Theo đó, nhằm nâng cao hiệu quả việc triển khai các dịch vụ, tiện ích mới phục vụ người dân trên VNeID, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và xã hội trên địa bàn TPHCM, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 đề nghị thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung.
Cụ thể, quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tại đơn vị, địa bàn phụ trách chủ trương của Chính phủ, thành phố trong việc chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử, kể từ ngày 1/7/2024; Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân viên cơ quan Nhà nước phải đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2; sử dụng VNeID thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Bên cạnh công tác tổ chức tuyên truyền cho người dân biết, nhận thức những giá trị, tiện ích, của việc cấp thẻ căn cước và tài khoản định danh điện tử, sử dụng VNelD thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Công an TPHCM cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền để người dân cảnh giác với các phương thức, thủ đoạn giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án hướng dẫn truy cập đường link để cài đặt phần mềm VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
" alt=""/>VneID là tài khoản duy nhất thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại TPHCMTuy nhiên, hai bên gia đình không ai muốn nhường ai bởi họ đều cho rằng việc lùi xe sẽ mang lại xui xẻo. Sự căng thẳng đôi bên khiến không khí càng thêm hỗn loạn.
Lúc hai bên đang tranh cãi thì cô dâu bất ngờ xuống xe, nắm tay chú rể tiến đến gần xe tang. Cả hai cúi đầu trước di ảnh người đã khuất.
Sau đó, cô dâu quay lại xe và yêu cầu đoàn đón dâu giữ im lặng, không cãi vã. Cô cho rằng việc để cho đoàn xe tang đi trước là hoàn toàn hợp lý, cần thành kính phân ưu với người đã khuất. Cô yêu cầu đoàn xe đón dâu lùi vào đoạn đường rộng để xe tang đi trước.
Chứng kiến hành động của cô dâu, hai người lớn tuổi trong họ đến khuyên nhủ. Họ cho rằng việc xe cưới lùi lại sẽ khiến cuộc hôn nhân của cô dâu, chú rể không được suôn sẻ.
Cô dâu nghe vậy khẽ mỉm cười và giải thích nhẹ nhàng với người lớn: "Con không tin. Nếu hai người có tình cảm, yêu thương nhau thực sự, hiểu và bao dung cho nhau thì mọi chuyện đều không quan trọng. Còn nếu họ không yêu thương nhau thì có thế nào cũng không được hạnh phúc. Con có niềm tin vào cuộc hôn nhân mình lựa chọn".
Cách hành xử của cô dâu nhận được sự tán thưởng của nhiều người. Bên phía đám tang cũng gửi lời cảm ơn cô dâu, chú rể.
Nhiếp ảnh tại đám cưới đã ghi lại sự việc và chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút nhiều lượt bình luận. Cộng đồng mạng ca ngợi cách làm của cô dâu và không quên gửi lời chúc phúc tới đôi trẻ.
"Chúc cho cô dâu chú rể mãi mãi hạnh phúc, con cháu thịnh vượng. Tôi ngưỡng mộ bạn, bạn là người có tấm lòng tốt", một người bình luận.
"Gia đình này sẽ mãi mãi hạnh phúc, con cái sau này hưởng phúc phận. Chúc cho cô dâu chú rể luôn vui vẻ trong cuộc sống", người khác viết.
Người đọc sẽ cảm nhận được ký ức một thời lửa đạn trong ‘Thơ trên những dặm dài’. |
Ông thật có lý khi cho rằng, với một bài thơ, một tập thơ hay một cuốn truyện ra đời đều có một đời sống riêng, một con đường đi riêng đến với bạn đọc, nó hoàn toàn không phụ thuộc và bị chi phối bởi người "sinh" ra nó. Bạn đọc, công chúng là người quyết định vận mệnh của nó. Và như vậy, nội dung chứ không phải cái tên làm nên sức sống tác phẩm.
‘Thơ trên những dặm dài’ là tập thơ thứ 6 của Trịnh Ngọc Dự, gồm 57 bài thơ và một Trường ca, ôm trọn quãng thời gian 47 năm. Tác giả không đề tuyển, nhưng đây là những bài thơ tâm đắc của ông. Một hành trình thơ gần nửa thế kỷ, để rồi chọn ra 57 bài và một trường ca (được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải), xem ra Trịnh Ngọc Dự là người không dễ dãi trong thẩm định thơ. Việc ông không đề tuyển, chọn, cũng là cách làm khác người, bởi nội dung cuốn sách sẽ gửi tới người đọc những bức thông điệp của tác giả.
Tập ‘Thơ trên những dặm dài’ có hai mảng chủ đề chính: Thơ viết về những con người hiến dâng tuổi trẻ của mình cho sự sống những con đường trong cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của máy bay Mỹ trên miền Bắc và tình cảm, tình yêu đối với người thân, bạn bè đồng nghiệp trong nổi trôi thế thái nhân tình.
Ai đã từng đi qua Quảng Bình, Hà Tĩnh tháng năm chiến tranh, mới thấu hiểu gian truân, nguy hiểm của những người thợ cầu đường và sẵn lòng đồng cảm với Trịnh Ngọc Dự qua những vần thơ viết về họ. Ký ức một thời lửa đạn không bao giờ phai mờ trong ta, đặc biệt khi được Trịnh Ngọc Dự tái hiện.
Trịnh Ngọc Dự là người không dễ dãi trong thẩm định thơ. |
Tiếng hát át tiếng bom, câu nói ấy một thời được coi như mệnh lệnh thiêng liêng, một khẳng định quyết tâm của những chàng trai, cô gái Thanh niên xung phong ngày đêm bám đường, đảm bảo thông tuyến cho những chuyến xe đi tiền phương. Với người thợ cầu đường, có gian khổ hiểm nguy nào cản được bước chân họ. Bằng những nét chấm phá,Trịnh Ngọc Dự đã khắc hoạ hình ảnh họ thật khí phách, ngang tàng và cũng đáng ngưỡng mộ.
Những cua chữ A, ngầm thác đổ, hay dốc O Hà, đèo Nước Mắt...tôi đã từng qua. Quả thực, không giấy bút nào tả hết sự khốc liệt những nơi ấy. Trên đường hành quân tôi chỉ qua một lần mà thấy ám ảnh mãi, nhưng những người thợ cầu đường, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong thì ngày đêm có mặt nơi đó. Họ thi gan với bom đạn địch. Và sự hy sinh là không tránh khỏi. Khi viết về những mất mát đau thương này, ngôn từ thơ của Trịnh Ngọc Dự hết sức giản dị chân thực, nhưng không mất đi sự trân trọng, xúc động.
Ta như đang đọc những trang nhật ký của một đơn vị bám tuyến, mà người ghi chép là kỹ sư cầu đường Trịnh Ngọc Dự. Ở đây, cái tình đã trùm lên tất cả. Không gian, thời gian và cả lý trí dường như đã nhường chỗ cho tình cảm đồng đội cao cả. Từ thẳm sâu quá khứ, những tiếng gọi bạn, " Thường ơi, Châu ơi..." như đang vọng về, rồi nữa, những ngón tay tứa máu, những giọt nước mắt tiếc thương trong thoáng chốc hiện ra trước mắt chúng ta như ngầm bảo, xin hãy trân quí và đừng bao giờ quay lưng lại với quá khứ hào hùng của dân tộc.
Thơ trên những dặm dài là thơ những con đường. Con đường trong chiến tranh, con đường trong hoà bình, con đường của khổ đau, hạnh phúc..
Thơ trên những dặm dài là tập thơ dễ đọc, dễ cảm, bởi tác giả không "làm xiếc" câu chữ hay "đánh đố" người đọc bằng cấu tứ khúc khuỷu mà chú tâm vào nội dung, lấy nội dung làm "giá đỡ" cho hình thức.
Lê Văn Vọng
Háo danh cũng là một bản tính của con người, tùy điều kiện và môi trường mà nó phát lộ hay không, phát lộ nhiều hay ít.
" alt=""/>Ký ức một thời lửa đạn trong ‘Thơ trên những dặm dài’