Tại Việt Nam, lĩnh vực cho vay tiêu dùng (mua laptop, điện thoại, ô tô…) liên tục có tốc độ tăng trưởng cao trong hàng chục năm qua, tăng trưởng trung bình 20%/năm, đạt quy mô 646.000 tỷ đồng, phục vụ 20 triệu lượt khách hàng trên cả nước.
Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng đang có xu hướng tăng cả về quy mô và mức độ phức tạp có khả năng gây ảnh hưởng, thậm chí là nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Đối với mức lãi suất mua hàng trả góp, trong khi các ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình dao động từ 10 – 25%/năm thì mức lãi suất của công ty tài chính từ 55% đến trên 84%/năm (nhưng thủ tục vay, bộ hồ sơ giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ).
Báo cáo từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho thấy, trong những năm gần đây, số lượng khiếu nại của người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào nhóm các công ty tài chính.
Các khiếu nại xoay quanh việc nhân viên tư vấn thường cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ, khi tư vấn, nhân viên cam kết mức lãi suất chỉ từ 1-2%/tháng. Thực tế, mức lãi suất thể hiện trên hợp đồng là 6%/tháng.
Trong thời gian gần đây, có hiện tượng nhân viên tư vấn mạo danh tên của ngân hàng để giới thiệu dịch vụ cho vay. Thực tế, sau khi kiểm tra hợp đồng đã ký kết, người tiêu dùng mới nhận thấy khoản vay là do công ty tài chính cung cấp với mức lãi suất khá cao.
Nhiều khiếu nại của người tiêu dùng cũng cho rằng, tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhân viên thường hối thúc người tiêu dùng nhanh chóng ký mà không để người tiêu dùng đọc, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng.
Sau khi ký kết hợp đồng cho vay tín dụng, nhân viên từ chối giao bản hợp đồng gốc để người tiêu dùng lưu giữ hoặc không cho phép người tiêu dùng sao chụp hợp đồng. Trong những trường hợp này, nhân viên tư vấn thường lấy lý do phải chuyển hợp đồng về công ty để lấy dấu, hẹn sẽ chuyển theo đường bưu điện cho người tiêu dùng sau.
" alt=""/>Cảnh giác với các công ty tài chính lừa đảo cho vay mua điện thoại, laptop lãi suất “cắt cổ”Theo Huffingtonpost, FBI đang phải đối mặt với một mối đe dọa hoàn toàn mới: các cuộc tấn công bằng drone dưới sự kiểm soát của tội phạm hoạt động có tổ chức.
Mới đây tại một hội nghị AUVSI Xponential, bàn về công nghệ không người lái trong đó có drone, lãnh đạo Cục giám sát luật về tội phạm công nghệ cao, ông Joe Mazel chia sẻ, tội phạm đang sử dụng drone để theo dõi thời gian thực và giám sát các cơ quan thực thi pháp luật.
Mùa đông năm ngoái, khi một đội cứu hộ của FBI tiếp cận tòa nhà mục tiêu, những kẻ phạm tội đã triển khai một đội bay drone tốc độ cao lao tới tấn công các nhân viên tới mức bất tỉnh để tẩu thoát.
Tuy từ chối tiết lộ chi tiết về thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc, nhưng ông khẳng định, tội phạm đã sử dụng drone để quay trực tiếp vị trí của điệp viên FBI lên YouTube, nhờ đó các thành viên trong băng đảng có thể nắm được vị trí và hành tung của điệp viên.
Ngoài sự cố trên, Joe Mazel cũng đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy các băng nhóm, tổ chức tội phạm đang sử dụng drone để tìm ra kẻ hở an ninh nhằm phục vụ cho mưu đồ cướp bóc.
Tờ Telegraph dẫn các bài viết trước đây kể về vụ kẻ trộm sử dụng drone để thám thính ngôi nhà trước khi đột nhập và ăn trộm hồi năm 2015.
FBI khẳng định, công nghệ AI ngày càng tiên tiến đã biến drone dần trở thành một công cụ hoàn hảo tiếp tay cho tội phạm. Ví dụ trường hợp của những tay buôn lậu Úc, chúng sử dụng drone quay livestream và theo dõi mọi hành tung trên bến tàu. Nếu phát hiện các tàu hàng nhập lậu bị nghi ngờ, chúng sẽ kích hoạt cảnh báo để đánh lạc hướng đội tuần tra.
Hay thậm chí nguy hiểm hơn khi những tay buôn lậu và ma túy có thể sử dụng drone để qua mặt các nhân viên tuần tra biên giới.
Chính phủ Mỹ đang cân nhắc các giải pháp để ngặn chặn tình trạng drone bị lợi dụng cho các mục đích xấu. Câu hỏi được đặt ra là liệu những quy định đó có đủ sức răn đe và có gây ảnh hưởng tới những người chơi drone hợp pháp hay không.
Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đang ủy quyền cho FAA đưa ra các quy định về drone thương mại. Cơ quan này hiện đang nghiên cứu nhiều đề xuất, trong đó có việc bắt buộc drone phải nằm trong tầm nhìn của người điều khiển. Bên cạnh đó, mỗi drone sẽ được cấp một ID chính chủ. Nhờ đó, các cơ quan thực thi pháp luật có thể dễ dàng điều tra quyền sở hữu của một chiếc drone.
Trường hợp cực đoan nhất, Chính phủ Mỹ có thể sử dụng các thiết bị gây nhiễu sóng xung quanh các khu vực nhạy cảm, khiến tội phạm không thể sử dụng drone để do thám và tấn công người.
Một giải pháp khác mang tính căn cơ hơn, đó là trực tiếp làm việc với các nhà sản xuất drone như DJI để kiểm soát drone trên thị trường.
Dù chưa rõ những giải pháp của các nhà chức trách có đủ sức ngăn chặn vấn nạn dùng drone cho mục đích xấu hay không. Tuy nhiên xét ở góc độ nào đó, những động thái này sẽ góp phần giảm thiểu số vụ phạm pháp liên quan đến drone.
Hồi đầu năm nay, start-up phi lợi nhuận OpenAI của tỷ phú Elon Musk đã cảnh báo về việc drone có thể trở thành một thứ vũ khí nguy hiểm dùng cho mục đích xấu. Và cảnh báo đó đang dần trở thành sự thật khi tội phạm đã sử dụng drone để do thám lại chính các cơ quan chức năng như FBI.
" alt=""/>Xuất hiện loại tội phạm mới dùng drone để... do thám ngược cảnh sátCác trường học tham gia nghiên cứu gồm Viện hàn lâm kỹ thuật xây dựng và Xây dựng Hàn Quốc (KICT) và Đại học Hanyang, đây là những trường nghiên cứu kỹ thuật hàng đầu của Hàn Quốc.
" alt=""/>Hàn Quốc muốn xây dựng Hyperloop cho tỷ phú Elon Musk