Trong những câu chuyện ngắt quãng, dài miên man không bao giờ dứt là những ước mơ cháy bỏng… được trở về đời thường.Bài 1: Nhà có 2 người điên
Một ngày đầu tháng 3, bác sĩ Hồ Mạnh Tiến, Trưởng khoa Hành chính tổng hợp (Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh), dẫn tôi đến dãy nhà nằm trong khuôn viên bệnh viện. Công trình được xây tường bao quanh khá cao, cửa sắt lớn kiên cố, đây là nơi điều trị của các bệnh nhân tâm thần nam - những người hung hãn nhất.
 |
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Tĩnh |
8h sáng, tôi theo chân các điều dưỡng viên vào tận từng căn phòng để đo huyết áp, cấp phát thuốc và tiêm cho bệnh nhân. Căn phòng số 06 có 10 giường bệnh, tất cả đều có bệnh nhân với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Cửa phòng mở ra, một thanh niên chưa đầy 30 tuổi với khuôn mặt lạnh lùng tiến đến nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Cậu chậm rãi, thi thoảng dừng lại nhìn thẳng vào mặt mọi người như đang suy xét một điều gì đó. Dường như cảm thấy an toàn, cậu trở về giường nằm xuống rồi lấy chăn trùm kín mặt.
Thấy tôi chăm chú nhìn người thanh niên có hành động kỳ lạ, bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Cấp tính nam, giải thích: “Người thanh niên vừa rồi tên Đ. (trú xã An Dũng, huyện Đức Thọ) bị tâm thần phân liệt khá nặng. Bệnh kéo dài 7 năm nay rồi”.
Theo lời của bà Võ Thị Thanh, mẹ của Đ., cuộc sống gia đình bà rất buồn thảm. Đ. năm nay 27 tuổi là anh cả trong gia đình có 3 anh chị em, Đ. đổ bệnh cách đây 7 năm, ngần ấy thời gian bố mẹ đưa Đ. đi khắp các bệnh viện ngoài Bắc trong Nam nhưng đến nay bệnh vẫn không khỏi. Cách đây 3 năm, bố Đ. mất, một mình mẹ Đ. tần tảo nuôi cả gia đình.

Bà Võ Thị Thanh khốn khổ khi trong nhà có hai đứa con bị bệnh tâm thần
Đ. học vừa hết lớp 9 thì đổ bệnh, lúc đầu chỉ run rẩy, sau lên cơn co giật. Mỗi khi Đ. lên cơn, bao nhiêu cánh cửa trong nhà bị Đ. đập phá hết, đồ đạc trong nhà cũng ra nằm ngoài sân. Có lần Đ. còn chạy qua phá cửa nhà hàng xóm, người ta bắt mẹ Đ. bồi thường 5 triệu đồng.
Bệnh Đ. chưa khỏi hẳn thì vào năm 2017, người em gái là P.T.H. (24 tuổi) bị tâm thần theo anh trai. Họa vô đơn chí, một mình bà Thanh một nách nuôi hai đứa con bị điên trong nhà.
“Mỗi lần con H. phát bệnh, bao nhiêu gà, ngan nuôi trong chuồng bị nó bắt làm thịt ăn hết, nó còn lên bàn thờ lấy rượu thắp hương bố để uống. Uống say nó chạy khắp nơi”, bà Thanh tâm sự.
Hóa điên vì làm hư đôi giày
Rời căn phòng số 06 với câu chuyện đẫm nước mắt của bà Thanh, chúng tôi sang căn phòng nhỏ bên cạnh, nơi chỉ đặt 4 giường bệnh. Một người đàn ông trung niên dáng người thấp đậm, nằm trên chiếc giường ngoài cùng, chân bị một dây xích sắt khóa.
Phía cuối căn phòng đặt hai chiếc giường song song nhau là nơi điều trị của hai anh em B.Q.P. và B.Q.T. quê ở huyện Can Lộc.
 |
Khoa Cấp tính nam Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh |
Nghe tiếng gọi của bác sĩ, hai anh em P. và T. ngồi nhỏm dậy, còn người đàn ông trung niên vẫn nằm im thin thít.
Ông Hường, bố đẻ của P. và T. ngồi uể oải trên chiếc giường còn trống. Khuôn mặt ông khắc khổ như đời của ông vậy.
Ông Hường thời trẻ đi bộ đội ở chiến trường B (Quảng Nam - Đà Nẵng). Hòa bình lập lại, ông xuất ngũ chuyển sang làm công nhân thủy điện rồi cưới vợ vào năm 1989, sinh được 2 người con.
T. là con thứ 2, lớn lên vào Đồng Nai làm công nhân giày da. Sau lần bị phạt vì làm hỏng một đôi giày, T. bỏ việc ra ngoài đi lang thang không thông báo với người thân.
Sau ít ngày mất tin tức của T., ông Hường một mình lặn lội vào Đồng Nai tìm con. Suốt 15 ngày tìm kiếm trong vô vọng, ông Hường nhận được tin từ công an đã thấy T.. Ngày hôm sau, ông Hường đưa T. rời Đồng Nai về nhà.

Ông Hường và những ngày tháng ăn cơm ở viện nhiều hơn ở nhà
Từ khi về nhà, T. nhốt mình trong phòng không nói chuyện với ai, tâm trạng luôn lo sợ, bất an. Năm 2017, nhận thấy dấu hiệu bất thường, ông Hường đưa T. đi khám thì phát hiện T. bị tâm thần phân liệt, buộc phải nhập viện điều trị.
“Khi còn ở nhà những lúc lên cơn, nó hay phá phách lắm. Có lúc cả gia đình đang ăn cơm, nó bỏ bát xuống rồi lao vào đánh anh trai. Có lần nó cầm cái chén ném vào đầu tôi chảy máu. Vậy mà thời gian đầu đưa nó vào viện chữa bệnh, nó không chịu, cứ đến viện rồi đòi về, mãi sau này mới chịu ở lại”, ông Hường nói.
P. là anh trai của T., lớn lên P. đỗ vào một trường đại học ở TP. HCM. Sau khi tốt nghiệp, P. vào làm lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cho một tập đoàn lớn có cơ sở tại Hà Tĩnh.
Đầu năm 2019, P. bắt đầu có dấu hiệu bệnh như em trai của mình. Tinh thần P. luôn hỗn loạn, lúc nào cũng sợ người khác đâm chém mình. Mỗi khi lên cơn điên, P. không phá phách như T. mà bỏ nhà đi khiến nhiều phen cả gia đình phải tỏa đi tìm kiếm.
Ông Hường bảo, từ ngày hai đứa con bị tâm thần, ông ở viện nhiều hơn ở nhà. Mỗi lần một trong hai đứa con lên cơn, gia đình ông thuê xe đưa con đến bệnh viện gấp chứ ở nhà không thể giữ chân chúng suốt ngày được.
“Cả 2 đứa con đổ bệnh cùng lúc nên vất vả lắm, khi chúng nó tỉnh táo thì còn yên ổn chứ khi đổ bệnh thì trong nhà loạn cả lên”, ông Hường nói.
Lê Minh (còn nữa)

Nỗi đau 40 năm sống ở bệnh viện
- “Thân thể khỏe mạnh bình thường, nhưng họ lại mất đi phần quan trọng nhất, là sự tỉnh táo về tinh thần. Họ là những người rất cần tình yêu thương…”
" alt=""/>Bí ẩn trong thế giới bệnh nhân tâm thần
Xu hướng tất yếuHóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ. Đây là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển, vận hành doanh nghiệp bởi những lợi ích không thể bàn cãi không chỉ với doanh nghiệp, mà còn với cơ quan quản lý và xã hội: Các doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử sẽ tiết kiệm chi phí hoá đơn, giấy tờ; tiết kiệm thời gian; đảm bảo an toàn, tiện lợi; dễ dàng quản lý; Cơ quan Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về hóa đơn để phục vụ cho việc thanh, kiểm tra thuế và phân tích rủi ro về thuế, khắc phục được tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn khống… giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Đặc biệt khi thương mại điện tử đang giữ ngôi vương như hiện tại, hoá đơn điện tử là công cụ không thể thiếu để hoàn thiện xu hướng này.
 |
|
Việc áp dụng hóa đơn điện tử trong bán hàng, cung ứng dịch vụ đã và đang được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại châu Á, cụ thể như ở Singapore, Chính phủ nước này đã đưa hóa đơn điện tử vào triển khai từ năm 2003; tại Đài Loan, hóa đơn điện tử được áp dụng thí điểm vào năm 2000 và được áp dụng rộng rãi từ năm 2006; còn tại Hàn Quốc, Cơ quan Thuế thiết lập tổ công tác nghiên cứu triển khai hóa đơn điện tử vào năm 2008 và đến năm 2011, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bắt buộc phải tham gia.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa quy định về hoá đơn điện tử từ năm 2010 (Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010), bắt đầu thí điểm vào năm 2015 tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM và quy định sử dụng bắt buộc vào năm 2020 (theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP).
Tuy nhiên, Theo ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết: “Trên thực tế vẫn còn không ít người nộp thuế chưa trang bị đầy đủ thiết bị để có thể kết nối điện tử với cơ quan thuế, rất nhiều người cũng chưa kịp làm quen với chứng từ điện tử, hoá đơn điện tử và trên thực tế nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử cũng chưa đáp ứng được ngay nên việc điện tử hóa giao dịch được lùi đến 1/7/2022 thay vì kể từ 1/11/2020 như dự kiến ban đầu”.
Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có thêm thời gian để tìm hiểu, chuẩn bị các phương án về nhân lực, máy móc, công nghệ… để hoàn toàn thay thế hoá đơn giấy truyền thống bằng hoá đơn điện tử.
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trước ngày 01/7/2020, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử. Như vậy về cơ bản, hoá đơn giấy không còn giá trị, tuy nhiên, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử vừa được Chính phủ ban hành thì hóa đơn giấy vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 30/6/2022.
MobiFone Invoice - giải pháp tin cậy
Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, mạng internet hay nguồn lực nhân sự có chuyên môn tốt, trình độ tin học khá để có thể sử dụng hóa đơn điện tử không phải là vấn đề quá lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, tuy nhiên lựa chọn phần mềm hoá đơn điện tử nào mới là bài toán khiến cho một số đơn vị vẫn đang phải loay hoay trong quá trình chuyển đổi.
Trên thị trường hiện có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử uy tín, chất lượng, trong đó, giải pháp MobiFone Invoice là một trong những sản phẩm đang được đánh giá cao. MobiFone Invoice được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tối đa bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp với các ưu điểm nổi trội.
Với MobiFone Invoice, các doanh nghiệp có thể phát hành, quản lý, xứ lý nghiệp vụ hoá đơn chuyên nghiệp; tự thiết kế mẫu hoá đơn theo yêu cầu hoặc lựa chọn trong thư viện mẫu phong phú; báo cáo thống kê, quản lý truy cập và phân quyền nhanh gọn dễ dàng,…
Nhằm khuyến khích các khách hàng doanh nghiệp sớm chuyển dịch sang sử dụng hoá đơn điện tử, toàn bộ các doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng các gói khác nhau dao động từ gói 300 đến gói 100.000 với số hoá đơn tương ứng là 300 - 100.000 hoá đơn, kể từ ngày 01/04/2021, MobiFone dành tặng lên tới 500 hóa đơn sử dụng miễn phí trong vòng 3 tháng cho các doanh nghiệp đăng ký mới. Chi tiết tham khảo: https://mobifone.vn
Ngọc Minh
" alt=""/>MobiFone Invoice