Đâu đó một góc quán rộn ràng tiếng cười đùa của ba cô nàng công sở. Buổi trưa hôm đó, một trong những buổi trưa trốn việc đi shopping, Xuân và các bạn rảo khắp khu mua sắm, quyết tìm mua ba bộ đồng phục độc lạ.
Nhỏ Lam rất tinh mắt, giữa bao la quần áo xen loạt thanh âm mời chào lanh lảnh, nó “tia” được chiếc váy màu xanh ở tít trên cao. Thanh thích màu xám, nó không chịu lấy chiếc váy xanh này nên Lam đanh đá thách đố: “Tụi bay làm được bài thơ có màu xanh trong đó thì tao tha”.
"Mình về không chung lối
Cỏ úa đầy chân anh
Gió chiều em tóc rối
Hỏi bao giờ cỏ xanh?"
Xuân đáp trả, chẳng phải vì màu xám yêu thích của Thanh, mà vì cái áo tim tím đang nhẹ rung rinh trên chiếc sào kia. Vốn là cô gái Huế, phàm những gì màu tím đều có sức quyến rũ ghê gớm không cần biết lý do với Xuân.
Ảnh: Hà Nguyễn. |
Lam lại trêu đùa: “Mày đọc được bài thơ có màu tím, chúng tao mua”.
"Buổi sáng hôm nào em ghé qua
Áo em tím lắm sắc hoa cà
Làm anh ngơ ngẩn bao ngày tháng
Ước chẳng bao giờ ta cách xa…"
Buổi chiều đó, bọn Xuân mua được ba cái đầm màu… hồng. Hôm sau đến cơ quan, họ làm hồng cả một góc phòng.
Đã qua rồi vài năm, ba cô gái đúng là “về không chung lối” như trong câu thơ của Xuân hôm nào. Xuân bận rộn quá, đến nỗi không có thời gian để hỏi và tự hỏi “vì sao?”. Xuân hẹn lần lữa đến chừng nào rảnh sẽ đi tìm đáp án.
Và rồi… Xuân được rảnh thật, theo một cách mà chắc chắn không ai muốn. TP.HCM giãn cách!
Những ngày này, chậm rãi trôi qua những chiều mưa, Xuân nhớ cồn cào những buổi nắng chang chang cùng “đồng bọn” trốn việc tung tăng khắp phố. Những ngày đã qua đó, Xuân và bạn vừa đi vừa trách móc nhiều lắm. Nào là TP.HCM nắng nóng, khói bụi, kẹt xe… mà chẳng biết là mình đã đi qua những ngày vui.
Để rồi hôm nay, đến khi một “trận gió” ghé qua, góc phố, con đường, cành cây, ngọn cỏ, thành phố cũng chẳng buồn trở mình, lòng người mới bừng tỉnh, mới xót xa.
Có ai nhớ hay không những buổi sáng kẹt xe vừa đi làm vừa cằn nhằn? Có ai nhớ những cuộc họp tranh cãi nảy lửa? Có ai nhớ những bữa cơm trưa công sở đủ chuyện trên trời dưới đất? Có ai nhớ hay không…
Những thước phim chầm chậm quay lại, đưa Xuân về nhiều đoạn đường bình dị đã ngày ngày trôi qua và về cả nguyên nhân mơ hồ mà nó và Lam “kiếm chuyện” với nhau. Xuân nhận một dự án khó, những buổi shopping, hát hò, tám chuyện vơi dần. Xuân và bạn không cố tình nhưng công việc, cuộc sống đẩy tình bạn xa đi trong vô thức và kéo hiểu lầm vô tình nhích lại gần.
Còn nhớ buổi trưa hôm đấy, Xuân trở về phòng làm việc sau một buổi sáng mệt mỏi ở chi nhánh khác. Cô mở cửa bước vào căn phòng thiếu ánh sáng nhưng mát mẻ, dễ chịu. Xuân hậm hực đoán Lam và Thanh chắc đang nghỉ trưa. Nhưng không, mình nhỏ Lam đang nằm khóc rấm rứt dưới gầm bàn.
Nó thất tình. Chẳng biết có phải do nó khóc quá làm Thanh sợ chạy mất dép không, chỉ nghe Lam hờn: “Thanh đói nên về nhà rồi. Nó về ăn rau, củ theo khẩu phần giảm cân”. Vậy rồi một trời mưa gió của nhỏ Lam bây giờ ai nhận?
Xuân chớ còn ai. Lam mè nheo: “Chút chở tao qua tiệm lấy xe đi, tao đang gửi sửa”. “Ừ được, nhưng mày chân dài chở đi, tao chân ngắn, sao chống xe?”. Đó hẳn là lần cuối cùng họ chân thành với nhau.
Tiếng còi xe cấp cứu ngoài phố kéo Xuân về với thực tại, thực tại của thành phố đang trong những giờ phút bị thương. TP.HCM trong cơn thương cảm ấy vẫn kịp khiến cho Xuân và nhiều người tiếc nuối, trân quý những thời khắc bình dị của cuộc sống mà chưa ai được dịp nhận ra.
Xuân không còn khắc khoải đi tìm đáp án vì sao Xuân và các bạn cách xa nhau nữa. Xuân cũng không còn đau đáu tìm cách để kéo tất cả xích lại gần nhau lần nữa. Bởi lẽ, đó vốn dĩ là những điều hiển nhiên của cuộc sống, hội ngộ rồi chia xa và mỗi người không cần tự tạo cho mình áp lực để thay đổi và luyến tiếc nó.
Với Xuân bây giờ, được ở yên trong nhà là sự may mắn hơn rất nhiều người, cũng là trách nhiệm và tình cảm dành cho TP.HCM đang trong những tháng ngày trị thương, đang trong những tháng ngày trở về “bình thường mới”.
TP.HCM sáng nay vẫn rợp bóng đoàn quân đi chống dịch, phố phường vẫn chằng chịt dây giăng. Đâu đó mây vẫn không ngừng bay, gió vẫn không ngừng thổi, nắng vẫn không ngừng chan hoà cùng dòng người, dòng xe khắp mọi miền đất nước đang nôn nao về sát cánh cùng TP.HCM.
TP.HCM chỉ là đang như một cô gái mới lớn, nhõng nhẽo một chút cho lòng người vừa nhớ nhung mà thôi. TP.HCM ơi!
Độc giả Xuân Minh
Mời độc giả gửi bài viết về Email: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Thành phố bị thương, nhớ quay quắt những sáng kẹt xe, khói bụi![]() |
(Ảnh minh họa) |
Cụ thể, UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và phải thực hiện 5K; phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Đồng thời, yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng.
Tỉnh tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; đối với chợ truyền thống nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì tạm dừng hoạt động cửa và thực hiện các biện pháp khắc phục; Tạm dừng tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện, cấp xã và Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh từ ngày 19/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Các cơ sở được tiếp tục hoạt động và kinh doanh là: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu bao gồm: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, văn phòng phẩm, điện, nước, nhiên liệu, vật liệu xây dựng; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ tang lễ; cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, nông nghiệp, xuất, nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ bưu chính viễn thông (trừ các điểm internet công cộng)… bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, dịch vụ bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, tư vấn doanh nghiệp).
Riêng hoạt động kinh doanh quán ăn chỉ được bán mang về hoặc giao hàng tại nhà.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các địa phương đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16; bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa và đúng giá cho người dân; có kế hoạch, hướng dẫn tiểu thương tại chợ truyền thống, tiếp nhận hàng hóa, nhất là mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống.
Tỉnh tham mưu hình thành các điểm trung chuyển hàng hóa từ tỉnh đi các tỉnh, thành khác; tăng cường các giải pháp mua sắm trực tuyến của các siêu thị, hệ thống phân phối lớn nhưng phải đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch; phối hợp với các địa phương tổ chức các điểm bán hàng phù hợp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn không thể đặt hàng, mua sắm trực tuyến; kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, tăng giá; thường xuyên cập nhật lên Bản đồ an toàn Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và yêu cầu phải tập trung cao độ, quyết tâm khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo thông tin thông suốt, tăng cường tuyên truyền để người dân nắm rõ các quy định khi giãn cách để cùng chung tay thực hiện…
Tính đến thời điểm hiện tại, Hậu Giang có tổng số 55 ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Trong đó, có 28 ca đã được công bố, còn 27 ca nghi nhiễm. Tỉnh hiện có nhiều ổ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại xã Thuận Hòa, Xà Phiên (huyện Long Mỹ), thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A).
N.L
" alt=""/>Hậu Giang giãn cách toàn tỉnh từ 0h ngày 19/7