanh nghiệp. Đặc biệt đào tạo tại doanh nghiệp còn tiết kiệm chi phí và thời gian của cả người học và doanh nghiệp. Nhờ có các cơ sở này đã giúp tăng thêm cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Người lao động của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp không bị gián đoạn thời gian sản xuất.
Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.
Hải Nguyên
- Đó là định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra đến năm 2020.
" alt=""/>Số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp còn ít