Nói về những khó khăn khi xây dựng thành phố thông minh, yếu tố đầu tiên được Phó giám đốc sở TT&TT nêu ra chính là việc TP.HCM đi đầu trong cả nước về xây dựng đô thị thông minh, do đó sẽ vướng các chính sách.
Để xây dựng thành phố thông minh cần có một cơ sở dữ liệu dùng chung, nhưng nếu không được hỗ trợ từ cấp quốc gia về cơ sở dữ liệu dân cư đầy đủ chẳng hạn, thì việc tập trung dữ liệu sẽ khó khăn. Hoặc khi cần lấy thông tin vị trí của các thuê bao di động để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn chẳng hạn nhưng các doanh nghiệp viễn thông không chia sẻ thì việc này sẽ gặp khó khăn.
Vì vậy, nếu TP.HCM không được hỗ trợ chính sách đi trước, xuyên suốt từ địa phương đến trung ương thì xây dựng thành phố thông minh sẽ gặp khó khăn. Ông Cường cho rằng cần có sự hỗ trợ từ trung ương trong việc điều chỉnh các quyết định pháp luật và chính sách cũng như các vấn đề về tiêu chuẩn của các công nghệ khác nhau trong quá trình xây dựng đô thị thông minh.
Khó khăn thứ hai là tài chính. Trong bối cảnh nợ công tăng cao, thiếu hụt ngân sách cho cơ sở hạ tầng thì việc huy động nguồn vốn cho đô thị thông minh đòi hỏi sự tham gia của không chỉ nguồn ngân sách nhà nước mà cần có các giải pháp xã hội hóa, ông Cường trình bày.
Thêm vào đó, vấn đề đồng thuận của các bên, đặc biệt người dân và các doanh nghiệp cần xuyên suốt thì mới bảo đảm xây dựng thành phố thông minh được thành công. Trong việc xây dựng đô thị thông minh, chính quyền, người dân, doanh nghiệp đều có góc nhìn khác nhau, do đó cần tạo sự đồng thuận tham gia của các bên trong quá trình này.
Ngoài ra, công nghệ thay đổi rất nhanh, do đó khi áp dụng nền tảng nào vào hạ tầng thành phố thì cần chọn phương án phù hợp với xu hướng phát triển của tương lai, có thể nâng cấp.
“Cuối cùng là vấn đề nguồn lực con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận công nghệ mà phải có con người vận hành và ứng dụng các công nghệ này”, đại diện Sở TT&TT TP.HCM kết luận.
" alt=""/>TP.HCM muốn trung ương hỗ trợ điều chỉnh chính sách để xây thành phố thông minhTuyến cáp quang biển quốc tế Liên Á - IA gặp sự cố ở hướng kết nối khu vực HongKong cùng thời điểm tuyến cáp AAG bị đứt, vào chiều ngày 27/8/2017, làm ảnh hưởng đến dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam hướng đi HongKong. Trong đó, tuyến cáp Liên Á bị đứt tại vị trí cách trạm cập bờ HongKong 54km. Còn tuyến cáp AAG bị đứt tại 3 vị trí, gồm 2 vị trí trên cáp nhánh S1i hướng Việt Nam - HongKong và 1 vị trí trên cáp nhánh S2 hướng HongKong - Philippines.
Trong thông tin chia sẻ với ICTnews hôm nay, ngày 25/9/2017, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển Liên Á vừa cập nhật thông tin mới nhất từ đối tác. Theo đó, dự kiến ngày mai, ngày 26/9/2017, tàu của đối tác sẽ đến vị trí lỗi - vị trí đứt cáp Liên Á cách trạm cập bờ HongKong 54 km và bắt đầu sửa chữa. Thời gian hoàn thành công tác khắc phục sự cố trên tuyến cáp Liên Á dự kiến được hoàn thành vào ngày 30/9/2017.
Như vậy, các ISP và người dung Internet tại Việt Nam sẽ phải đợi 5 ngày nữa, dung lượng trên tuyến cáp Liên Á mới được khôi phục hoàn toàn. Và so với kế hoạch dự kiến được thông báo trước đó tới các ISP, thời gian bắt đầu xử lý sự cố đứt cáp Liên Á ngày 27/8/2017 tại vị trí cách trạm cập bờ HongKong 54 km đã bị lùi 2 ngày, chưa bắt đầu sửa từ ngày 24/9 như kế hoạch cũ.
Với tuyến cáp quang biển quốc tế khác cũng đang gặp sự cố là AAG, theo thông tin chia sẻ với báo chí vào chiều 22/9/2017, VNPT cho biết đã khôi phục được 85% dung lượngbị mất liên lạc của nhà mạng này trên tuyến cáp.
" alt=""/>Đã sửa xong 1 nhánh cáp AAG, cáp Liên Á bắt đầu được sửa từ ngày mai