 trong vòng 5 năm qua trong khi các bộ phận khác vẫn liên tục phá kỷ lục doanh thu.</p><p>Vì vậy, sau tất cả, tin tức LG quyết định bán mảng smartphone là chuyện sớm muộn cũng xảy ra. Thế nhưng nó lại trở thành tin tức sốt dẻo với người Việt khi báo Hàn loan tin một tập đoàn lớn của Việt Nam đang nổi lên là ứng viên hàng đầu thâu tóm lại mảng smartphone của LG ở Mỹ.</p><table class=)
 |
LG vẫn còn thị phần ở Mỹ nhờ đó vẫn thu hút được các bên mua tiềm năng |
Theo các chuyên gia, LG có thể chỉ bán lại mảng kinh doanh smartphone ở Mỹ chứ không phải bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) và các bằng sáng chế. Nhưng dù cho LG có ý định bán lại toàn bộ mảng smartphone, không chắc ông lớn nào dám nhảy vào canh bạc liều lĩnh này, bởi LG đã thua toàn diện trên mặt trận smartphone từ rất lâu.
Năm 2010, đối thủ Samsung ra mắt dòng sản phẩm Galaxy S đầu tiên sử dụng màn hình Super AMOLED (công nghệ OLED). 7 năm sau, LG giới thiệu G6 tại Mobile World Congress vẫn sử dụng màn IPS (công nghệ LCD) và bo mạch rời trong khi đối thủ đã dùng hệ thống trên một vi mạch (SoC).
Không những chậm chạp hơn đối thủ về phần cứng, điện thoại LG cũng gặp không ít vấn đề khi ra mắt thị trường. Tập hợp các lỗi không rõ nguyên nhân là do phần cứng hay phần mềm xảy ra trên điện thoại LG được gọi chung là lỗi “đột tử”, mà nó có thể là lỗi hỏng cảm ứng, lỗi bootloop, lỗi màn hình…
 |
Lỗi bootloop khiến LG chịu tổn hại nặng nề về danh tiếng |
Trong đó, lỗi nghiêm trọng nhất chính là bootloop tràn lan trên các dòng điện thoại G4, V10, V20, G5 và Nexus 5X (hợp tác với Google). Hiểu đơn giản bootloop là lỗi biến smartphone thành cục gạch và hiếm khi xảy ra với điện thoại Android chưa root (tương tự như jailbreak trên iPhone). Lỗi này đã dẫn đến một vụ kiện ở bang California hồi năm 2017 mà kết quả cuối cùng là LG đồng ý bồi thường 425 USD tiền mặt hoặc giảm giá 700 USD (ở lần mua kế tiếp) cho những nạn nhân trong vụ kiện ở Mỹ.
Dù vậy, tiếng xấu vẫn đồn rất xa. Trên các diễn đàn công nghệ nước ngoài, LG bị người dùng liên tục phàn nàn về tình trạng chậm cập nhật firmware, nhanh nóng máy, hao pin. Khi bị các đối thủ giá rẻ đến từ Trung Quốc như Xiaomi hay Oppo phả hơi nóng vào gáy, LG mới vội vàng cải tiến pin, nâng cấp màn hình, sạc nhanh. Tuy nhiên, vấn đề cuối cùng là khâu phân phối và tiếp thị, tính sẵn sàng của chuỗi cung ứng lại không đồng bộ khiến điện thoại LG phải rất lâu mới thực sự có mặt trên thị trường sau ngày công bố ra mắt (launching). Đấy là chưa kể, khâu chăm sóc khách hàng của LG thực sự gặp vấn đề và bị người dùng phàn nàn là đem con bỏ chợ.
Một số dòng sản phẩm nổi bật gần đây như Velvet 5G, V60 hay Wing 5G thực sự đáng đồng tiền bát gạo, nhưng để mua nó ở Mỹ quả là một kỳ công chứ chưa nói đến chuyện mua ở nước khác. Điều này dẫn tới hệ quả là người dùng không dám đánh bạc với một sản phẩm xách tay dính tiếng xấu mà lại khó để bảo hành.
 |
Những mẫu điện thoại sau đó cũng không thể cứu vãn nổi tình hình |
Dù không thể phủ nhận sự đổi mới sáng tạo rất sớm của LG với điện thoại màn hình kép, màn hình cuộn, màn hình tỷ lệ 18:9 tràn viền, camera góc rộng (ultra-views), màn hình chạm để mở… Nhưng bằng cách nào đó, hãng này vẫn sử dụng một thứ gì đó yếu hơn trên các dòng sản phẩm flagship để cạnh tranh với đối thủ. Đó có thể là chip đời cũ, màn hình tần số quét thấp hoặc không chống nước chứ chưa nói đến giá bán thực sự đắt đỏ so với các dòng sản phẩm cạnh tranh.
Hệ quả, LG đã đi vào vết xe đổ của những ông lớn smartphone ngày trước và việc hãng này phải bán mình, thu nhỏ quy mô và tập trung vào R&D là một bước đi khó tránh.
Phương Nguyễn

LG muốn bán mảng di động cho một hãng smartphone Việt Nam
Newspim đưa tin, LG Eletronics muốn bán bộ phận di động và trong thương vụ này, một hãng smartphone Việt Nam nổi lên như một trong các ứng cử viên sáng giá.
" alt=""/>Vì sao LG ‘tụt dốc không phanh’ ở mảng smartphone?

 |
Cây xanh giúp điều hòa không khí trong nhà. |
Ngôi nhà của chị Nguyễn Thùy Trang (SN 1983 - TP.HCM) nằm ở trung tâm quận 5. Từ đường phố ồn ã, đầy khói bụi bước vào đây, bạn sẽ đắm chìm trong không gian thoáng đãng, phủ màu xanh bởi cây cối.
Với chiều ngang nhà 8m, chiều dài 10m và khoảng sân nhỏ, chị tận dụng tất cả khoảng trống có nắng, ánh sáng để trồng cây ăn quả, cây cảnh nhằm giải quyết vấn đề về ô nhiễm không khí.
 |
Góc nhìn từ trên cao. |
Thùy Trang mua ngôi nhà cách đây 4 năm. Do kết cấu nhà khá tốt, chị không đập đi xây mới mà chỉ cải tạo lại các phòng, tăng công năng và tiện ích. Khu vườn cũng được chị nghiên cứu, làm từ thời điểm đó.
Toàn bộ việc cải tạo Thùy Trang giao cho một đơn vị thiết kế và thi công. Công trình gồm có 2 khối được liên kết với nhau bởi hệ thống cây xanh và ánh sáng.
 |
Chị Trang bố trí các khu vực trồng cây theo đặc tính từng loại. |
Thành quả sau 4 năm, ngôi nhà rợp sắc xanh của cây. Hệ thống cây xanh không chỉ tạo nên vẻ đẹp lạ mắt cho công trình, mà còn giúp điều hòa không khí, mang lại cảm giác mát mẻ cho người ở.
Thiết kế nội thất đơn giản nhưng vẫn ấm cúng, trang nhã. Những lối đi trong nhà cũng ngập tràn cây xanh.
 |
Giàn cây thẳng đứng trên bờ tường. Đây đều là cây phù hợp với thời tiết nhiệt đới. |
Các tầng đều bố trí cửa kính to, đón nắng. Ban công và hành lang gia chủ tận dụng trồng cây ăn quả. Ngoài ra, chị gắn thêm mái hiên di động. Khi nào trời có mưa lớn hay nắng to, chị sẽ kéo mái hiên che cho cây.
Ngôi nhà hoàn thiện năm 2017, đến nay vẫn còn như mới do gia chủ sử dụng rất gìn giữ và chăm chút.
“Tôi thuộc tuýp nghiện nhà, bất cứ ngóc ngách nào cũng phải chăm chút tỉ mỉ, dọn dẹp sạch sẽ”, chị tiết lộ.
 |
Chị chủ yếu trồng cây trong chậu, bồn nhưng quả luôn trĩu cành. |
Người phụ nữ sinh năm 1983 khẳng định, mình không phải ôm đồm trồng dày đặc cây và rau xanh vì không thích nhà quá um tùm. Hơn nữa, chị muốn dành khoảng trống cho cả nhà tụ tập, mở các bữa tiếng ngoài trời.
Chị chia cây theo từng phân khu để tiện chăm sóc. Cây ăn trái ưu tiên ở vị trí nhiều nắng. Cây mang phong cách nhiệt đới (tropical), chị chăm bằng cách xịt thuốc định kỳ, tránh sâu bọ.
Cây cảnh lá được bố trị ở khu vực thoáng mát, không có nắng và giữ độ ẩm ít nhất từ 45 – 70%.
Với giàn cây leo, phần lớn Thùy Trang trồng dòng Philodondren thân bò (loại cây trồng trong nhà) nên bắt buộc phải sống trong môi trường ẩm ướt để rễ khí phát triển.
 |
Khu vườn có thảm thực vật đa dạng về chủng loại. |
Ngày trước chị trồng nhiều cây hoa, đặc biệt là hoa hồng. Thế nhưng, trồng hoa buộc phải xịt nhiều thuốc để kích và xịt thường xuyên. Ngoài ra, thuốc phải đổi liên tục vì trĩ và rầy hay nhờn thuốc. Vì vậy, chị chuyển sang trồng cây xanh.
Cây ăn trái trong vườn khá phong phú gồm: Xoài, bưởi, khế, roi, ổi, cam, cóc, sapoche, lựu…
 |
Lối cửa ra vào có khung cửa kính lớn. |
 |
Thu hoạch quả. |


Góc đọc sách, thư giãn vào buổi chiều của cả gia đình.


Khi khởi công cải tạo, chị quan niệm đây không chỉ là nơi để ở mà còn là môi trường đáng sống, cho các con phát triển thể chất và tư duy.
 |
Nữ chủ nhân trồng nhiều loại cây ăn quả miền Bắc. |
 |
Cây xanh giúp bù đắp sự trong lành và xoá bớt đi cái nóng nực, chật chội cùng nhịp sống hối hả, vội vã của thành phố náo nhiệt. |


Nội thất sử dụng tông màu tối đầy tinh tế trên nền tường sơn trắng.
 |
Các phòng liên kết với nhau bằng không gian mở. |

Căn hộ 50m2 bắt mắt, ấn tượng của kỹ sư độc thân
Căn hộ tuy không rộng nhưng với bàn tay thiết kế tài hoa của anh kỹ sư độc thân, không gian vẫn hiện lên sống động với đầy đủ nội thất.
" alt=""/>Nhà phố với giàn cây thẳng đứng, hoa trái quanh năm rực rỡ

Pantech từng tự hào với thiết kế smartphone sang trọng, quý phái |
Hiện tại, thương hiệu Pantech vẫn còn nhưng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như VR/AR, IoT và không còn liên quan gì đến smartphone.
BlackBerry
BlackBerry có lẽ là một cái tên đầy hoài niệm với những người dùng văn phòng nhờ tính bảo mật cao và thiết kế bàn phím QWERTY trứ danh. Tuy nhiên, cái chết được dự báo trước của BlackBerry đã đến vào năm 2007 khi Apple ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên. Trong cuộc chiến phần mềm, Android và iOS đã khiến các hệ điều hành của Microsoft hay BlackBerry chết dần chết mòn bởi sự ghẻ lạnh của các nhà phát triển.
 |
BlackBerry nổi tiếng với bàn phím cứng QWERTY và hãng vẫn trung thành với thiết kế này ở kỷ nguyên màn hình cảm ứng, phím ảo |
Hệ quả là đến năm 2016 với chỉ 23 triệu người dùng trên toàn cầu (so với thời hoàng kim năm 2012 với 80 triệu người), Dâu đen buộc phải chuyển sang mô hình kinh doanh nhượng quyền cho đối tác Trung Quốc. Đến tháng 08/2020, hợp đồng với TCL chính thức chấm dứt khiến điện thoại BlackBerry tiếp tục “chết” thêm lần nữa.
Hiện tại, BlackBerry đã bán 90% thương hiệu cho Huawei để tập trung hoàn toàn cho IoT và lĩnh vực phần mềm bảo mật.
HTC
Xuất phát điểm là một nhà sản xuất Đài Loan chuyên gia công điện thoại cho nhà mạng viễn thông của Mỹ, HTC đã dần làm chủ công nghệ và tự cho ra đời các dòng sản phẩm mang thương hiệu riêng như máy tính bỏ túi (PDA) rồi điện thoại có phím bấm chạy hệ điều hành Windows Mobile.
Ở kỷ nguyên Android, HTC đã liên tục cho ra đời các dòng điện thoại One, Desire để mau chóng chiếm lĩnh thị phần. Kết quả là đến cuối năm 2010, HTC thống trị thị trường smartphone ở Mỹ với đội ngũ nhân lực trải khắp toàn cầu lên tới 19.000 người.
 |
HTC từng chiếm lĩnh thị trường Mỹ với hai dòng sản phẩm chủ lực là One và Desire |
Những năm sau đó, HTC bắt đầu đuối sức trong cuộc đua bằng sáng chế và đốt tiền với các đối thủ như Apple hay Samsung ở Mỹ. Năm 2016, hãng bắt đầu tái cấu trúc bộ phận smartphone nhưng không thành và đến năm 2017 đã bán phần lớn bằng sáng chế với cái giá 1,1 tỷ USD đi kèm việc chuyển giao hơn 2.000 nhân sự cho Google.
Ngày nay, thương hiệu HTC vẫn còn bán smartphone nhưng tập trung chủ yếu vào dòng sản phẩm VR hợp tác với Valve trong lĩnh vực gaming.
Motorola
Motorola là công ty viễn thông lâu đời và có truyền thống của Mỹ, từng sáng tạo ra chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Nhưng hãng này cũng không tránh khỏi kết cục bi đát dành cho kẻ ngủ quên trên chiến thắng. Công ty thua lỗ kỷ lục 4,3 tỷ USD vào năm 2009 dẫn tới sự kiện chia tách Motorola Mobility và Motorola Solutions vào năm 2011.
 |
Dòng sản phẩm của Motorola với logo chữ M quen thuộc |
Trong đó, Motorola Mobility tiếp tục bị Google mua lại vào năm 2012 với giá 12,5 tỷ USD mà chủ yếu là kho bằng sáng chế khổng lồ mà công ty này nắm giữ khi đó. Nhưng gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm cũng không thể cứu vớt nổi con tàu sắp đắm này và đành cắn răng bán lại cho Lenovo vào năm 2014 với giá chỉ vỏn vẹn 2,91 tỷ USD.
Ngày nay, thương hiệu Motorola dưới cái bóng của Lenovo vẫn tồn tại, nhưng chỉ chiếm dưới 10% thị phần ở Mỹ và gần như rất khó để tìm thấy sự hiện diện ở các thị trường khác.
Sony Ericsson
Được thành lập vào năm 2001, Sony Ericsson là liên doanh giữa công ty điện tử Sony của Nhật Bản và nhà mạng viễn thông Ericsson của Thụy Điển. Năm 2007, Sony Ericsson nắm giữ 9% thị phần toàn cầu, là nhà cung cấp điện thoại lớn thứ tư thế giới mà đỉnh cao chính là dòng máy nghe nhạc Walkman và sau đó là dòng điện thoại Xperia.
Tuy nhiên, việc chậm chân trước đối thủ đã khiến liên minh này mất dần thị phần, đồng thời phải gồng mình chịu lỗ cho mỗi chiếc điện thoại bán ra. Điều này buộc Sony phải bỏ ra 1,47 tỷ USD thâu tóm toàn bộ cổ phần của Ericsson nhằm tái cấu trúc liên doanh dưới cái tên mới Sony Mobile.
 |
Liên minh Sony Ericsson từng rất nổi tiếng với dòng sản phẩm điện thoại Walkman |
Dù vậy, dưới thương hiệu mới, smartphone của Sony vẫn bán ra vô cùng ế ẩm và lần này đến lượt các mảng khác của Sony phải gồng mình chịu lỗ cho Sony Mobile. Trong cả năm tài chính 2019, Sony chỉ bán được 3,2 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu so với thời hoàng kim 103 triệu máy tiêu thụ năm 2007.
Chưa có số liệu mới nhất của năm tài khóa 2020, nhưng Sony Mobile chỉ dám đặt kỳ vọng vào một quý có lãi đầu tiên sau nhiều năm chìm trong thua lỗ.
Nokia
Là một cái tên vô cùng quen thuộc với người Việt Nam, điện thoại Nokia từng thống trị thế giới những năm 2000 cho tới khi những kẻ tham vọng như Apple, Google hay Samsung trỗi dậy. Chiến lược bắt tay với Microsoft làm Windows Phone vào đầu thập niên 2010s cũng không đem lại kết quả tích cực cho Nokia. Dẫu vậy, gã khổng lồ phần mềm Hoa Kỳ vẫn quyết định chơi “tất tay” khi bỏ 7 tỷ USD mua lại mảng di động của Nokia năm 2014 để thành lập Microsoft Mobile.
 |
Microsoft mua lại Nokia để thúc đẩy thị phần Windows Phone nhưng cuối cùng vẫn phải chịu thất bại cay đắng |
Nhưng chưa đầy hai năm sau, Microsoft đã phải bán tống bán tháo thương hiệu Nokia cho HMD của Phần Lan với cái giá 350 triệu USD. Một phần của thỏa thuận này, nhà máy Microsoft Mobile Bắc Ninh (mà trước kia là của Nokia) đã được bán lại cho một công ty con của Foxconn (Trung Quốc).
LG
Mảng điện thoại của LG chính là cái tên xấu số mới nhất gia nhập hàng ngũ những thương hiệu chết dần chết mòn vì vinh quang của quá khứ. Sau 5 năm thua lỗ số tiền kỷ lục 4,5 tỷ USD, CEO Kwon Bong-seok của LG đã cân nhắc đến việc bán mảng smartphone và rút chân hoàn toàn khỏi thị trường vào năm 2022, theo báo Hàn. Trong đó, nổi lên một bên mua tiềm năng đến từ Việt Nam sẽ nhảy vào thương vụ mua lại mảng điện thoại của LG ở Mỹ.
 |
LG từng có những sản phẩm ấn tượng nhưng chưa đủ tốt |
Nhưng lần cuối cùng người ta có thể nhìn thấy LG cạnh tranh sòng phẳng với Apple hay Samsung ở thị trường này là vào năm 2015. Sau đó, LG có cho ra đời một vài sản phẩm nổi bật nhưng hoặc là quá sớm, hoặc là quá muộn và không thể tiếp cận người dùng cuối.
Phương Nguyễn (tổng hợp)

Có thể Apple không ra mắt iPhone 13
Nhiều khả năng, phiên bản smartphone tiếp theo của Apple sẽ mang tên iPhone 12S vì hãng muốn tránh số 13, bị cho là không may mắn.
" alt=""/>Những thương hiệu điện thoại vang bóng một thời