Khoa Âm nhạc ứng dụng, ĐH Thăng Long - nơi Huy đang theo học, tổ chức một buổi gặp gỡ chúc mừng ấm cúng, nhiều sinh viên là các khoá dưới và khoa khác trong trường cũng đến rất đông.
Một số bạn bè cùng lớp của An Huy tếu táo: “Hôm qua vừa gặp Huy ở hành lang, hôm nay đã trở thành Idol”. Quán quân Vietnam Idol cười tươi trước lời trêu đùa của bạn. Cậu cho biết: “mình vẫn là An Huy, không có gì khác biệt so với những ngày ngồi trên ghế nhà trường”.
Chia sẻ trong buổi trở lại trường, An Huy thừa nhận không phải là sinh viên xuất sắc nhất của khoa. Việc trở thành Quán quân Bài hát hay nhất - Big Song Big Deal 2022 và Vietnam Idol 2023 đều có sự động viên, khích lệ của thầy cô giáo trong trường.
Hà An Huy bày tỏ đến giờ vẫn sốc vì "không nghĩ mình trở thành người chiến thắng của cuộc thi".
"Mọi thứ đến với Huy quá bất ngờ. Trong suốt 4 tháng biểu diễn, các thầy cô luôn đồng hành, góp ý với em từng chút một. Em rất biết ơn. Nếu không có các thầy cô ở trường sẽ không thể có một An Huy của ngày hôm nay”, An Huy xúc động nói.
Quán quânVietnam Idol 2023cho biết, trước đây học trung cấp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 2 năm rồi quyết định theo học ở khoa Âm nhạc ứng dụng - ĐH Thăng Long vì muốn làm mới bản thân và bứt phá hơn.
An Huy luôn cảm thấy quyết định của mình đúng đắn bởi "không chỉ đào tạo sinh viên thành ca sĩ mà còn có cơ hội làm nhiều công việc khác nhau trong nền công nghiệp giải trí năng động".
"Chúng tôi được học đa-zi-năng từ hòa âm, phối khí, chơi một loại nhạc cụ, nhảy, thu âm. Để tốt nghiệp, sinh viên phải thi hát đơn, hát nhóm, tự sáng tác, ra được MV… Sinh viên được làm quen với các buổi biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp nên không bỡ ngỡ", An Huy bày tỏ.
Tại buổi gặp gỡ, An Huy cũng cho biết, điều khó khăn nhất khi tham gia Vietnam Idollà phải luôn làm mới mình qua các phần thi. Cuộc thi có 5.000 thí sinh đăng ký tham dự và có mặt trong 15 tập phát sóng. Ai cũng tài năng nên cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Mỗi một phần thi làm sao phải mang đến sự khác biệt, phải bùng nổ hơn, phô diễn được thế mạnh của bản thân và thuyết phục được BGK cũng như khán giả.
Tại liveshow chủ đề Nét dân gian, Hà An Huy mời mẹ hỗ trợ tiết mục Đào liễu. Màn hòa giọng giữa hai thế hệ trong cùng gia đình khiến giám khảo Nguyễn Quang Dũng xúc động. Đây cũng là kỷ niệm đẹp nhất của Hà An Huy tại cuộc thi Vietnam Idol.
“Tôi luôn ấp ủ ước mơ đứng cùng với mẹ nhưng không nghĩ ở tuổi này mình lại có một sân khấu riêng để hoà giọng cùng mẹ. Cảm giác rất xúc động, hạnh phúc, tự hào và đáng nhớ”, An Huy cho biết.
Cậu cũng tiết lộ, sau cuộc thi sẽ bảo lưu kết quả học tập và Nam tiến, phát triển sự nghiệp ở TP.HCM.
Cô Trần Thị Ngọc Lan - Trưởng khoa Âm nhạc ứng dụng cho biết, tất cả các phần thi của An Huy tại Vietnam Idol, các thầy cô trong trường đều theo dõi, cổ vũ. Sau mỗi đêm diễn, cô thường nhắn tin góp ý, chỉnh sửa và động viên, khích lệ học trò.
“Trước cuộc thi 2 tháng, tôi là người chạy nước rút tập luyện thêm cho An Huy về kỹ thuật thanh nhạc. Huy là người có năng khiếu, đam mê và ham học hỏi. Cái gì Huy cũng muốn học và tiếp thu rất nhanh. Thành công của Huy khiến các thầy cô trong trường đều tự hào, hạnh phúc. Tuy nhiên, thành công ấy tôi cho rằng không đến nhờ may mắn. Thành quả ngày hôm nay của An Huy hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực cố gắng của em”, cô Lan chia sẻ.
Vốn là con nhà nòi, mẹ là NSƯT Minh Phương, bà ngoại là NSND Thúy Mơ (nguyên giám đốc Nhà hát Chèo Hải Dương) nên Hà An Huy được tiếp xúc với âm nhạc sớm.
Trong hầu hết các liveshow củaVietnam Idol, Hà An Huy luôn nằm trong top thí sinh an toàn và nhận về lời khen từ ban giám khảo.
Hà An Huy hát ca khúc tự sáng tác 'Rơi' trong Vietnam Idol 2023:
Nhiều bạn bè thân hữu như nhà văn Lam Điền, nhà văn Ngô Khắc Tài, nhà văn Nguyễn Trọng Chức… cũng có mặt tại sự kiện để chia sẻ những câu chuyện về nhà văn Sơn Nam.
“Nhà văn Sơn Nam có khả năng quan sát tinh tế và tích lũy kiến thức tốt. Đó là bản chất cần có của nhà văn nhưng hiếm ai có được", nhà văn Ngô Khắc Tài nói.
Tại buổi trò chuyện, nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ: “Với tôi, Sơn Nam không chỉ là nhà văn, ông còn là nhà văn hóa của vùng Nam Bộ nói riêng và trên cả nước nói chung. Sơn Nam là một nhà văn nhân ái, không chỉ trên trang văn mà còn ở đời thường”.
Cuốn sách Đi và ghi nhớtập hợp 56 bài báo với nhiều chủ đề, thể loại khác nhau, gồm những bài đăng trên tạp chí Xưa và Nayvà một số báo khác trước năm 1975. Trong đó, tác phẩm chủ yếu khảo cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tập quán của con người Sài Gòn - Nam Bộ.
Nhà văn Sơn Nam - Những góc đời riêng lạ mang đến cho độc giả nhiều góc nhìn mới giản dị, đầy yêu thương qua lời kể của con gái nhà văn. Nổi bật là kỷ niệm thơ ấu của bà Hằng khi được cha cõng đi xay lúa, giã gạo và cùng ông ăn cơm ké trong xóm. Đó là khoảnh khắc đời thường lần đầu được tiết lộ, bên cạnh những hào quang văn chương mà người đọc thường thấy của nhà văn Sơn Nam.
Bên cạnh đó, tập sách còn có những bài viết độc đáo của các tác giả miền Nam như Lý Lan, Võ Đắc Danh, Ngô Khắc Tài, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Trọng Chức, Nguyễn Lam Điền… Qua ngòi bút của những người yêu mến nhà văn Sơn Nam, chân dung “ông già Nam Bộ” mộc mạc, nghĩa tình hiện lên rõ nét.
Nhà văn Sơn Nam (1926-2008) quê ở Kiên Giang, tên thật là Phạm Minh Tài. Ông có bút lực dồi dào, gây ấn tượng với độc giả bằng lối viết dung dị và đề tài phong phú. Văn nghiệp của ông đã ảnh hưởng đến nhiều độc giả và lớp tác giả thuộc thế hệ sau.
Nguyễn Thanh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Con gái nhà văn Sơn Nam lần đầu viết về kỷ niệm thơ ấu cùng cha