Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, Nghị định số 148 sửa đổi quy định về bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự.
Trong đó, dịch vụ karaoke và vũ trường phải bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo các quy định pháp luật.
Nghị định mới cũng bổ sung trách nhiệm chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường là phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư số 06 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Đồng thời, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định có liên quan đến an toàn cháy, an toàn chịu lực cho nhà và công trình và phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (Ảnh: VGP).
Trường hợp tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật thì phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 144 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Nghị định số 148 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. Trong đó, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp tỉnh. Việc phân cấp, ủy quyền thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.
" alt=""/>UBND cấp tỉnh được cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trườngNếu bạn được yêu cầu ngồi trên bồn cầu gần 50 giờ để kiếm tiền, bạn có làm không? Hầu hết mọi người sẽ không làm. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người sẽ cân nhắc làm điều đó nếu lý do đủ hấp dẫn. Một giám đốc điều hành của một công ty Australia đã làm điều đó và huy động được 30 triệu USD.
CEO của công ty là Simon Griffiths đã ngồi trên bồn cầu trong 50 giờ để gọi vốn đầu tư (Ảnh: DOTW).
Who Gives A Crap là tên của một công ty sản xuất giấy vệ sinh. CEO của công ty là Simon Griffiths đã ngồi trên bồn cầu trong một nhà kho tồi tàn và từ chối di chuyển cho đến khi gom đủ đơn đặt hàng trước khi bắt đầu sản xuất. 50 giờ sau đó, công ty đã huy động được hơn 50.000 USD và giao sản phẩm đầu tiên vào tháng 3/2013.
Who Gives A Crap ra đời khi nhận thấy rằng 2,4 tỷ người, tức khoảng 40% dân số toàn cầu, chưa có nhà vệ sinh. Hàng năm có khoảng 289.000 trẻ em dưới 5 tuổi (tức khoảng 800 trẻ em mỗi ngày hay cứ 2 phút có một trẻ em) tử vong vì các bệnh tiêu chảy do ô nhiễm nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.
Đó là những con số thực sự đáng sợ. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã bắt đầu sản xuất loại giấy vệ sinh mà họ gọi là "giấy vệ sinh tuyệt vời" và quyên góp 50% lợi nhuận cho các tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu của họ là giúp mọi người có thể tiếp cận được với nước sạch và nhà vệ sinh cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh ở các nước đang phát triển.
Được thành lập vào năm 2012, Who Gives A Crap đã tự gây quỹ ngay từ khi bắt đầu. Đó là một điều cực kỳ bất thường đối với một công ty khởi nghiệp đang tăng trưởng cao. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, công ty vẫn tăng trưởng liên tục và đang trên đà đi lên.
Giấy vệ sinh của Who Gives A Crap đang "làm mưa làm gió" trên khắp đất nước Australia (Ảnh: DOTW).
Và lý do đằng sau đó không chỉ bởi vì giấy vệ sinh của họ đang "làm mưa làm gió" trên khắp đất nước Australia mà còn vì họ đã quyên góp một nửa lợi nhuận. Cho đến nay, Who Gives A Crap đã quyên góp hơn 10 triệu USD. Công ty có tham vọng sẽ quyên góp hàng tỷ USD.
"Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, chúng tôi cần mở rộng kinh doanh. Để làm được điều đó, chúng tôi cần thêm vốn. Đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu tiếp thu ý tưởng của các nhà đầu tư", Simon Griffiths nói.
Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều gọi vốn đầu tư khi bị thua lỗ cho đến khi việc kinh doanh trở nên lớn mạnh hơn và hy vọng có lãi.
Nhưng bởi "chúng tôi quyên góp một nửa lợi nhuận nên chúng tôi muốn có lãi nhanh nhất có thể để quyên góp và chứng minh mô hình kinh doanh của mình có thể hoạt động", Simon nói.
Và sau 9 năm tự gây quỹ, mới đây Who Gives A Crap đã huy động được 30 triệu USD từ các nhà đầu tư như Verlinvest, The Craftory, Jamjar, Airtree, Grok Ventures, Giant Leap và Athletic Ventures.
" alt=""/>CEO công ty khởi nghiệp ngồi trên bồn cầu trong 50 giờ để gọi vốnPhiên giao dịch sáng nay (26/11), cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, lên 11.750 đồng/cổ phiếu. Đáng nói, cổ phiếu này trắng bên bán, dư mua giá trần hơn 1,5 triệu đơn vị.
Bà Nguyễn Thị Như Loan vừa được công bố tại ngoại (Ảnh: K.C).
QCG được giao dịch tích cực trong bối cảnh bà Nguyễn Thị Như Loan - nguyên Tổng giám đốc công ty - vừa có thông tin được tại ngoại. Theo đó, bà Loan được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 11/11. Hiện nay, bà được tại ngoại trong quá trình cơ quan chức năng điều tra vụ án.
Sau khi được tại ngoại, Quốc Cường Gia Lai cho biết nguyên Tổng giám đốc sẽ tiếp tục đóng góp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty bằng việc đồng hành cùng Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban tổng giám đốc giải quyết các công việc, dự án đầu tư mà công ty đang thực hiện.
Kể từ khi bà Loan bị bắt hồi tháng 7 đến nay, giá cổ phiếu QCG có nhiều phiên tăng liên tục hoặc giảm liên tục. Tính đến nay, giá cổ phiếu QCG đã tăng gần 40%.
Cùng với diễn biến tích cực của cổ phiếu QCG, thị trường chung hôm nay cũng có sự bứt phá. Chốt phiên sáng nay, VN-Index tăng gần 10 điểm, đạt 1.244,5 điểm với 286 mã tăng, 80 mã giảm và 65 mã đứng giá. HNX-Index tăng gần 1 điểm, đạt 223,2 điểm.
Thị trường được dẫn dắt bởi 3 nhóm ngành lớn gồm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Các cổ phiếu thuộc nhóm VN30 đều tăng giá rực rỡ trong sắc xanh, trừ đại gia dầu khí PLX (Petrolimex) đứng yên.
" alt=""/>Diễn biến của cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai sau tin về bà Như Loan