
Nhiều người tiêu dùng bức xúc vì không nhận được phản hồi trả lời qua email của ngân hàng. Ảnh minh họa
Trong thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tiếp nhận một số khiếu nại của người tiêu dùng về việc chậm trễ trong quá trình tiếp nhận, xử lý các yêu cầu, khiếu nại về dịch vụ của ngân hàng.
Cụ thể, người tiêu dùng gửi khiếu nại thông qua địa chỉ thư điện tử (email) của bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng. Mặc dù hệ thống thư điện tử của ngân hàng đã gửi xác nhận tiếp nhận thành công email của người tiêu dùng, tuy nhiên sau đó, người tiêu dùng không nhận được liên hệ phản hồi của ngân hàng để giải quyết các vấn đề phản ánh.
Căn cứ nội dung làm việc và kết quả rà soát các phương thức tiếp nhận thông tin của một số ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh với ngân hàng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người tiêu dùng cần tìm hiểu trong các tài liệu giao dịch với ngân hàng để xác định xem phương thức liên hệ nào được coi là phương thức chính thức, do ngân hàng công bố và vận hành.
Ví dụ, trong các hợp đồng phát hành thẻ tín dụng, một số ngân hàng chỉ chấp nhận phương thức liên hệ qua tổng đài điện thoại hoặc đến trực tiếp các điểm kinh doanh của ngân hàng.
Trong trường hợp đó, nếu người tiêu dùng gửi khiếu nại qua email thì ngân hàng sẽ không bị ràng buộc trách nhiệm về việc tiếp nhận và giải quyết nội dung khiếu nại.
" alt=""/>Nhiều khách hàng bức xúc vì bị ngân hàng “làm ngơ” khi khiếu nại qua emailỞ thời điểm này năm ngoái, giá trị của đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới - bitcoin, chứng kiến đà tăng phi mãi, lên đến gần 20 nghìn USD chỉ trong vòng vài tháng. Cú hích này có thể đến từ nhiều yếu tố, có thể kể đến như việc ông Trump đề xuất đánh thuế các giao dịch chuyển tiền từ Mỹ sang Mexico khiến nhu cầu sử dụng tiền mật mã tăng vọt hay Nhật Bản chấp nhận bitcoin là công cụ thanh toán.
Sau đó, hai sàn giao dịch lớn nhất thế giới là CBOE và CME chính thức đưa lên sàn hợp đồng tương lai bitcoin, là một "đòn bẩy" mạnh khiến bitcoin tăng điên cuồng. Cuốn theo trào lưu đầu tư vào tiền số, rất nhiều người đã trở thành triệu phú hay thậm chí là tỷ phú nhờ nắm giữ bitcoin và nhiều chuyên gia còn dự đoán 2018 sẽ là một năm "hoành tráng" hơn nữa với tiền mật mã.
Tuy nhiên, việc đó đã không xảy ra. Các nhà đầu tư tổ chức không rót tiền vào thị trường này như kỳ vọng, cùng sự kiểm soát ngày càng gắt gao từ các cơ quan quản lý. Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra về khả năng một số nhà giao dịch đang có hành vi thao túng giá bitcoin và các loại tiền mật mã khác. Chưa hết, vào tháng 11, cơ quan này tiếp tục xem xét lại đợt tăng phi mã 1300% hồi năm ngoái của bitcoin, trả lời cho câu hỏi liệu đó có phải là kết quả của hành vi thao túng giá hay không. Những động thái này đã khiến tiền mật mã dần mất giá.
Trong nửa đầu năm nay, các loại tiền mật mã chủ chốt cũng đối mặt với quyết định chốt lời từ các nhà đầu tư. Hôm 29/6, giá bitcoin trên sàn Coindesk xuống dưới 5800 USD, thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm 2017. Ở thời điểm đó, bitcoin đã rớt giá 60% so với đầu năm. Đà sụt giảm của bitcoin kéo theo cả thị trường tiền số khiến hàng loạt những đồng tiền khác trở nên vô giá trị, cũng giống như những thương vụ IPO trong thời kỳ bong bóng dotcom.
Giá trị của bitcoin ở thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 6 tháng 12 (Nguồn: Bloomberg)
Do đó, các nhà đầu tư tiền mật mã đã không ít lần điêu đứng vì tốc độ sụt giảm nhanh chóng của bitcoin trong năm 2018 này.
" alt=""/>Bitcoin và các đồng tiền mật mã trong năm 2018: Từ đỉnh cao rớt xuống vực sâu