iPhone lock là sản phẩm được Apple phân phối riêng cho các nhà mạng nước ngoài, đa phần tại thị trường Mỹ và Nhật Bản. Do có giá khá rẻ (vì phải ràng buộc với nhà mạng) nhiều chiếc điện thoại loại này đã được nhập về, sau đó phân phối lại tại Trung Quốc và Việt Nam.
Vì được sản xuất cho một số thị trường dành riêng, iPhone lock buộc phải dùng SIM ghép như một hình thức “lách luật” để có thể sử dụng tại các quốc gia khác. Điều này dẫn đến tình trạng iPhone lock thi thoảng lại lăn ra “đột tử” mỗi khi có đợt thắt chặt chính sách xử lý sản phẩm khóa mạng của Apple.
Sau một thời gian bị vô hiệu hóa tại Việt Nam, trên các diễn đàn công nghệ, nhiều người đang chia sẻ về một dãy số ICCID mới có khả năng “hồi sinh” những chiếc iPhone lock bị đột tử. Dãy số ICCID mới bao gồm các ký tự “89014103270421600735”.
Không nên ham rẻ dùng iPhone lock
Việc đổi ICCID để kích hoạt lại những chiếc iPhone lock “đột tử” không phải là mới. ICCID (Integrated Circuit Card Identifier) là mã số của SIM. Mỗi dãy số ICCID đều là duy nhất và là đặc điểm nhận dạng riêng cho thẻ SIM, tương tự như số chứng minh nhân dân hay tài khoản ngân hàng.
![]() |
Những chiếc iPhone lock từng phải sống dựa dẫm vào SIM ghép, tuy nhiên, một số người sử dụng giờ đây không còn mua SIM ghép bản mới nữa mà tự sửa mã ICCID. Ảnh: Trọng Đạt |
Về nguyên tắc, ICCID là duy nhất. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian, chi phí, một số nhà sản xuất SIM ghi mã ICCID lên nhiều SIM và xuất ra thị trường. SIM này vô tình hoặc cố ý được kích hoạt trên nhiều chiếc iPhone khác nhau.
Máy chủ Apple khi kích hoạt nhiều lần cùng một ICCID trên nhiều mạng khác nhau sẽ mặc định đây là SIM Unlock (mở khóa mạng). Điều này dẫn đến việc cho phép mở khoá trên chiếc SIM mang mã ICCID này. Đây chính là lỗ hổng được các nhà làm SIM ghép lợi dụng để qua mặt Apple.
Trước đây, sau mỗi đợt rà soát của Apple, các nhà làm SIM ghép lại tiến hành đổi mã ICCID để cập nhật lên phiên bản mới. Tuy vậy, khi biết mã ICCID mới, một số người sử dụng không mua SIM ghép bản mới nữa mà tự sửa mã ICCID để cập nhật cho chiếc điện thoại của mình.
![]() |
Do có giá khá rẻ, những chiếc iPhone lock từng rất phổ biến và được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Thế nhưng với việc thắt chặt chính sách quản lý các sản phẩm khóa mạng của Apple, người dừng đang ngày càng thờ ơ hơn với những chiếc điện thoại lock. |
Đây là cách đơn giản và miễn phí để giúp cho những chiếc iPhone lock bị khóa mạng có thể hoạt động trở lại. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của các đoạn mã ICCID giúp mở khóa iPhone sẽ không kéo dài.
Apple đang ngày càng thắt chặt việc quản lý các dòng sản phẩm lock. Cũng chính vì vậy, người dùng iPhone lock sẽ luôn phải canh cánh nỗi lo không biết Apple sẽ khóa chiếc điện thoại của mình một lần nữa khi nào.
Hiện trên thị trường không khó để tìm mua những mẫu smartphone chính hãng với giá bán ở mức bình dân. Lựa chọn những chiếc điện thoại chính hãng sẽ an toàn và ổn định hơn rất nhiều so với iPhone lock. Do đó, người dùng di động cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua một chiếc iPhone bản khóa mạng để sử dụng.
Trọng Đạt
" alt=""/>iPhone lock “đột tử” bỗng “sống dậy” nhờ mã ICCID mớiSự việc đau lòng diễn ra ngày 17/7 vừa qua tại một trường mầm non trên địabàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Cả 4 cháu bé đều là học sinh cùng lớp 5 tuổi.
Trong lúc chơi đùa, 4 cháu bé nhặt được một gói bột màu trắng, nghĩ là đườngnên rủ nhau bóc ra ăn. Được phát hiện kịp thời, các cháu được đưa tới Bệnh việnđa khoa tỉnh Hưng Yên cấp cứu, sau đó được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trungương trong chiều cùng ngày.
Kiểm tra gói bột, mọi người hoảng hốtphát hiện đây là gói bột thông cống.
![]() |
Cháu H. với những tổn thương nặng ở vùng miệng sau khi ăn nhầm bột thông cống |
Trong đó trường hợp nặng nhất là cháu Nguyễn Công H.. Cháu bé nhập việntrong tình trạng sốt cao, môi tím, loét sâu vùng miệng và hạ họng, kèm theonhiễm trùng, đau bụng, không nuốt được, hiện vẫn đang nằm điều trị tại viện.
3 trường hợp còn lại tổn thương nhẹ hơn, đã được ra viện điều trị tại nhà.
Với trường hợp cháu H., BS Nguyễn Văn Ngoan, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnhviện Nhi Trung ương cho biết, hiện tại các bác sĩ chỉ đánh giá được tổn thương ởmiệng, họng của bệnh nhân, chứ chưa thể đánh giá được các tổn thương ở thựcquản, dạ dày...
Phải chờ bệnh nhân đỡ loét, đỡ nhiễm trùng ở miệng họng mới cóthể tiến hành nội soi tìm các tổn thương sâu một cách chính xác.
Theo BS Ngoan, các chất tẩy rửa gồm 2 nhóm: nhóm mang tính kiềm có nhiều sútvà nhóm có axit, các chất ăn mòn này nếu ăn, uống phải đều gây tổn thương đườngtiêu hóa với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Trường hợp nhẹ, phát hiện sớm và điều trị thì tổn thương chỉ ở mức độ viêm,đỏ, đau. Trường hợp nặng thì gây trợt, loét nông, loét sâu thậm chí là hoại tửnặng. Tổn thương còn tùy theo loại hóa chất, nồng độ hóa chất, thời gian và liềulượng mà trẻ nuốt hoặc ăn phải.
Trường hợp trẻ nuốt phải các hóa chất có tính ăn mòn, các bác sĩ khuyến cáocần phải thực hiện xử lý ban đầu tốt để tránh tổn thương sâu. Cách đơn giản nhấtlà cho trẻ súc miệng nước muối loãng nhiều lần, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng.
Việc súc miệng hay lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổnthương lan rộng và sâu hơn ở niêm mạc miệng. Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở ytế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc.
Sự việc đau lòng trên một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh với người lớn, cầncất giữ các hóa chất, chất tẩy rửa ở nơi trẻ không nhìn thấy, không tìm thấy hayvới tới được và tuyệt đối không để trẻ tự chơi một mình mà không có người giámsát, để tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.
T.Hạnh
" alt=""/>Ăn nhầm bột thông cống, 4 trẻ cấp cứu