Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là vị vua thứ 36 của nhà Tần. Đồng thời, ông cũng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Sở và Tề, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN.
Sau đó, Tần Thủy Hoàng muốn xây một cung điện đặt ở trung tâm của thiên hạ nên đã ra lệnh xây dựng kinh đô và cung điện ở Hàm Dương. Bởi lẽ, Hàm Dương nằm ở phía Nam của núi Cửu Tôn và phía Bắc của sông Vị, theo phong thủy thì cả phía Nam và Bắc đều thuộc về Dương. Vì thế nơi này được gọi là Hàm Dương nghĩa là quốc vận hưng thịnh như ánh nắng rực rõ.
Cung điện Hàm Dương bắt đầu được xây dựng vào năm 213 TCN, cách thành cổ Trường An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây) hơn 30km về phía Tây. Toàn bộ nơi này đều được Tần Thủy Hoàng quy hoạch dựa theo vị trí của các vì sao. Cung Hàm Dương được đặt ở vị trí đối ứng với ngôi sao Tử Vi.
Theo quan niệm của ông, cung điện Hàm Dương là nơi mình kiểm soát thiên hạ và cũng là vương khí của nhà Tần. Do đó, hệ thống cung điện Hàm Dương lớn tới nỗi trong một ngày mà thời tiết ở các cung thất, điện đài không nơi nào giống với nơi nào. Người ta nói rằng, cung điện huyền thoại này cất giữ vô số vàng bạc, châu báu mà quân đội nước Tần cướp được trong các cuộc chiến.
Trong cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên đã đề cập tới sự đồ sộ của cung điện Hàm Dương từng khiến một thích khách sợ hãi đến mức ngất xỉu.
Người đó chính là Tần Vũ Dương, người đi cùng thích khách Kinh Kha vào cung để ám sát Tần Thủy Hoàng. Theo mô tả của Tư Mã Thiên, mới bước đến bậc thềm của cung điện, vừa ngước nhìn lên, người Tần Vũ Dương đột nhiên run bần bật và ngất đi vì choáng váng trước độ lớn của cung Hàm Dương.
Được biết, diện tích của cung Hàm Dương lớn gấp 4 lần Tử Cấm Thành. Tần Thủy Hoàng xây cung điện to lớn như vậy là để phô trương sức mạnh của nước Tần. Mỗi lần đánh bại một nước, vị hoàng đế này sẽ xây một cung điện trong cung Hàm Dương để đại diện cho nơi đó. Như vậy, vua Tần có thể đứng nhìn ra xung quanh và thấy được 6 nước chu hầu đã quy phục mình là Triệu, Hàn, Ngụy, Yên, Tề và Sở.
Hệ thống cung điện này được xây trên một nền đất cao nằm ở trung tâm thành Hàm Dương. Điểm đặc biệt của cung Hàm Dương là chênh lệnh độ cao từ nền cung tới đỉnh là 100m. Chính vì thế cung Hàm Dương cao hơn hẳn các công trình xung quanh khá nhiều. Điều này tạo ra cảm giác cung điện này như có rất nhiều tầng lớp.
Hơn nữa, người đi từ dưới nhìn lên còn thấy các bậc thang như kéo dài tới vô tận. Do đó, khi Tần Vũ Dương đi từ dưới và ngước mắt lên cứ ngỡ các tòa cung điện xếp thành từng lớp trùng điệp.
Sự uy nghiêm của cung Hàm Dương khiến một thích khách dày dặn kinh nghiệm như Tần Vũ Dương phải run rẩy. Và cũng chính sự hồi hộp lo lắng của Tần Vũ Dương đã khiến cho Tần Thủy Hoàng nghi ngờ và cảnh giác, đồng thời khiến cho hành động ám sát vua Tần của Kinh Kha bị thất bại. Cuối cùng, cả hai đều bị quân Tần tiêu diệt.
Nhưng chỉ 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, Lưu Bang đánh chiếm Hàm Dương, giết Tần Tử Anh và nhà Tần diệt vong. Vào tháng 11 năm 207 trước Công nguyên, Hạng Vũ tiến vào kinh đô Hàm Dương của nhà Tần, đốt cháy cung điện.
Tổng hợp
" alt=""/>Cung điện 'siêu to khổng lồ' khiến thích khách khiếp vía của Tần Thủy HoàngCó mức giảm nhẹ nhất, chỉ 7 triệu đồng là mẫu KIA Morning gồm GT Line và X Line, giá sau giảm chỉ còn 499 triệu.
Kế đến, các mẫu KIA K5 bản thấp, KIA Carnival 3.5G Signature 7 chỗ giảm 10 triệu đồng. Riêng KIA K5 bản cao nhất giảm 25 triệu đồng.
Các mẫu KIA K3 1.6 Luxury, Premium và 2.0 Premium, KIA Sportage 2.0 Signature máy dầu, 2.2D Luxury 1 cầu; KIA Sorento bản Premium và Signature (7 chỗ) 2 cầu đều giảm 20 triệu đồng.
Riêng các mẫu như Sonet, Seltos và Soluto không được giảm giá trong tháng 11.
Lý giải nguyên nhân lần giảm giá này, các đại lý cho biết mục đích chính là để kích cầu tiêu dùng giai đoạn cuối năm sau nhiều lần tăng giá. Trước đó, cuối tháng 9, các mẫu xe như K3, K5, Carnival, Sorento, Morning đều tăng 10-40 triệu đồng.
Hiện, KiA là thương hiệu bán nhiều xe con thứ 4 tại Việt Nam. Kết thúc tháng 9/2022, KIA đạt doanh số 3.864 xe, tăng gần 77% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 2.184 xe).
Giá xe Subaru giảm lớn tới 280 triệu đồng
Trong khi hãng xe KIA gây chú ý khi giảm giá đồng loạt nhiều mẫu xe thì Subaru cũng tiếp tục thu hút khách hàng bằng việc tung ưu đãi đặc biệt chỉ có trong tháng 11 dành Forester với mức giảm lên tới hơn 280 triệu đồng.
Cụ thể, Subaru Forester bản 2.0i-L giảm giá 259 triệu đồng tiền mặt, tặng kèm quà tặng trị giá 25 triệu đồng. Subaru Forester phiên bản 2.0i-S EyeSight giảm 184 triệu đồng tiền mặt kèm loạt quà tặng có giá trị khác.
Hiện Subaru Forester có giá niêm yết chính hãng đối với bản 2.0i-L là 1,128 tỷ đồng và 1,288 tỷ đồng cho bản 2.0i-S EyeSight. Sau ưu đãi, giá xe Forester 2022 hạ còn 869 triệu đồng đối với bản 2.0i-L, bản 2.0i-S EyeSight giảm xuống còn 1,104 tỷ đồng.
Giá lăn bánh xe Nissan giảm 56-69 triệu đồng nhờ giảm phí trước bạ
Nissan Việt Nam cũng gia nhập cuộc đua giảm giá ô tô tháng 11 với chương trình ưu đãi 50% phí trước bạ cho các mẫu xe Navara và Almera.
Như vậy, mẫu bán tải Nissan Navara đang có giá niêm yết là 945 triệu đồng và 970 triệu đồng lần lượt cho các phiên bản cao cấp và PRO4X. Tương đương, mức giảm theo lệ phí trước bạ khoảng từ 56,7 - 69,8 triệu đồng, tùy phiên bản và khu vực.
Tương tự, mẫu sedan cỡ B là Nissan Almera đang có giá niêm yết 539 triệu và 595 triệu đồng cho 2 phiên bản CVT và CVT cao cấp. Nhờ giảm phí trước bạ, khách sẽ được lợi hàng chục triệu đồng.
Giá xe Honda giảm cao nhất 175 triệu đồng
Nhiều mẫu xe ô tô Honda cũng được đại lý giảm giá sâu đầu tháng 11. Trong đó, mẫu xe Honda CR-V được ưu đãi tiền mặt cao nhất lên đến 160-175 triệu đồng. Giá niêm yết của xe dao động từ 998 triệu đồng đến 1,118 tỷ đồng.
Mức giảm thấp hơn thuộc về xe Honda City, giá giảm 55-60 triệu đồng. Trong đó, với mức giảm 55 triệu đồng, Honda City bản E có giá đang từ 499 triệu đồng hạ xuống còn 444 triệu đồng, Honda city bản G giá niêm yết 529 triệu đồng giảm còn. Hond City bản L giảm 60 triệu đồng.
Đợt giảm giá và khuyến mại cuối năm có thể bắt nguồn từ việc các ngân hàng tiến hành siết room tín dụng, tăng lãi suất vay vốn. Trong khi đó, thị trường bất động sản, chứng khoán tiếp tục bất ổn, dẫn đến nguồn tài chính trong dân giảm, kéo theo nhu cầu mua xe dự báo tụt mạnh. Do đó, từ nay đến trước Tết Nguyên Đán, dự báo thị trường ô tô sẽ còn nhiều biến động khó lường.
Y Nhụy
Bạn có bình luận thế nào về đợt khuyến mại giảm giá này của các hãng xe? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Ô tô hot giảm giá mạnh, lo ngại nhu cầu mua xe tụt dốcHiện nay, món ăn này cũng được bán tại nhiều thành phố, địa phương khác nhau nhưng gần như không thể mang hương vị trọn vẹn của bún "quậy" Đảo Ngọc, Phú Quốc.
Bún "quậy" còn được gọi là bún tươi hải sản, bắt nguồn từ bún tôm Bình Định. Theo tìm hiểu, món ăn này vốn được người dân Bình Đình mang tới Phú Quốc từ những năm 2000.
Sau nhiều năm, món ăn được biến tấu bằng những nguyên liệu sẵn có trên đảo Ngọc và nêm nếm hương vị cho phù hợp văn hóa vùng miền. Người Phú Quốc thường nói, chưa thử bún "quậy" thì chưa phải là tới Phú Quốc. Điều đó đủ để thấy, món ăn này phổ biến và nổi tiếng ra sao.
Bún "quậy" là món điểm tâm sáng nổi tiếng ở Phú Quốc (Ảnh: jinnytasty)
Hầu hết, vị khách nào tới Phú Quốc cũng tò mò hỏi thăm về cái tên bún "quậy". Có người nói rằng, món ăn này được người dân Phú Quốc đặt tên là "quậy" vì phải ăn kèm nước chấm gồm bột canh, bột ngọt, đường, quất (tắc), ớt xay. Các nguyên liệu sau khi cho vào bát được quậy mạnh để sánh lại, dậy vị thơm ngon.
Thế nhưng, theo chia sẻ của chủ quán bún "quậy" đông và lâu đời bậc nhất Phú Quốc - quán Kiến Xây (gần Dinh Cậu), gọi món này là bún "quậy" bởi khi chế biến món ăn đầu bếp quậy liên hồi ở nhiều công đoạn.
Ví dụ như miếng chả được quậy rồi ép vào thành tô, bún luộc cũng được quậy lên. Sau này thực khách được tận tay trải nghiệm thao tác quậy chén nước chấm.
Chủ quán này cũng cho biết, những năm 2010 đổ về trước, món bún này không ăn kèm nước chấm nhưng cái tên "quậy" đã có từ đó
Những năm 2000 - 2012, đây là quán bún không tên, không biển hiệu, chủ yếu bán cho người dân địa phương nhưng nay nó đã là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch. Hiện, mỗi bát bún tại quán ăn này có giá dao động từ 35.000 - 75.000 đồng tùy kích cỡ và thành phần trong đó.
Thông thường, một bát bún gồm một con mực trứng luộc, chả cá, chả tôm, hành xắt nhỏ và bún tươi. Mức giá có thể cao hơn nhiều địa điểm khác nhưng quán vẫn luôn đông khách.
Vào giờ cao điểm 8 - 10h sáng các dịp lễ, Tết, quán có thể bán 200 bát bún "quậy" chỉ trong 1 giờ. Lượng khách đông nên những dịp này, khách thường phải chờ 30 - 45 phút mới được thưởng thức bún "quậy" gia truyền.
Chẳng biết từ khi nào, quán này có thêm một cái tên khác là "bún chờ". Những ngày đông khách, thực khách sẽ nhận một thẻ gọi đồ và tự phục vụ hầu hết mọi công đoạn, trừ làm bún.
Đối với nhiều người, đây cũng là trải nghiệm thú vị. Nhất là khi được tự "quậy" nước chấm, du khách sẽ tự lựa chọn và chế biến hương vị theo ý mình. Tuy nhiên, cũng có những du khách phàn nàn khi phải đợi món quá lâu hay quán quá đông nên nhân viên phục vụ không xuể.
Mùa du lịch cao điểm, quán ăn này bán 200 bát/giờ
Phần bún của món ăn cũng có những điểm đặc biệt riêng: sợi bún mỏng, mềm, có màu trắng trong, vị giống như mì gạo ở miền Bắc. Phần bún tươi được làm từ bột gạo xay, ép khối, sau đó đưa vào khuôn. Gạo làm ra tới đâu sẽ được chần với nước sôi đến đó.
Những công đoạn làm bún đều được thực hiện ngay tại quán. Nước dùng của bún "quậy" không thêm nhiều các loại gia vị (trừ bột canh), thực phẩm có màu hay dầu mỡ mà chỉ gồm nước luộc bún tươi và nước luộc hải sản, có màu ngà ngà, không quá bắt mắt.
Thành phần không thể thiếu của món ăn này, chắc chắn là hải sản. Sở dĩ món ăn có sự thơm ngon, khác hẳn những vùng khác là bởi hải sản được chọn mua trực tiếp từ ghe tàu đánh bắt ven biển mỗi ngày nên tươi ngon, chất lượng.
Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nếu đến Phú Quốc du lịch, bạn hãy thử món ăn này và cảm nhận.
Linh Trang
" alt=""/>Thứ bún tên lạ đời, mỗi giờ hết veo 200 bát, ai tới Phú Quốc cũng xếp hàng chờ thử