- MU lên kế hoạch mua Insigne,gái xinh cầu thủ kiến tạo xuất sắc nhất Serie A. Barca muốn sở hữu Mbappe, bên cạnh việc mua Griezmann.
- MU lên kế hoạch mua Insigne,gái xinh cầu thủ kiến tạo xuất sắc nhất Serie A. Barca muốn sở hữu Mbappe, bên cạnh việc mua Griezmann.
![]() |
Bốn thành viên đội tuyển thi Olympic Hóa học quốc tế 2016 của Việt Nam. |
Cụ thể, em Đinh Quang Hiếu, học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội giành Huy chương Vàng.
Em Nguyễn Khánh Duy, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá đoạt Huy chương Vàng.
Em Nguyễn Thành Trung, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định đoạt Huy chương Bạc.
Olympic Hoá học quốc tế năm 2016 lần thứ 48 tổ chức ở Tbilisi thủ đô của Gruzia, có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với tổng số 280 thí sinh.
Trong kỳ thi, Trung Quốc đoạt 04 Huy chương Vàng; các nước Nga, Rumani, Hàn Quốc, Đài Loan cùng đoạt 03 Huy chương Vàng; Việt Nam cùng Thái Lan, Sigapore, Ấn Độ và Iran cùng được 02 Huy chương Vàng.
Điểm thi của các thí sinh của Việt Nam đoạt Huy chương đều xếp thứ hạng cao trong cuộc thi: Em Đinh Quang Hiếu đạt 89,764 điểm, đứng thứ 7/280 thí sinh; Em Nguyễn Khánh Duy đạt 86,116 điểm, đứng thứ 16/280 thí sinh; Em Nguyễn Thành Trung đạt 79,212 điểm, đứng thứ 38/280 thí sinh.
Riêng em Phạm Đức Minh, học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam, Thành phố Hà Nội do bị ốm từ ngày thi thực hành nên ảnh hưởng không tốt về tâm lí dẫn đến điểm thi chỉ đạt 43,68 điểm.
Hà Phương
" alt=""/>Việt Nam giành 2 HCV, 1 HCB Olympic Hóa 2016PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng đương nhiệm khẳng định nhà trường đã làm đúng luật và theo đúng trình tự.
![]() |
PGS Nguyễn Trường Thịnh (trái) được giới thiệu để công nhận làm hiệu trưởng của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (Ảnh: Lê Tiên). |
Quy trình lựa chọn nhân sự Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 – 2025 trải qua nhiều bước:
Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ nhất, gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (5 thành viên) thảo luận và đề xuất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự. Tại đây, 100% thành viên đồng ý sử dụng nguồn nhân sự tại chỗ theo quy hoạch để thực hiện quy trình nhân sự đề nghị Bộ GD-ĐT công nhận Hiệu trưởng. 100% thành viên cũng đồng ý cơ cấu, quy trình, tiêu chuẩn hiệu trưởng theo kế hoạch của tập thể lãnh đạo và Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường.
Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, người đứng đầu (kể cả phó trưởng đơn vị phụ trách) với 41 thành viên đã thảo luận và thống nhất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự.
Tại hội nghị này, có 63,41% số phiếu giới thiệu PGS.TS Lê Hiếu Giang; 36,59% số phiếu giới thiệu PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh. Kết quả không công bố tại hội nghị.
Bước 3: Tại hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ hai gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (5 thành viên), có 40% số phiếu giới thiệu PGS.TS Lê Hiếu Giang; 60% số phiếu giới thiệu PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh. Kết quả công bố tại hội nghị.
Do kết quả giới thiệu tại Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng và Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ hai khác nhau, Hội đồng trường chỉ đạo, chọn phương án nhân sự để thực hiện các bước sau. Hội nghị Hội đồng trường lần thứ nhất có 15/19 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng trường báo cáo kết quả tại Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng và Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ hai và thảo luận cho ý kiến bằng phiếu kín.
100% số phiếu đồng ý: “phương án nhân sự nào được trên 50% phiếu trên tổng số danh sách thành viên Hội đồng trường thì được lựa chọn”.
Hội đồng trường đã tiến hành biểu quyết về phương án nhân sự Hiệu trưởng. Kết quả 26,31% số phiếu chọn PGS.TS Lê Hiếu Giang; 52,63% số phiếu chọn PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh.
Kết quả công bố tại Hội nghị và Hội nghị đã kết luận: Hội đồng trường thống nhất (15/15 thành viên đồng ý) phương án được chọn phải đạt trên 50% số thành viên Hội đồng trường đồng ý thì được giới thiệu tại Bước 4.
Hội đồng trường đã chọn PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh (52,63%) để giới thiệu tại bước kế tiếp với số phiếu 10/15 phiếu đồng ý.
Bước 4: Tổ chức hội Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (là viên chức), Trưởng, Phó các đơn vị thuộc và trực thuộc.
98/99 thành viên đã tham gia. Kết quả, có 48 phiếu tín nhiệm PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh và có 48 phiếu không tín nhiệm PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh (2 phiếu không hợp lệ).
Bước 5:Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy (4 thành viên) thì có 3 phiếu đồng ý tín nhiệm nhân sự Hiệu trưởng đối với đồng chí Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 75%); 1 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 25%).
Tiếp đó, Hội nghị tập thể lãnh đạo lần thứ ba, gồm Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (5 thành viên) tiếp tục bầu. Kết quả có có 4 phiếu đồng ý tín nhiệm nhân sự Hiệu trưởng đối với PGS Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 80%); 1 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 20%).
Bước 6: Hội nghị Đảng ủy gồm 13 thành viên, trong đó kết quả có 10 phiếu đồng ý nhân sự Hiệu trưởng đối với PGS Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 76,9%); 3 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 23,1%).
Bước 7:Tổ chức Hội nghị Hội đồng trường lần thứ hai có 16/19 thành viên có mặt. Kết quả có 12 phiếu đồng ý nhân sự hiệu trưởng đối với PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh (tỷ lệ 63,15%); 4 phiếu không đồng ý (tỷ lệ 21,05%.
Theo báo cáo của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, việc xây dựng Kế hoạch thực hiện quy trình nhân sự dựa vào các quy định gồm: Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017; Luật Giáo dục đại học 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP; Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị; Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 30/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định 3815/QĐ-BGDĐT ngày 20/11/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công nhận Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết 11/NQ-HĐT ngày 08/01/2021 của Hội đồng trường ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. |
Lê Huyền
PGS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy được đề nghị công nhận làm Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
" alt=""/>ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM lên tiếng về “bất thường” bầu hiệu trưởngNingPo có thể tự mình khám phá ra nhiều điều mới mẻ và cũng có rất nhiều sở thích thú vị.
Mới 2 tuổi, anh đã có thể đọc lưu loát hàng chục bài thơ và hàng trăm cuốn sách.
Năm mười tuổi, anh được nhận vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc- một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia. Khi Ning Po học năm thứ hai đại học, anh được một người bạn của bố là Ni Lin tiến cử với Fang Yi- chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, trường đang chuẩn bị thành lập một “lớp học thần đồng” khi tuyển chọn thanh thiếu niên tài năng từ khắp nơi trên đất nước.
Ning Po lúc đó 10 tuổi đã tham gia kì thi tuyển sinh và được nhận vào Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc với thành tích đáng nể.
Tuy nhiên sau khi tham gia vào “lớp học thần đồng” này, thành tích của Ning Po không thực sự tốt, thậm chí còn có những môn học không đạt yêu cầu.
![]() |
Việc các phương tiện truyền thông đưa tin về Ning Po có ảnh hưởng rất lớn đối với anh. Với ánh hào quang của vị thần đồng trẻ tuổi, điều này thực sự khiến cậu bé Ning Po khi đó mới 10 tuổi cảm thấy rất áp lực. Những điều đã trải qua khiến Ning Po trưởng thành sớm hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, sự phát triển về thể chất không theo kịp việc suy nghĩ già dặn khiến Ningpo ngày càng trở nên lập dị.
Thực chất, Ning Po không cảm thấy có hứng thú với hầu hết các môn học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Anh hy vọng mình có thể theo học ngành thiên văn học thuộc trường đại học Nam Kinh. Nhưng ước mơ của anh đã nhanh chóng bị dập tắt bởi trường đại học Nam Kinh yêu cầu Ning Po chỉ có thể chọn chuyên ngành mà trường đã định sẵn cho anh.
Và đó cũng không phải là chuyên ngành thuộc sở trưởng của anh- môn lí luận vật lí.
Vật lí không phải là thế mạnh của Ning Po nên trong quá trình học tập xuất hiện tình trạng chống đối dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu.
Những kết quả đó thực sự không xứng với danh xưng thần đồng và điều này đã vô hình trung gây ra áp lực cho Ning Po.
Sau khi tốt nghiệp, Ning Po được giữ lại ở trường và trở thành giảng viên đại học trẻ nhất tại thời điểm đó khi anh mới 19 tuổi. Có thể trong lòng Ning Po lúc đó cảm thấy hỗn loạn, hoặc cũng có thể những áp lực đã khiến anh kiệt sức dẫn đến việc Ning Po nảy sinh sự quan tâm đến Phật giáo. Anh đã đến núi Ngũ Đài để trở thành một nhà sư. Sau đó không lâu, Đại học Khoa học và Công nghệ đã cử người tìm và thuyết phục Ning Po quay lại.
Tuy nhiên một năm sau, Ning Po lại quay trở lại làm nhà sư trong một ngôi chùa ở Giang Tây và làm giảng viên về nghiên cứu Phật giáo.
Suy cho cùng, thiên tài cũng chỉ là người bình thường. Việc quan tâm quá mức ít nhiều sẽ khiến họ cảm thấy áp lực. Bài học được rút ra là bất kể lựa chọn công việc nào thì điều quan trọng nhất chính là niềm đam mê của bạn dành cho nó có đủ lớn để duy trì trong thời gian dài. Có như vậy bạn mới cảm thấy hạnh phúc và biết được giá trị đích thực của cuộc sống.
Yến Nhi (Theo Sina)
" alt=""/>Những thần đồng chiến thắng ở vạch xuất phát nhưng không thể mỉm cười ở vạch đích