Dù thiếu vắng nhiều trụ cột nhưng Barca vẫn được đánh giá cao hơn Getafe về chất lượng đội hình. Sẵn lợi thế sân nhà, đội bóng xứ Catalunya lập tức triển khai thế trận tấn công sau tiếng còi khai cuộc.
Phút 19, thế quân bình được phá vỡ khi Lewandowski dứt điểm cận thành, sau tình huống xử lý không tốt của thủ môn Soria.
Bàn thắng mở tỷ số từ khá sớm, đoàn quân của HLV Hansi Flick duy trì thế trận tấn công. Raphinha có cơ hội ghi tên mình lên bảng tỷ số nhưng không đánh bại được thủ thành của Getafe.
Một cầu thủ khác bên phía đội chủ sân Nou Camp cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội là Lamine Yamal. Chỉ riêng tài năng trẻ của Barca có ít nhất ba tình huống dứt điểm đáng chú ý nhưng không sao làm rung mành lưới của Getafe.
Phung phí nhiều cơ hội, suýt chút nữa Barca phải trả giá đắt ở phút bù giờ thứ 4. Từ đường chuyền vào thuận lợi của đồng đội bên cánh phải, Borja Mayoral - cựu tiền đạo của Real Madrid dứt điểm hụt bóng đầy vô duyên trước khung thành rộng mở.
Thắng nhọc Getafe, Barca tiếp tục duy trì mạch toàn thắng ở La Liga mùa này với 21 điểm tuyệt đối sau 7 vòng đấu, qua đó củng cố ngôi đầu với 4 điểm nhiều hơn đại kình địch Real Madrid.
Đội hình ra sân
Barca: Pena, Kounde, Cubarsi, Martinez, Balde, Casado, Eric Garcia, Yamal, Raphinha, Pablo Torre, Lewandowski.
Getafe: Soria, Iglesias, Djene, Berrocal, Alderete, Yellu, Pérez, Alena, Milla, Uche, Sola.
Bảng xếp hạng La Liga 2024/25 | ||||||||
STT | Đội | Trận | T | H | B | HS | Điểm | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | ![]() | 7 | 7 | 0 | 0 | 18 | 21 | |
2 | ![]() | 7 | 5 | 2 | 0 | 11 | 17 | |
3 | ![]() | 7 | 4 | 1 | 2 | 4 | 13 | |
4 | ![]() | 6 | 3 | 3 | 0 | 7 | 12 | |
5 | ![]() | 7 | 3 | 2 | 2 | 1 | 11 | |
6 | ![]() | 6 | 3 | 2 | 1 | -1 | 11 | |
7 | ![]() | 7 | 3 | 2 | 2 | -3 | 11 | |
8 | ![]() | 7 | 3 | 1 | 3 | 1 | 10 | |
9 | ![]() | 6 | 3 | 0 | 3 | 1 | 9 | |
10 | ![]() | 7 | 2 | 3 | 2 | 1 | 9 | |
11 | ![]() | 6 | 2 | 2 | 2 | 0 | 8 | |
12 | ![]() | 7 | 2 | 2 | 3 | -2 | 8 | |
13 | ![]() | 7 | 2 | 2 | 3 | -2 | 8 | |
14 | ![]() | 6 | 2 | 1 | 3 | -3 | 7 | |
15 | ![]() | 7 | 1 | 3 | 3 | -4 | 6 | |
16 | ![]() | 7 | 1 | 2 | 4 | -4 | 5 | |
17 | ![]() | 7 | 1 | 2 | 4 | -5 | 5 | |
18 | ![]() | 7 | 1 | 2 | 4 | -12 | 5 | |
19 | ![]() | 7 | 0 | 4 | 3 | -3 | 4 | |
20 | ![]() | 6 | 0 | 2 | 4 | -5 | 2 |
Hệ thống tra cứu điểm chuẩn của VietNamNet được cập nhật liên tục. Thí sinh và phụ huynh click vào box để tra cứu điểm chuẩn của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc, chọn trường và xem điểm.
Hiện hơn 20 trường đại học đã ấn định thời gian công bố điểm chuẩn vào chiều 22/8. Đó là các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Nha Trang…
Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM… sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào ngày 23/8. Theo Bộ GD-ĐT, các trường công bố điểm chuẩn trúng tuyển trước 17h ngày 24/8.
Ngay sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh đối chiếu các tiêu chí phụ (nếu có), đồng thời xem danh sách trúng tuyển của trường đã có tên mình hay chưa để biết chắc chắn mình có trúng tuyển vào trường.
Trước 17h ngày 8/9, tất cả các thí sinh trúng tuyển cần xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Nếu thí sinh không xác nhận nhập học sẽ phải đợi xét tuyển bổ sung vào các đợt xét tuyển tiếp theo của các trường đại học.
Những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được đăng ký nguyện vọng xét tuyển tiếp theo, trừ các trường hợp được hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo cho phép không nhập học.
Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác, nếu trúng tuyển, thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung.
Từ ngày 9/9 đến tháng 12/2023, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của cơ sở đào tạo thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các trường.
Các cơ sở đào tạo phải báo cáo chính xác, đầy đủ kết quả tuyển sinh năm 2023 trên hệ thống trước 31/12.
" alt=""/>Tra cứu điểm chuẩn các trường đại học 2023 nhanh trên VietNamNetDo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép địa phương áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023-2024.
Trong đó có 3 nội dung liên quan đến tăng sĩ số học sinh/lớp; tăng số lớp/trường.
Cụ thể, Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường).
Thứ hai là cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp). Thứ ba, cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hàng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.
Chia sẻ với VietNamNet, các hiệu trưởng các trường THPT tại Hà Nội có những cái nhìn khác nhau về tính khả thi, phù hợp của từng đề xuất.
Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Hoàn Kiếm cho hay quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường học, sĩ số học sinh/lớp của Bộ GD-ĐT áp dụng chung cho tất cả các địa phương tuy nhiên, Hà Nội có đặc thù, khó khăn riêng như tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, việc xây mới trường học gặp khó khăn về quỹ đất.
Do đó, theo bà nội dung đề xuất của Sở GD-ĐT khá phù hợp và có thể áp dụng được trong thực tiễn đối với trường có diện tích đất, đáp ứng được cơ sở vật chất.
"Tuy nhiên, việc tăng số lớp học phải phụ thuộc vào diện tích của từng trường có đủ rộng để xây thêm phòng học, cơ sở vật chất. Giải pháp xây chồng thêm tầng còn phải tính đến kết cấu móng có đảm bảo an toàn, chứ không phải muốn làm là được", lãnh đạo của trường cho biết.
Hiệu trưởng này cũng cho rằng đề xuất cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh khi tính trường chuẩn quốc gia là phù hợp với điều kiện của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là các quận trung tâm.
“Thay vì diện tích đất, có thể tính diện tích sử dụng là tổng diện tích các phòng học. Điều này tôi nghĩ là hợp lý”.
Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Đống Đa lại cho rằng đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường) là phù hợp, còn đề xuất xin cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp) thì không.
“Lý do là diện tích phòng học hiện tại ở các trường THPT được thiết kế đáp ứng sĩ số 45 học sinh/lớp. Trong khi học sinh khối THPT có thể hình, chiều cao, cân nặng phát triển gần như người trưởng thành nên việc tăng sĩ số sẽ dẫn đến tình trạng không gian lớp học bị thu hẹp, chật chội; khó khăn trong hoạt động dạy và học; thậm chí có thể gia tăng bệnh học đương như cận thị, cong vẹo cột sống...”, vị này phân tích.
“Xu hướng của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là giảm sĩ số lớp học đối với bậc học phổ thông để quá trình giáo dục học sinh đạt hiệu quả tốt nhất, chú trọng phát huy năng lực của từng cá nhân học sinh. Không lẽ, giờ chúng ta lại đi ngược lại xu hướng tiến bộ trên thế giới?”.
Vị hiệu trưởng này cho rằng những kiến nghị về tăng số lớp/trường và cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh là giải pháp có thể tạm tháo gỡ được vấn đề trong bối cảnh hiện nay. Song, về lâu dài vẫn cần nhiều giải pháp khác như xây trường, giãn dân ở các quận nội thành...
Hiệu trưởng một trường THPT khác ở quận Nam Từ Liêm nêu quan điểm: “Việc tăng số lớp 10% trong nhà trường là khó thực hiện với việc cơ sở vật chất của các trường ở Hà Nội khó đáp ứng chưa nói đến biên chế giáo viên khó khăn để đảm nhận. Việc tăng số học sinh trong một lớp lại khiến áp lực, khối lượng công việc giáo viên tăng cao. Khi khối lượng công việc cao, chất lượng giáo dục sẽ khó đảm bảo”, vị này nói.
Vị này ủng hộ đề xuất thay việc tính diện tích đất bằng diện tích sử dụng/học sinh.
“Với đặc thù của Hà Nội, các trường sẽ hướng tới xây dựng 100% trường chuẩn quốc gia, trong đó diện tích tối thiểu là 10m2 cho một học sinh. Nếu theo cách tính thông thường, khi tăng số học sinh lên chỉ số này sẽ giảm xuống. Vì vậy, ở các đô thị lớn, việc xây dựng trường có nhà cao tầng và tính theo diện tích sử dụng là phù hợp với thực tiễn”.
Để giải quyết, theo thầy giáo này cần nhanh chóng xây thêm trường ở những khu vực mật độ dân số cao.
Đồng quan điểm, một số nhà giáo khác cho rằng, giải pháp căn cơ vẫn là Hà Nội rà soát quỹ đất để xây mới thêm trường học, kể cả trường có số lượng lớp học ít. Bên cạnh đó, Hà Nội cần có chính sách để hỗ trợ các trường ngoài công lập phát triển về quy mô và chất lượng; đầu tư hơn nữa cho hệ thống trường nghề để học sinh được đào tạo có việc làm, thu nhập tốt từ đó thu hút ngược lại sự quan tâm của phụ huynh, học sinh.