- 2 đối tượng xông vào ngân hàng,ẻbịtmặtnghidùngsúngcướpngânhàngởSàiGòthời sự 24h dùng hung khí nghi là súng, khống chế những người có mặt để cướp tài sản.
- 2 đối tượng xông vào ngân hàng,ẻbịtmặtnghidùngsúngcướpngânhàngởSàiGòthời sự 24h dùng hung khí nghi là súng, khống chế những người có mặt để cướp tài sản.
Tiêu chí xét tuyển cho giải thưởng này: Phải là sinh viên năm cuối có kết quả học tập nhiều năm thật xuất sắc , có các hoạt động cộng đồng nổi bật , có tầm ảnh hưởng trong tiểu bang.
Tuấn An sinh năm 1992 tại Hà Nội, từng có danh hiệu "Tài năng trẻ guitar Việt Nam năm 2004".
Lễ trao giải diễn ra lúc 11 giờ sáng ngày 02/11/2013 , tại Học viện Lincoln , bang Illinois , Hoa Kỳ |
Năm 2006, Tuấn An được nhận học bổng du học tại Học viện âm nhạc Sydney-Australia. Nhưng sau đó, lại có học bổng đại học tại Mỹ nên An đã chọn theo học ở nước này.
Năm 2010, An nhận được Bằng khen của Đoàn TNCS HCM về những thành tích xuất sắc ở nước ngoài
Năm 2013, An giành giải nhất cuộc thi âm nhạc tại North Park University
Trong thời gian học tại Mỹ, An đã giành các giải thưởng: Giải nhất cuộc thi âm nhạc do hội Nhạc sĩ Mỹ tổ chức ( SAM), giải nhất cuộc thi học bổng bang Illinoi, giải ba cuộc thi dàn nhạc giao hưởng Chicago.
Ngoài ra, Tuấn An còn nhiệt tình tham dự các buổi biểu diễn từ thiện, các trung tâm nuôi dưỡng người già ở Mỹ .
Theo kế hoạch, tháng 12/2013 và nửa đầu tháng 1/2014, Trần Tuấn An sẽ về Việt Nam biểu diễn gây quỹ từ thiện do Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam mời.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. |
Về công tác triển khai đổi mới chương trình dạy và học, địa phương có thể căn cứ vào thực tế để chọn chương trình, SGK để dạy cho học sinh.
Do đó ông Chung cho rằng cần phải đánh giá rất thực tiễn các vùng miền, vùng nào cần học và không cần học cái gì “để đạt được mục tiêu sản phầm đào tạo nên là gì?”
Ông Chung bày tỏ quan điểm: “Tôi thì nghĩ đơn giản thứ nhất là các em phải có sức khỏe, thứ hai coi trọng đạo đức, thứ ba là có kiến thức và tri thức. Để làm sao những sản phẩm của chúng ta không chỉ đáp ứng cho đất nước mà còn đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề nghị cần đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu.
“Hiện nay, tôi nghĩ đại bộ phận chúng ta đều thấy con em chúng ta học chương trình nặng quá, quá tải về kiến thức. Nhưng những kỹ năng sống hay những môn để phát huy được trí tuệ hoặc học thêm những tri thức của thế giới, hay ngoại ngữ rồi tin học thì thời lượng quá ít”, ông Chung nói.
“Khi đủ 18 tuổi học xong lớp 12 trở thành 1 công dân thì các em phải các trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Như luật giao thông đường bộ, bằng lái xe là phải có hết. Thế nhưng thực tế là sau đó chúng ta mới đi học rời rạc, gây tốn kém. Cần phải làm sao để ngay từ trong trường phổ thông, có thể tích hợp những việc đó. Những điều này ở các nước ngoài đã làm thành công thì chúng ta nên nghiên cứu và vận dụng, học hỏi kinh nghiệm. Nếu tích hợp được vậy thì cũng giúp các cháu tiết kiệm được và dành công sức đó để học thêm những tri thức khác”.
Ông Chung cũng bày tỏ mong muốn thầy và trò ngành giáo dục cần nhìn thẳng vào những tồn tại, những vấn đề còn gây bức xúc như bạo hành học đường, an toàn thực phẩm,… và “học” cả những vấn đề đã xảy ra ở hệ thống giáo dục của các tỉnh, thành khác. “Cần phải học cả những sai sót của người khác để rồi không mắc phải”, ông Chung nói.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phản đối việc đặt nặng đánh giá học sinh ở những giờ học thể chất bằng “qua hay không qua” mà cần chú trọng sự tiến bộ, khơi dậy sự đam mê, hứng khởi.
" alt=""/>Chủ tịch Hà Nội: “Con em chúng ta học chương trình nặng quá”![]() |
Một tiết dạy học qua truyền hình được triển khai ở TT-Huế trong năm học trước. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Tân – GĐ Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cho biết, tùy vào diễn biến dịch bệnh Covid-19 và tình hình thực tế, các đơn vị chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kế hoạch dạy học theo một hoặc kết hợp nhiều phương án.
Trong đó, nếu không thể học trực tiếp, học sinh lớp 1, 2 và 6 sẽ học qua truyền hình. Các khối lớp còn lại học trực tuyến.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, quyết định không dạy online cho các em học sinh thuộc các khối lớp nói trên được đưa ra sau khi cân nhắc cặn kẽ.
“Học sinh lớp 1 còn chưa biết chữ, làm sao học trực tuyến được. Chúng ta không biết dịch đến bao giờ, diễn biến ra sao nên cần xây dựng chương trình dạy học cho lớp 1 với thời lượng phù hợp, phụ huynh có thể học cùng con.
TT-Huế quyết định dạy qua truyền hình nhằm thuận lợi cho cả học sinh, phụ huynh và nhà trường”, ông Tân nói.
"Với tình hình thực tế của địa phương, không còn cách nào khác ngoài dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 1, lớp 2 sống ở vùng giãn cách, không thể đến trường. Đồng thời, hướng dẫn phụ huynh giám sát, đồng hành cùng con học.
Các bài giảng sẽ được lưu lại trên trang web. Học sinh có thể vào xem lại nhiều lần để nắm được bài học. Cùng với học sinh lớp 1, lớp 2 thì bắt đầu từ năm sau, các em học sinh lớp 6 sẽ học theo Chương trình đổi mới của Bộ GD-ĐT.
Vì vậy, Sở cũng xem xét đưa phương pháp dạy học qua truyền hình với khối lớp này, giúp các em nắm bắt được chuyên môn, hứng thú với chương trình mới”, ông Tân thông tin.
![]() |
Ông Nguyễn Tân – GĐ Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế. |
Chia sẻ với PV, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cũng nhấn mạnh những khó khăn gặp phải khi triển khai phương thức dạy này.
"Ở vùng "xanh", giáo viên có thể kèm cặp theo nhóm nhỏ, hạn chế đến mức thấp nhất số lượng học sinh không học được gì trong thời gian có dịch.
Nhưng ở những vùng "đỏ", vùng đang thực hiện giãn cách xã hội, các vùng miền núi…do những khó khăn về điều kiện, hoàn cảnh kinh tế nên khi triển khai, chắc chắn gặp không ít khó khăn”, ông Tân chia sẻ.
Để chuẩn bị tốt cho việc dạy học qua truyền hình, Sở GD0ĐT tỉnh TT-Huế đã tập huấn cho hơn 100 giáo viên, chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện cơ sở vật chất đưa phương pháp giảng dạy này vào áp dụng trong năm học mới.
“Có thể, 1 đến 2 tháng nữa, dịch được kiểm soát, học sinh trở lại trường học bình thường. Nhưng bài giảng trên truyền hình trong giai đoạn này là kinh nghiệm quý cho giáo viên toàn tỉnh, đặc biệt giáo viên ở vùng sâu, vùng xa”, ông Tân nói thêm.
Tự tin hiệu quả
Người đứng đầu ngành GD-ĐT tỉnh TT-Huế thông tin, đây không phải là lần đầu tiên địa phương này triển khai phương án dạy học qua truyền hình bởi trong năm học trước, phương pháp này cũng đã được Sở triển khai.
Chuẩn bị bước vào năm học mới 2021 – 2022, Sở GD-ĐT TT-Huế đã làm việc, trao đổi với đài truyền hình nhằm tạo điều kiện cho ngành giáo dục, dành thời gian ngoài chương trình thời sự để phát sóng các bài giảng, ưu tiên khung giờ phù hợp cho học sinh lớp 1 - thời điểm phụ huynh có thể đồng hành (buổi trưa hoặc trước hay sau chương trình thời sự).
Dự kiến, học sinh lớp 1 sẽ học 20-25 phút/tiết thay vì 35 phút như khi học trực tiếp. Chương trình sẽ dạy những kiến thức cần thiết nhất, thiết kế bài giảng phù hợp với tiết học không tương tác được với học sinh.
“Chúng tôi sẽ dạy Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Đạo đức. Các môn khác không phải không quan trọng nhưng có thể lùi lại, đợi khi học sinh đến trường học”, ông Tân nói.
Cũng theo ông Tân, thực tế, những kiến thức ban đầu của lớp 1 không phức tạp, chủ yếu giáo viên, phụ huynh hướng dẫn để các em biết cách học, tiếp cận, nắm được kỹ năng cần thiết.
Song song với bài giảng qua truyền hình, giáo viên thông qua Zoom hoặc Zalo để thông tin giờ phát sóng, theo dõi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh, sẵn sàng cho kế hoạch tiếp.
Việc kiểm tra, giao bài tập vẫn theo thiết kế của sách giáo khoa, tức có phần vận dụng. Nhìn chung, việc tổ chức học gần giống như khi học sinh học trực tiếp. Nếu có bài tập, giáo viên sẽ giao và kiểm tra.
TT-Huế phấn đấu với các môn dạy qua truyền hình cho lớp 1, lớp 2 và lớp 6, chất lượng đạt được như học trực tiếp. Đương nhiên, với một số học sinh khó khăn trong việc tiếp cận, việc học có thể không được như những em khác.
Do đó, khi trở lại trường, giáo viên sẽ rà soát, những em nào chưa theo kịp sẽ được bố trí kèm cặp để đảm bảo các em đạt yêu cầu của chương trình.
Phú Yên: Đầu tư gói thiết bị dạy học trực tuyến Ở Phú Yên, toàn tỉnh vẫn còn 107 trường học được trưng dụng làm khu cách ly y tế, khu vực tiêm chủng văc xin Covid-19 hoặc lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ông Trần Khắc Lễ, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết: Để chuẩn bị cho năm học mới trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có 3 phương án dạy học chính được áp dụng là trực tiếp, trực tuyến và dạy học linh hoạt. Tỉnh Phú Yên ưu tiên dành nguồn lực để các địa phương triển khai áp dụng hình thức học trực tuyến. Bên cạnh đó, hỗ trợ tối đa cho học sinh để các em thuận lợi trong việc học tập. Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên khẳng định: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng việc khai giảng năm học mới sẽ diễn ra đúng vào ngày 5/9 bằng hình thức phù hợp. Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã thống nhất đầu tư gói thiết bị dạy học trực tuyến cho học sinh bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Việc dạy học trưc tuyến được tổ chức thống nhất và có tính hệ thống trong quản lý, lưu trữ. Đối với tiểu học và mầm non các trường phải tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh học sinh chăm sóc, giáo dục học sinh. Việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ phải được xem xét điều chuyển phù hợp giữa các địa phương và các cấp học. |
Quang Thành - Trâm Trân
Sở GD-ĐT TP.HCM quy định dù học trực tuyến nhưng các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh được thực hiện trực tiếp tại trường. Trong trường hợp bất khả kháng có thể kiểm tra trực tuyến.
" alt=""/>Thừa Thiên Huế cho trẻ lớp 1, lớp 2 học qua truyền hình