Theo đó, việc cô Mai Thị Truyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 12CB1 thu một số khoản tiền từ học sinh và cha mẹ các em là có.
“Việc này chưa đúng quy định, tuy nhiên qua xác minh, tổng số tiền thu không nhiều và chưa phát hiện cô Truyền sử dụng số tiền trên vào mục đích cá nhân. Nhà trường đã làm việc và cô Truyền đã hoàn trả các khoản thu chưa đúng quy định cho học sinh và cha mẹ các em”, Trường THPT Cao Lãnh kết luận.
Còn việc cô giáo này nhắn tin trên facebook tác động phụ huynh và học sinh rút đơn xin đổi giáo viên chủ nhiệm là có; việc này có biểu hiện vi phạm các quy định hiện hành về đạo đức nhà giáo.
Với những vi phạm trên, Hiệu trưởng Trường THPT TP Cao Lãnh đã ban hành quyết định về việc thi hành kỷ luật cô Mai Thị Truyền bằng hình thức “Khiển trách”.
Trường THPT TP Cao Lãnh cũng cảm ơn các cơ quan báo chí đã kịp thời phản ánh nội dung vụ việc để nhà trường có cơ sở xác minh, kết luận và xử lý.
Trước đó, nhiều học sinh lớp 12CBA1, Trường THPT TP Cao Lãnh bức xúc về việc bị cô Truyền thu thêm phí ngoài quy định, thu chi không rõ ràng.
Theo phản ánh của các em, trong các năm làm chủ nhiệm lớp 10 và 11, ngoài vận động phụ huynh đóng quỹ cha mẹ học sinh, cô giáo này còn kêu gọi hỗ trợ thêm ít nhất 200.000 đồng/người để thành lập quỹ phụ huynh do cô tự quản lý, trong khi lớp đã có quỹ riêng do lớp quản lý.
Ngoài ra, các em còn phản ánh nhiều lần cô Truyền đã gọi điện trực tiếp cho những phụ huynh khá giả để than bệnh, gợi ý tặng quà, hỗ trợ tiền hay đặt ra lý do cần kinh phí như tặng quà cho các giáo viên bộ môn vào dịp lễ 20/11 để vận động tiền hỗ trợ của phụ huynh.
Song, khi nhận được tiền phụ huynh đóng góp, cô Truyền không mua quà tặng như đã trao đổi. Do không chịu được việc cô giáo chủ nhiệm liên tục hối thúc nộp phí riêng do cô quản lý nên các em đã viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin đổi giáo viên chủ nhiệm.
Các em học sinh lớp 12 ở Trường THPT Cao Lãnh viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm vì bị lạm thu.
" alt=""/>Kỷ luật cô giáo vụ học sinh đề nghị đổi giáo viên chủ nhiệm vì bị lạm thuTheo thống kê của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn, trên 80% lao động nông thôn có việc làm sau khi tham gia các khóa học nghề.
Riêng năm ngoái, Sóc Sơn đã tổ chức được 60 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 2087 lao động nông thôn. Sau đào tạo, 1771 lao động có việc làm, đạt tỷ lệ 84,86%.
Năm 2019, tính đến tháng 10, huyện đã tổ chức được 20 lớp dạy nghề cho 689 lao động. Sau học nghề, 575 người đã có việc làm, đạt tỷ lệ 83,45%.
Để có được những kết quả như vậy là nhờ Sóc Sơn bám sát Quyết định số 1956; chỉ đạo phòng Lao động Thương binh và xã hội phối hợp với phòng Kinh tế, UBND các xã, thị trấn, các phòng ban, đơn vị liên quan xem xét đề xuất các đơn vị đủ năng lực để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện; chỉ đạo phòng Kinh tế ký Hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 6 cơ sở đào tạo nghề đủ điều kiện.
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cũng được Sóc Sơn đẩy mạnh với hình thức đa dạng, phong phú. Đơn cử, việc Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Sóc Sơn thông tin tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh từ huyện đến cơ sở về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chương trình nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm, chương trình nông thôn mới, nhất là về chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngọc Anh
" alt=""/>Sóc Sơn có 6 cơ sở đào tạo nghề đủ điều kiện