Về vấn đề này, TS. Trịnh Văn Toàn - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Điện lực, cho hay, trước đây nhà trường vẫn chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh Aptis theo mẫu cũ.
Nhưng từ 11/11/2022, sau khi Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu chỉ công nhận chứng chỉ Tiếng Anh Aptis ESOL, trường đã rà soát lại và chỉ công nhận chứng chỉ tiếng Anh theo đúng quy định của Bộ.
Theo ông Toàn, nhà trường cũng rất mong Bộ GD-ĐT cùng Hội đồng Anh thống nhất việc này để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên. “Nếu được cho phép công nhận chứng chỉ Tiếng Anh Aptis theo mẫu cũ, trường sẽ lại chấp nhận”, ông Toàn nói.
Ông Toàn cho hay, Trường ĐH Điện lực rất hỗ trợ các sinh viên thi chứng chỉ B1 để đảm bảo việc xét tốt nghiệp.
Đồng thời, để không ảnh hưởng đến chuyện xin việc của sinh viên, nhà trường cũng có thể tạo điều kiện xét tốt nghiệp bổ sung giúp các em sớm được ra trường. Trước đó, sự việc tương tự cũng diễn ra đối với hàng trăm sinh viên của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).
Các sinh viên phản ứng quyết định của nhà trường khi không chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh Aptis do Hội đồng Anh cấp từ 11/11 đến 22/12/2022.
Cụ thể, các sinh viên này thi và được Hội đồng Anh cấp chứng chỉ Aptis General từ 11 đến 22/12/2022. Trong khi theo phê duyệt của Bộ GD-ĐT, chứng chỉ mà Hội đồng Anh được cấp từ ngày 11/11 là Aptis ESOL International Certificate.
Như vậy, những sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh Aptis do Hội đồng Anh tổ chức từ 11/11 đến 22/12/2022 không được Trường ĐH Tôn Đức Thắng chấp thuận với lý do không đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Vụ việc đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Ngày 27/2, Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) có văn bản yêu cầu các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Aptis chấn chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Theo đó, Cục Quản lý chất lượng đề nghị các bên liên kết chấn chỉnh việc thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài bảo đảm đúng Quyết định số 3646/QĐ-BGDĐT ngày 11/11/2022 của Bộ trưởng GD-ĐT và các quy định của pháp luật hiện hành.
Cục cũng yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Aptis, có biện pháp xử lý bảo đảm quyền lợi của người dự thi.
Cục Quản lý chất lượng cũng đã nhận được báo cáo giải trình của Hội đồng Anh và các bên liên kết tổ chức thi về việc tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Aptis không đúng tên chứng chỉ Aptis ESOL đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt hôm 11/11/2022.
Theo báo cáo giải trình của các bên liên kết, từ khi có quyết định phê duyệt của Bộ (ngày 11/11/2022) đến ngày 22/12/2022, Hội đồng Anh và các bên liên kết tổ chức thi đã tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho hơn 6.000 thí sinh dự thi Aptis.
Chứng chỉ Aptis ESOL là tên gọi mới của chứng chỉ Aptis, đã được tổ chức thi tại Việt Nam từ năm 2013; cụm từ ESOL (English for Speakers of Other Languages) được bổ sung để phù hợp với xu hướng phát triển của khảo thí ngôn ngữ và nhu cầu đánh giá trình độ tiếng Anh của những người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên thế giới.
“Chứng chỉ Aptis có các phiên bản bài thi General, Advanced và For Teachers. Chứng chỉ mới Aptis ESOL cũng có các phiên bản bài thi General, Advanced và For Teachers. Do vậy, chứng chỉ Aptis và Aptis ESOL có giá trị pháp lý như nhau”, báo cáo giải trình của Hội đồng Anh viết.
Theo Hội đồng Anh, trong quá trình thực hiện tổ chức thi Aptis/Aptis ESOL, từ 11/11 đến 22/12/2022, đơn vị này vẫn cấp mẫu chứng chỉ Aptis cũ do phôi chứng chỉ mới chưa kịp về Việt Nam.
Hội đồng Anh lý giải do sơ suất về mặt hành chính, đơn vị này và các bên liên kết chưa kịp thời báo cáo Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT về việc vẫn cấp chứng chỉ Aptis mẫu cũ từ ngày 11/11 đến 22/12/2022.
Như đã đưa tin, cô H. - giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương - bị hàng chục phụ huynh làm đơn xin đổi chủ nhiệm. Lý do là cô đề nghị phụ huynh ủng hộ mua laptop, nhưng khi có ý kiến không đồng ý thì không soạn đề cương ôn tập cho học sinh.
Cụ thể, trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp 4/3 (diễn ra ngày 14/9), cô H. đề nghị phụ huynh hỗ trợ 1 laptop trị giá 4-5 triệu đồng, máy in tài liệu và hỗ trợ cô bảo mẫu của lớp 300 nghìn đồng/tháng. Lúc đó, phụ huynh có ý kiến rằng máy in đã được trang bị từ lớp 3, cô giáo nên liên hệ giáo viên chủ nhiệm cũ để xin lại cho lớp.
Phụ huynh tính toán rằng với chiếc laptop giá 5-6 triệu đồng, mỗi người sẽ phải đóng góp từ 200-300 nghìn đồng. Tuy nhiên, vì còn góp vào việc khác, phụ huynh phải đóng 500 nghìn đồng/người.
Có 29 phụ huynh đã đóng tiền, tổng cộng 14,5 triệu đồng. Cô H. đưa cô bảo mẫu 300 nghìn đồng, đóng quỹ khuyến học 500 nghìn đồng, giữ 13,7 triệu đồng. Nữ giáo viên này nói xin 6 triệu đồng từ số tiền này để mua laptop trị giá 11 triệu (5 triệu còn lại do cô tự bỏ ra) và muốn cái laptop này là của riêng cô.
Có 26 phụ huynh đồng ý, 3 người không đồng ý, còn 9 phụ huynh không ý kiến. Vì vậy, nữ giáo viên đã “dỗi” và nói sẽ không soạn đề cương ôn tập cho học sinh. Sau sự việc, hàng chục phụ huynh đã đứng đơn đề nghị Trường Tiểu học Chương Dương đổi chủ nhiệm, đồng thời không đồng ý để cô giáo H. tiếp tục giảng dạy ở lớp 4/3.
Nguồn cơn của sự việc này là vì hiện nay, hầu hết các trường đại học, học viện trên cả nước đều yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Vì vậy, trước thông tin TOEIC thay đổi cấu trúc đề thi, số lượng câu mỗi phần từ ngày 15/2/2019..., khi trung tâm IIG đã mở đăng kí cho đợt thi tháng 1, sinh viên TP.HCM nháo nhào đến “kiếm suất”.
Chia sẻ những hình ảnh về buổi đăng ký thi TOEIC này trên trang cá nhân, Nguyễn Hoài Thương (sinh viên một trường đại học ở TPHCM) phải dùng đến từ “ám ảnh”.
Thương cho biết dù đến địa điểm đăng ký từ lúc 3h45 sáng, nhưng phải đến gần 9h mới hoàn thành thủ tục sau khi “vật lộn”, chen chúc với hàng nghìn sinh viên khác.
![]() |
Hoài Thương tới địa điểm đăng ký từ tờ mờ sáng |
![]() |
Hàng nghìn sinh viên khác cũng đến sớm không kém. Ảnh: Hoài Thương |
![]() |
Ảnh: Hoài Thương |
![]() |
Chen kín cầu thang các tầng. Ảnh: Hoài Thương |
![]() |
Một sinh viên may mắn lấy được phiếu hện. Nhưng 340 người nữa mới tới lượt sinh viên này vào đăng ký. Ảnh: Doan Nguyen. |
![]() |
Hàng nghìn sinh viên vẫn tiếp tục xếp hàng chờ đến lượt đăng ký thi. Ảnh: Nguyễn Đức |
Mới 3h sáng đã kín người xếp hàng, buổi chiều 13h30 mới mở cửa nhưng từ hơn 12h đã thông báo hết lượt đăng ký. Nhiều người đành bỏ về chờ ngày tiếp theo.
Cấu trúc đề thi TOEIC mới có thực sự làm khó sinh viên?
Theo Báo Hoa học trò, ngày 15/8 vừa qua, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam - đơn vị đại diện của Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) thông báo ETS chính thức cập nhật cấu trúc bài thi TOEIC mới bắt đầu từ ngày 15/2/2019.
Theo ý kiến của Tổ chức này, đề thi TOEIC mới sẽ không khó hơn nhiều so với đề thi cũ, điều khác biệt duy nhất là xuất hiện những dạng bài tập mới, từ vựng cũng gần với thực tiễn đời sống hơn.
Những câu hỏi trong đề thi TOEIC mới sẽ được thiết kế để bám sát việc sử dụng tiếng Anh phổ thông trong môi trường làm việc và giao tiếp thường ngày tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.
Đây là một điểm sẽ khiến các bạn sinh viên yên tâm hơn phần nào đó là cấu trúc mới không có sự thay đổi khác biệt nào về thang điểm, mức độ khó dễ, số lượng và độ dài các phần thi.
Đối với phần thi TOEIC Listening sẽ vẫn giữ nguyên số câu hỏi 100 câu và thời gian thi. Tuy nhiên, các Part trong phần nghe có sự thay đổi số câu. Cụ thể:
- Phần 1 mô tả tranh: Từ 10 câu giảm xuống còn 6 câu.
- Phần 2 hỏi đáp: Từ 30 câu giảm xuống còn 25 câu.
- Phần 3 hội thoại ngắn: Từ 30 câu tăng lên 39 câu, xuất hiện hội thoại 3 người, thêm dạng bài thi nghe kết hợp biểu đồ, bảng biểu cho sẵn.
- Phần 4 bài nói chuyện, độc thoại: Giữ nguyên 30 câu.
Phần thi TOEIC Reading giữ nguyên số lượng câu hỏi và thời gian, chỉ thay đổi trong các Part. Cụ thể:
- Phần 5 hoàn thành câu: Giảm 10 câu còn 30 câu.
- Phần 6 hoàn thành đoạn văn: Tăng 6 câu lên 16 câu. Sẽ có dạng bài thi điền cả câu.
- Phần 7 đoạn đơn: Tăng 4 câu lên 29 câu.
- Phần 8 đoạn kép: Giữ nguyên 25 câu.
Chuẩn đầu ra – hiểu thế nào cho đúng? Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT): “Việc qui định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là thiện ý của Bộ GDĐT thực hiện một trong các mục tiêu của đề án ngoại ngữ và khung trình độ quốc gia đối với người tốt nghiệp đại học phải có trình độ ngoại ngữ 3/6 trong khung ngoại ngữ 6 bậc. Như vậy, nhà trường phải thiết kế chương trình tổ chức dạy học sao cho sinh viên đạt được tiêu chuẩn này. Nhà trường có thể đã thiếu các giải pháp cụ thể đạt được chuẩn đầu ra về ngoại ngữ. Để đạt được chuẩn này bó gọn trong chương trình đào tạo đòi hỏi nhà trường, giảng viên phải tổ chức bố trí sắp xếp thời lượng học tập để đạt được chuẩn đầu ra trong khung học phí mà người học đã nộp. Nói cách khác, người học học theo chương trình và nộp học phí thì nhà trường phải có trách nhiệm đào tạo sinh viên đạt chuẩn đầu ra của chương trình nói chung và chuẩn đầu ra của môn học ngoại ngữ nói riêng”. TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho hay, chuẩn đầu ra chính là những năng lực người học sẽ có được sau khi tham gia khóa đào tạo của nhà trường, là thứ nhà trường cam kết với người học. Ví dụ, nhà trường cam kết chuẩn đầu ra môn tiếng Anh là 450 TOEIC, thì trường phải thiết kế chương trình giảng dạy, đánh giá môn tiếng Anh như thế nào để sinh viên sau khi tích lũy đủ tín chỉ và thi qua môn học đó là đã đạt chuẩn đầu ra. Theo Báo Lao Động |
Ngân Anh tổng hợp
Chỉ gần 11% sinh viên hoàn toàn học tiếng Anh theo chương trình của nhà trường, số còn lại tìm phương thức học bổ sung bởi lo ngại không đáp ứng được yêu cầu đầu ra của trường cũng như nhà tuyển dụng.
" alt=""/>'Né' đề TOEIC mới, sinh viên sài Gòn rồng rắn đăng ký thi từ 3h sáng