Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam - Vietnam ICT Summit 2018 chủ đề “Hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số” được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cùng Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)-Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính phối hợp tổ chức hôm nay, ngày 17/8.
Trong phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên của điện tử hóa, tự động hóa, tin học hóa sang kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo. Những thành tựu khoa học công nghệ tạo nên kỷ nguyên mới tác động vô cùng sâu sắc đến mọi khía cạnh của sản xuất kinh doanh, từ sản phẩm, xu hướng thị trường và tiêu dùng, kỹ năng, mô hình kinh doanh, cách thức quản trị cho đến sự vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu và cả trong sự tương tác giữa thị trường và nhà nước.
Nhấn mạnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã mở ra một thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại-thời đại số mà dự báo sẽ tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động của Chính phủ và toàn xã hội, Thủ tướng cho rằng, đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước. Để không bỏ lỡ cơ hội này thì trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng CNTT, công nghệ số mang lại và đáp ứng được thách thức của thời đại kinh tế số.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã bắt tay xây dựng CPĐT ngay từ đầu những năm 2000, gắn với quá trình đổi mới thể chế và cải cách nền hành chính và đã có kết quả nhất định. Tuy nhiên, tốc độ còn rất chậm, kết quả còn hạn chế. Vì vậy, Diễn đàn có trách nhiệm nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như thực tiễn xây dựng CPĐT tại Việt Nam và chứng minh việc ứng dụng CNTT, công nghệ số tạo ra phương thức mới cho hoạt động quản trị của Chính phủ là cách tốt nhất để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn thông qua việc tạo thuận lợi và bình đẳng hơn cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Theo Thủ tướng, đây cũng biểu hiện rõ nét nhất giúp tăng cường công khai, minh bạch, phòng ngừa, hạn chế tham nhũng lãng phí trong hoạt động của chính quyền các cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào các hoạt động của nhà nước.
Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, mặc dù Việt Nam đã tiến 10 bậc theo đánh giá của Liên Hợp quốc về CPĐT song vẫn đứng ở vị trí khiêm tốn là thứ 6 trong khu vực ASEAN. Cùng với đó, còn nhiều tồn tại và bất cập trong triển khai CPĐT như: cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện; nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thiếu; hạ tầng thông tin có mức độ an toàn còn thấp; còn rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng CNTT; tốc độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia làm nền tảng còn rất chậm; các hệ thống thông tin dữ liệu chưa được kết nối thông suốt; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 còn rất thấp; việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn mang nặng tính thủ công, giấy tờ.
Dồn sức, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển Chính phủ điện tử
Thủ tướng cũng cho biết, có nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng nền kinh tế số Việt Nam xung quanh 3 trụ cột chính. Đó là hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế. Tiếp theo là tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và thứ ba là chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ CPĐT sang Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ.
" alt=""/>Thủ tướng: Xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầuGalaxy Note 8 của Samsung và iPhone 8 sẽ cạnh tranh với nhau trên thị trường smartphone cao cấp. Một trong hai đã ra mắt chính thức, tuy nhiên, nhờ các bản vẽ CAD bị rò rỉ, chúng ta cũng có được nhiều mô hình iPhone 8 trôi nổi.
![]() |
Theo tin đồn, iPhone 8 có kích thước 143,5 x 71 x 7,5mm, trong khi Note 8 lớn hơn đáng kể, 162,5 x 74,8 x 8,6mm. Cả hai đều có màn hình lớn nhưng phần viền trên iPhone chỉ đủ chỗ cho camera trước và máy quét gương mặt.
![]() |
Bằng cách dọn dẹp một vài bãi quái rừng ngay từ đầu, như Chim Biến Dị, bạn có thể đạt cấp độ 3 nhanh hơn bất cứ đường nào, và có một lượng sát thương vượt trội khi tổ chức gank lần đầu tiên.
Điểm gây tranh cãi nữa là cơ chế thưởng điểm kinh nghiệm sẽ tỉ lệ thuận với độ tụt hậu của người đi rừng so với những người chơi khác trong trận đấu. Có nghĩa là, tướng đi rừng sẽ không bao giờ quá “thọt” ngay cả khi họ bị xâm lăng hay nằm xuống từ sớm…
Tất cả có thể sẽ được thay đổi, theo bài đăng mới đây của Riot Games trên trang diễn đàn chính thức của LMHT.
“Bước đầu tiên sẽ là nhìn nhận ra những gì chắc chắn cần thay đổi”, Andrei "Meddler" van Roon, Đội trưởng đội ngũ thiết kế của Riot, viết. “Sau đó, chúng tôi sẽ xem xét độ khả thi để thực hiện đúng thời gian mà không cần phải hy sinh công việc đang làm với những loại Ngọc.”
Ngọc Tái Tổ Hợplà dự án của Riot trong nỗ lực thay thế toàn bộ hệ thống Bảng & Ngọc Bổ Trợ bằng một thứ duy nhất – và nó tập trung vào đợt nâng cấp Tiền Mùa Giải 2018. Do đó, ngay cả khi Riot đã khám phá ra lượng kinh nghiệm trong khu rừng cần phải thay đổi, thì họ vẫn có thể phải chờ đợi cho tới khi mùa giải mới bắt đầu mới có thể thử nghiệm được nó.
Có vẻ như đội ngũ thiết kế sẽ quyết định thực hiện một số chỉnh sửa nhỏ nhặt trước tiên. Rốt cục, “vấn đề” liên quan tới kinh nghiệm trong rừng không phải là thứ mà tất cả mọi người đều đồng tình.
Ví dụ, Chim Biến Dị cho nhiều điểm kinh nghiệm hơn có thể coi là một lợi thế lớn, nhưng bãi quái này cũng khó bị xóa sổ hơn ở cấp độ 1 so với Bùa Đỏ hoặc
Bùa Xanh, khi chúng yêu cầu sự phối hợp và cả sự nỗ lực.
Tương tự như thế, cơ chế bám sát cấp độ được đưa ra để người chơi xuất hiện trên đường nhiều hơn, thay vì chỉ tập trung ẩn mình trong khu rừng rậm rạp. Vào thời điểm này năm ngoái, toàn bộ đội ngũ thiết kế cần đưa ra hành động thiết thực nào đó để buộc hai người đi rừng phải đụng độ nhau – và trong rất nhiều thời điểm, cả hai đều chỉ chăm chăm kiếm chỉ số quái vật từ bất cứ nguồn điểm kinh nghiệm nào mà họ có thể bắt gặp…
Nó không lành mạnh và sự thay đổi này đã giúp cho tướng đi rừng thay đổi từ vai trò hỗ trợ sang chủ lực với tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn cả đường giữa lẫn xạ thủ. Bất chấp cơ chế đuổi và vượt trội điểm kinh nghiệm có từ nhiều bãi quái rừng, tướng đi rừng thường xuyên ngang bằng hoặc đôi khi có cấp độ thấp hơn so với các đường đơn – và đây không phải là một vấn đề gì quá to tát.
Vấn đề mà nhiều người chơi đang gặp phải ở đây là cơ chế này đang giúp cho những tướng đi rừng dễ dàng quay trở lại hơn, ngay cả khi chúng đã bị vượt trội và hoàn toàn “tắt điện” từ sớm.
Những người đi rừng giỏi muốn có được phần thưởng hậu hĩnh từ những lợi thế khổng lồ giành được ở kẻ địch và họ cảm thấy mình bị trừng phạt khi lựa chọn những tướng cực mạnh đầu trận và đối thủ thì chơi đỡ đòn. Chỉ sau một vài đợt dọn dẹp quái vật nhanh gọn, kẻ địch đã quay trở lại và thể hiện được tầm ảnh hưởng đậm nét, còn họ đánh mất dần sự áp đảo…họ đánh mất dần sự áp đảo.
Người ta lập luận rằng, nếu như không có cơ chế bắt kịp điểm kinh nghiệm, meta đi rừng sẽ tôn vinh những tướng mạnh ở giai đoạn đầu và đỡ đòn khó có thể trụ lại – về cơ bản là cần thiết khi tướng đỡ đòn đang thống trị toàn bộ meta hiện tại.
Mặc dù vậy, tướng đi rừng gank tốt đầu trận lại không có “đất diễn”. Kha’Zix,
Lee Sin và
Elise đều có thể chơi tốt, nhưng các tướng đỡ đòn hiện đang quá mạnh – do đó, cơ chế tăng tiến kinh nghiệm có vẻ như đang bị phóng đại quá mức.
Có lẽ, thay vì gạt bỏ nó, Riot nên suy tính tới việc điều chỉnh khi tướng đi rừng thua thiệt từ hai cấp độ trở lên so với đối thủ. Bằng cách này, những pha xâm lăng rừng mạo hiểm nhưng thành công sẽ xứng đáng hơn, nhưng vẫn tạo ra cơ hội để người chơi LMHTsửa sai.
Phiên bản 7.18 sẽ được Riot sử dụng tại CKTG 2017, và có vẻ như bản cập nhật Tiền Mùa Giải 2018 đang tới rất gần. Nếu Riot quyết định thay đổi cơ chế nhận điểm kinh nghiệm trong rừng, chúng ta có thể biết được thông tin khi họ thử nghiệm nó trên máy chủ PBE sau đây một hoặc hai tháng…
Gnar_G(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Kinh nghiệm nhận được từ quái rừng lại sắp sửa bị thay đổi ở Tiền Mùa Giải 2018