Khi ông sắp nghỉ hưu, các học sinh và cựu học sinh của trường đã thể hiện lòng biết ơn của mình dành cho ông Tekle bằng một khoản gây quỹ 6 chữ số.
Quỹ này vốn được bắt đầu như một chiến dịch của các cựu học sinh khóa 2005, đặt mục tiêu quyên góp số tiền 2.005 đô la để làm quà tặng người bảo vệ đã gắn bó với rất nhiều thế hệ học sinh của trường.
Tuy nhiên, sau đó, chiến dịch Go Fund Me đã nhanh chóng thu hút được sự tham gia của cựu sinh viên tất cả các khóa.
Tính tới chiều ngày 11/4, quỹ này đã quyên góp được hơn 178.000 đô la, trong đó hơn 1.700 đô la là từ các khoản đóng góp cá nhân.
“Tôi không kỳ vọng sẽ có một lời tạm biệt lớn đến như vậy” – ông Kief chia sẻ. “Nó đảm bảo sự ổn định cho gia đình tôi”.
Được biết, các nữ sinh sẽ trao món quà này cho ông trong buổi lễ nghỉ hưu được tổ chức vào ngày 18/4 tới.
![]() |
Trường nữ sinh Hockaday |
“Suốt 30 năm qua, Kief là hoàng đế của bãi đậu xe và trong suốt những năm ấy, Kief là trái tim và tâm hồn của Hockaday” – nữ sinh Liza Lee viết trong một bài phát biểu đã chuẩn bị trước. “Ông đã cho chúng ta những bài học về thái độ làm việc, bài học về sự nhã nhặn, bài học về tình yêu”.
Abby Hoak Morton, một học sinh khóa 2005 và hiện đang là giáo viên, cũng là người giới thiệu trang gây quỹ tới bạn bè, đã chia sẻ với tờ Dallas Morning News rằng, cô vô cùng ngạc nhiên về sự thành công của chiến dịch gây quỹ này.
Các cựu học sinh của trường nói rằng ông bảo vệ Kief giống như bác Hagrid của Hogwarts trong Harry Poter. Ông chưa bao giờ quên tên bất cứ học sinh nào. Thậm chí có một lần ông từng bị gãy tay vì đuổi theo một kẻ chạy từ trường ra.
Vì thế, khi cộng đồng trường Hockaday biết tin ông sắp nghỉ hưu, họ cảm thấy không chỉ ngạc nhiên mà còn bồi hồi.
![]() |
Học sinh của Hockaday là con gái của những gia đình quyền quý nhất nước Mỹ |
Cũng theo Dallas Morning News, ông Kief vốn sinh ra ở Ethiopia trong một gia đình giàu có, sống trong một căn biệt thự 8 phòng ngủ. Nhưng gia đình ông đã mất hàng triệu đô la, vật nuôi, 7 bất động sản và khách sạn khi chế độ quân chủ sụp đổ vào đầu những năm 1970.
Sau khi bị bắt vì làm việc cho một công ty dệt may của Nga, ông Kief bị buộc phải rời khỏi đất nước. Ông tìm đường tới Eritrea, sau đó là Sudan – nơi ông làm phiên dịch.
Cuối cùng, ông được một quỹ từ thiện tài trợ để chuyển đến Mỹ và định cư ở Dallas từ năm 1986. Vài năm sau, ông nhận được công việc đầu tiên ở Hockaday.
Từ khi thành lập vào năm 1913, trường Hockaday đã thu hút được nhiều nữ sinh là tiểu thư của những gia đình quyền lực nhất Texas cũng như quyền lực nhất nước Mỹ, trong đó có 2 cô con gái sinh đôi của cựu Tổng thống George W Bush.
Học phí của trường dao động từ 24.040 đô la cho bậc tiểu học tới 53.285 đô la cho bậc trung học.
Những bức ảnh được thầy Nguyễn Hồng Hiệp – giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 chia sẻ trên Facebook cá nhân nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận nói chung cũng như các thầy cô nói riêng.
Thầy Hiệp cho biết, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có 416 học sinh, 28 lớp học và 41 giáo viên. Điều đặc biệt là tất cả các giáo viên của trường đều là thầy giáo. Các thầy vẫn gọi vui là “trường không cô”.
Thông thường, nếu trời nắng ráo, không mưa bão thì cuối tuần các thầy sẽ về nhà, đưa thực phẩm lên để dùng cả tuần. Đến cuối tuần, khi thực phẩm cạn dần, các thầy rủ nhau đi bắt cá, hái rau rừng, hái nấm, mộc nhĩ để cải thiện bữa ăn.
“Muốn bắt được nhiều cá thì phải đi xa. Thường thì mọi người đi suối cách trường khoảng 1-2km. Suối nhỏ, cộng với các thầy cũng không có nhiều thời gian nên cũng chỉ bắt được 1-2 kg cá là nhiều” – thầy Hiệp chia sẻ.
Con đường từ nhà tới trường thường mất từ 1-2 tiếng nếu vào những hôm trời đẹp. Còn vào những ngày mưa bão, các thầy phải mất cả buổi mới lên được tới trường. “Hoặc cuối tuần nếu trời xấu thì các thầy cũng ở lại trường luôn, không phải tuần nào cũng về được. Mưa bão, cầu bắc qua khe qua suối bị trôi, nước ngập nên đi lại rất khó khăn”.
Cũng theo thầy Hiệp, điểm trường mà các thầy đang cắm bản còn rất nhiều cái “không”: không cô, không sóng điện thoại…
Một số hình ảnh các thầy giáo Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (Nghệ An) lội suối bắt cá:
![]() Các thầy chuẩn bị lưới đi bắt cá ![]() ![]() Thầy Vi Văn Thắng hào hứng với "việc làm thêm" bất đắc dĩ ![]() Thầy Nguyễn Hồng Hiệp thu được thành quả bất ngờ ![]() Các thầy trông không khác gì những nông dân "chính hiệu" ![]() Thầy Lương Văn Quân, sinh năm 1974 - một trong số ít thầy giáo chưa lập gia đình - đang tìm hái rau rừng ![]() Ngoài rau, đôi khi còn kiếm được cả nấm và mộc nhĩ ![]() ![]() Túi rau rừng sau một ngày lên núi ![]() Một mẻ cá tươi ![]() ![]() Vì là điểm trường "không cô" nên các thầy cũng xắn tay vào bếp luôn |
Xem thêm:
Đường đến trường vừa đi vừa khóc của giáo viên cắm bản" alt=""/>Giáo viên vùng cao lội suối bắt cá cải thiện bữa ăn