Kèo vàng bóng đá Atletico Madrid vs Vallecano, 02h30 ngày 25/4: Khó thắng cách biệt
Hong Sung-mi, một sinh viên vừa tốt nghiệp tại Seoul, gọi những món tráng miệng đắt tiền là 'niềm vui tội lỗi số một' của cô.Cô gái ngoài 25 tuổi thường ghé thăm các tiệm macaron nổi tiếng trong thành phố để có thể thưởng thức hết các loạt bánh ngon, được review tốt trên mạng.
Hong mất khoảng 13.000 won (260.000 đồng) cho một vài chiếc bánh chỉ bé bằng nửa lòng bàn tay. Số tiền đó nhiều hơn hẳn bữa tối tại một nhà hàng bình dân và không hề nhỏ so với thu nhập của Hong.
Tuy nhiên, cô nàng vẫn cảm thấy vui vẻ. “Nó cũng chẳng phải mỗi ngày”, 9X nói về sở thích ăn uống của mình.
Từ thói quen tiêu tiền của Hong và những người thuộc thế hệ của cô, các chuyên gia xã hội học nhận ra một xu hướng mới trong giới trẻ xứ kim chi: Không suy tính đến chuyện tiết kiệm vì nỗi hoài nghi về một tương lai ảm đạm.
Chúng tôi trích dịch bài viết trên Korea Herald, Foreign Policy và Scout về câu chuyện người trẻ Hàn Quốc dù không kiếm được nhiều tiền, ngày càng thích ghi nợ thẻ tín dụng để mua những thứ nhỏ nhặt nhưng đắt đỏ như món tráng miệng, tiền taxi, nước hoa, quần áo…
 |
Thay vì tiết kiệm cho tương lai, giới trẻ Hàn Quốc muốn tận hưởng cuộc sống hiện tại. Ảnh: Getty. |
Không còn muốn ‘ăn bữa hôm, lo bữa mai’
“Shibal biyong”, tạm dịch là chi tiêu chết tiệt, là từ dùng để mô tả lối tiêu xài của những người như Hong. Trong tiếng Hàn, "biyong" có nghĩa là chi phí còn "shibal" là một từ chửi thề.
Thuật ngữ này ám chỉ cách xài tiền hoang phí, "có đồng nào xào đồng ấy" mà không muốn tiết kiệm vì tương lai kém triển vọng. Bạn mua chiếc áo khoác đẹp vì nghĩ để dành cả đời cũng không đủ tiền mua nhà. Bạn ăn bít tết bởi cho rằng không bao giờ tiết kiệm đủ cho quãng đời sau khi về hưu.
Trong mắt những người lớn tuổi, “shibal biyong” là một điều gì đó rất tiêu cực, dùng để chỉ những kẻ phá tiền cho những việc vô bổ, không bao giờ có suy nghĩ tằn tiện cũng như ý chí phấn đấu.
Nhưng đối với những người trẻ Hàn Quốc, “shibal biyong” được xem là phương thuốc tức thời cho những mệt mỏi, áp lực công việc, cuộc sống hàng ngày.
  |
Cơn sốt bánh tráng miệng đắt đỏ trên mạng xã hội Hàn Quốc thời gian gần đây. Ảnh: Korea Herald, Merci Beaucoup. |
Một chuyến taxi thay vì chen chúc trên tàu điện, thưởng thức món sushi đắt tiền, mua một bộ đồ thật đẹp đôi khi là cách để quên đi 12 giờ nai lưng nơi văn phòng hay tiếng la rầy của người sếp khó tính.
Giáo sư Alex Taek-Gwang Lee, Đại học Kyung Hee, Seoul, cho rằng không giống như quá khứ, tiết kiệm không đảm bảo tương lai khiến nhiều người trẻ ngày nay quyết tâm đầu tư vào hiện tại hơn.
Nói cách khác, thanh thiếu niên Hàn Quốc giờ đây không còn muốn "ăn bữa hôm, lo bữa mai" nữa. Họ thích sống cho chính mình ở hiện tại, thay vì lo nghĩ quá nhiều cho viễn cảnh xa xôi.
Theo ông Lee, lối sống, văn hóa hài lòng tức thời này đang được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ sự phát triển của mạng xã hội. Những hình ảnh chụp các bữa ăn sang chảnh hay những "núi" đồ hiệu với hashtag #shibalbiyong xuất hiện này một nhiều trên các trang mạng.
Tiêu tiền để quên đi áp lực công việc và tương lai ảm đạm
Giống với "geumsujeo" (thìa vàng) và "hell Joseon" (địa ngục Hàn Quốc), khái niệm “shibal biyong” cũng thể hiện sự tuyệt vọng của thế hệ trẻ Hàn Quốc.
Theo số liệu thống kê, năm 2015, 70% người trẻ tại xứ kim chi tin rằng bất bình đẳng là một vấn đề lớn của đất nước.
Trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc xếp thứ 31/36 về thu nhập bất bình đẳng. Năm 2018, thất nghiệp đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 1999.
 |
Lối tiêu xài "shibal biyong" không bận tâm tiết kiệm đang phổ biến trong giới trẻ Hàn. Ảnh: Foreign Policy. |
Các tập đoàn gia đình được biết đến với cái tên "chaebol" được xem là mầm mống của những vấn đề này khi thâu tóm toàn bộ nền kinh tế đất nước. Những người Hàn Quốc trẻ tuổi cảm thấy bất lực vì thiếu cơ hội cạnh tranh công bằng.
Như một lối thoát của cuộc sống căng thẳng hàng ngày và tương lai ảm đạm, giới trẻ xứ củ sâm tìm kiếm hạnh phúc trong những điều nhỏ nhặt nhưng phô trương.
Nhà phê bình văn hóa Kim Heon-sik nói: “Trong một xã hội nơi thành công dường như xa vời và đòi hỏi một quá trình nỗ lực lâu dài để đạt được, người trẻ tuổi bị cuốn hút vào những trải nghiệm mang lại cho họ cảm giác hài lòng tức thời”.
Nhiều người than vãn rằng dù có tiết kiệm 20 năm cũng chẳng thể mua nổi nhà ở Seoul. Nhưng Hong không quá bận tâm về điều đó. Với cô cuộc sống hiện tại khá ổn. Sau giờ làm việc vất vả, cô có thể gặp gỡ bạn bè trong những quán ăn ưa thích hay thoải mái shopping vào cuối tuần.
Nó có thể là sự hoang phí trong mắt nhiều người nhưng với Hong đó là phần thưởng cô tự cho mình.

Mặt tối nơi công sở Nhật Bản: Làm 80 tiếng/tuần, bị ép nghỉ việc khi mang thai
Những phụ nữ trẻ ngày nay ở Nhật Bản kỳ vọng rằng họ sẽ là thế hệ đầu tiên vừa có sự nghiệp vừa có gia đình riêng.
" alt=""/>Tương lai ảm đạm, giới trẻ Hàn không còn muốn 'ăn bữa hôm lo bữa mai'

 |
Ông Trương Văn Tiệp, 90 tuổi. |
Ông vẫn thiêm thiếp. Chị đến bên cạnh chúng tôi, nhìn ông cho biết: 'Ba tôi bệnh cả tháng nay. Nhập viện, mới bớt được chút ít nhưng chưa khỏi hẳn, bác sĩ vẫn cho về'.
Ông là Trương Văn Tiệp 90 tuổi, hiện ở trong căn nhà cũ kỹ hư hỏng số 34 đường số 7 (ấp 2A xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi, TP.HCM). Mấy năm trước, mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng ông vẫn còn là trụ cột của gia đình, nuôi một đứa con khờ và đứa cháu nội tâm thần.
Hàng ngày, trên chiếc xe đạp, ông lê la hết khu này đến chỗ nọ tìm cỏ cắt bán cho những hộ nuôi bò sữa. Mỗi bao cỏ thu được từ 10 - 20 ngàn đồng. Trong lúc cắt cỏ ông còn tranh thủ lượm ve chai để có thêm thu nhập. Cứ thế ông miệt mài nuôi con.
 |
Ba cha con, giờ chỉ trông cậy vào con gái. |
Hai năm gần đây - chị Vui 52 tuổi con gái út của ông - nói tiếp: 'Ba tôi không còn khỏe để đi làm kiếm tiền nuôi con và cháu. Mẹ tôi mất sớm, ba tôi có 3 người con nhưng người chị lớn mất khi còn nhỏ. Chỉ còn lại tôi và anh Trương Văn Nhui nay đã 56 tuổi rồi. Tôi có chồng ở riêng, cuộc sống cũng muôn vàn khó khăn nhưng trước hoàn cảnh nhà neo đơn như thế, hàng ngày tôi phải về để phụ giúp.
Trước đây, anh tôi còn khỏe, từng sát cánh với ba tôi cùng làm ăn. Anh tôi có vợ sinh được một đứa con trai. Chị dâu tôi bị tâm thần nhẹ, làm công nhân vệ sinh, lâu lâu mới ghé về nhà. Đứa con của anh chị đến nay đã 26 tuổi không bình thường và cũng không làm ăn gì được.
Không may, năm 1997 trong lúc làm việc anh tôi dẫm phải đinh. Anh bị phong đòn gánh chạy chữa rất lâu mới thoát được cái chết. Nhưng cũng từ đó, anh trở nên khờ dại. Lúc nào cũng như người mất hồn. Gánh nặng đè lên vai ba tôi.
Để nuôi được con và cháu nội ngờ nghệch, bao cỏ trên vai ba tôi ngày một nặng thêm. Những bao ve chai đầy hơn và cuộc sống càng lúc càng yếu đi. Cho đến một ngày, cách nay hơn một năm, trong lúc nấu cơm cho cả nhà ăn, chiếc bếp ga mini phát nổ. Cha tôi bị bỏng phải vào bệnh viện điều trị. Cũng may, vết bỏng không nặng lắm nhưng đã cướp mất sức khỏe khiến ba tôi không còn có thể đi làm được...
 |
Chị Vui đỡ cha vào nhà. |
Câu chuyện đến đây, bên ngoài trời đổ mưa. Những giọt mưa hắt vào làm ông bị ướt. Chị Vui đến bên ông cố dìu ông dậy. Ông ốm yếu không còn đủ sức đứng nên chị rất khó khăn để đưa ông vào giường.
Ông ngồi trên giường, đôi mắt đờ đẫn. Có lẽ tuổi già làm ông mệt mỏi. Từ sau, 2 cha con anh Nhui bước ra. Nhìn gương mặt của hai người, không còn chút thần sắc nào. Ngơ ngác và khắc khổ.
'Tôi không dám nghĩ đến lúc ba tôi mất nhưng với tuổi tác đã cao thì điều này trước sau gì cũng xảy đến. Lúc ấy không biết rồi anh và cháu tôi sống ra sao đây. Tôi có bàn với chồng, vì là máu mủ có lẽ mình phải cưu mang thôi. Nói đi rồi nghĩ lại, đến lúc ấy, chúng tôi sẽ làm sao để vượt qua đây ? Quả là một bi kịch mà không có lời giải', chị Vui trăn trở với chúng tôi.
 |
Ông Tiệp cùng con và cháu nội. Con và cháu đều bị tâm thần không còn khả năng lao động. |
Ông Nguyễn Văn Sết, 66 tuổi Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh ấp 2A cư ngụ gần đó xác nhận hoàn cảnh gia đình ông Tiệp rất đáng thương. Từ lâu nay, ông Tiệp được hưởng chế độ người già trên 80 tuổi với mức trợ cấp 300.000đ/tháng. Bà con trong ấp cũng thường xuyên giúp đỡ nhưng vẫn rất cần những nhà hảo tâm hỗ trợ.
Ông Lê Hoàng Nguyên, Phó Chủ tịch xã Tân Thạnh Tây bày tỏ: 'Hoàn cảnh gia đình ông Tiệp thật sự khó khăn. Ngoài các chế độ dành cho người già, mỗi khi có quà từ các đoàn thể và mạnh thường quân chúng tôi luôn dành ưu tiên cho gia đình ông'.
Nhìn cuộc sống của gia đình ông chúng tôi chỉ biết ngậm ngùi thương cảm. Chỉ mong sao ông có được những ngày cuối đời được ấm êm bên con cháu.
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: ÔngTrương Văn Tiệp, số nhà 34, đường số 7 (ấp 2A, xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi, TP.HCM) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.179 (ông Tiệp) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 4 |

Đã 100 tuổi, nhưng tỷ phú già nhất thế giới vẫn đến văn phòng làm việc mỗi ngày
Ở tuổi 100, tỷ phú già nhất thế giới vẫn chưa nghỉ hưu và ở nhà để tận hưởng sự giàu có mà vẫn đến văn phòng làm việc mỗi ngày.
" alt=""/>Tuổi già còn nặng nợ cháu con
Bên nhau thuở hàn vi nhưng đến khi giàu có, bà Thanh (SN 1967, Hà Nội) lại mải mê ngoại tình, coi thường chồng ra mặt. Bà thường xuyên cặp kè, mải mê chinh chiến yêu đương, cung phụng những chàng trai trẻ đáng tuổi con.Ông Chiến (SN 1962) biết nhưng ‘khuất mắt, trông coi’, cốt giữ nhà cửa yên ấm, cho con cái đỡ khổ. Mang tiếng là ông chủ lò mổ nhưng kinh tế vợ ông nắm hết, ông chỉ đứng ra giám sát công nhân dưới khu mổ.
Trước đây, khi mới phát hiện vợ ra ngoài tìm vui, ông bóng gió khuyên nhủ. Bà thay đổi ít ngày rồi đâu lại vào đấy. Hơn nữa, nhiều năm nay sức khỏe ông kém, khả năng phòng the cũng không còn sung mãn. Chán nản, ông không bận tâm nữa.
Vậy nhưng, sự nín nhịn của ông không làm bà Thanh hài lòng. Hễ thấy mặt chồng ở nhà, bà lại khó chịu, buông lời cay nghiệt rủa xả chồng, bất kể việc nhỏ nhất.
 |
Ly thân 5 năm nhưng khi biết vợ vướng vòng tù tội, người chồng gạt bỏ mọi chuyện, đứng ra động viên, lo lắng cho bà. |
Đỉnh điểm của sức chịu đựng, một lần ông Chiến vung tay tát vợ. Bà Thanh kêu gào ầm ĩ, đùng đùng xách vali đi khỏi nhà và tuyên bố ly thân.
Bà mua một căn nhà mới, ngang nhiên chung sống với người khác, mặc kệ miệng đời gièm pha. Mọi công việc ở lò mổ, bà thâu tóm, đuổi chồng không thương tiếc.
Buồn rầu, ông Chiến đưa hai con vào TP.HCM sinh sống, tự lấy thịt, bỏ mối cho các sạp ngoài chợ. Suốt 5 năm, ông một mình lo tài chính, chăm sóc các con.
Bà Thanh ngoài Hà Nội, làm được bao nhiêu tiền đều mua xe ô tô, quần áo đẹp cho gã người tình, đưa anh ta đi du lịch nước ngoài.
Hai cô con gái hiểu chuyện, khuyên bố bình tâm mà sống. Chúng còn nói, nếu bố mẹ ly hôn, chỉ ở với bố.
Thế rồi, bà Thanh dính vào đường dây chơi hụi lớn, đến khi vỡ nợ, bị người ta tố giác, bà vướng vòng lao lý. Lò mổ phải đóng cửa. Vụ án vẫn đang trong thời gian chờ xét xử.
Thời gian bà ở trại tạm giam, họ hàng, người thân đều xa lánh vì trước bà đối xử với họ tệ bạc. Chỉ có ông Chiến đưa con từ TP.HCM ra thăm nom. Ông sẵn sàng gạt bỏ những chuyện cũ và thù hận, đứng ra cáng đáng, lo lắng cho bà như ngày trẻ.
Nhiều người kêu ông dại, bị vợ cắm sừng mà vẫn còn thương xót. Bà xấu hổ, nhiều lần ông đến đều từ chối gặp. Thay vì mỉa mai, bỏ mặc vợ, ông kiên nhẫn nhắn bà chịu khó ăn uống, giữ sức khỏe.
Mỗi khi mang đồ tiếp tế, ông cẩn thận chuẩn bị món bà thích ăn nhất, mua từng viên thuốc dạ dày, dặn dò bà uống.
Ông còn bí mật mời luật sư bào chữa cho vợ. Tuy nhiên, khi biết chồng là người thuê luật sư, bà Thanh kiên quyết từ chối. Có lẽ bà còn e ngại chuyện cũ, một phần sợ chồng vất vả, không có tiền. Bởi lâu nay, hai vợ chồng ly thân, bà gần như để ông tay trắng.
Vị luật sư ông Chiến tìm đến nhờ giúp vợ là luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn luật sư TP.Hà Nội).
 |
Luật sư Trần Xuân Tiền. |
Nghe câu chuyện của họ, cảm động tấm chân tình và hành động đầy nhân văn của người chồng, luật sư Tiền vào gặp bà Thanh, thuyết phục bà chấp nhận đơn mời luật sư của chồng.
Bằng thái độ cảm thông và chia sẻ, luật sư Tiền thuật lại cuộc trò chuyện với ông Chiến, để bà hiểu rõ tâm tư của chồng.
Khi biết chồng bán hết đất đai hương hỏa ở quê, lo giải quyết một phần nợ cho vợ, bà Thanh bật khóc tu tu như đứa trẻ. Vì những phút xa hoa, đắm đuối mà bà phá vỡ hạnh phúc của chính bản thân, đẩy chồng con vào cảnh khổ sở, nghèo túng.
‘Ông Chiến tâm sự, dù thế nào, bà ấy vẫn là vợ trên danh nghĩa, là mẹ của các con, cùng ông trải qua tháng năm khó khăn. Một ngày là nghĩa, ông không thể khoanh tay đứng nhìn được.
Điều khiến tôi không thể cầm lòng là ông Chiến đang bị bệnh nặng, khối u đã di căn nhưng không chạy chữa. Ông nói sẽ cố gắng chịu đựng, làm chỗ dựa cho vợ con đến ngày trút hơi thở cuối cùng’, giọng đượm buồn, luật sư Tiền kể.

Mắc bệnh lạ, cụ ông bị vợ phát hiện đi ‘đổi gió’ với gái mát-xa
Lệch pha trong đời sống tình dục với vợ, người đàn ông lớn tuổi ra ngoài tìm đối tác 'đổi gió'.
" alt=""/>Vợ ngoại tình vướng vòng lao lý, ông chủ lò mổ có hành động lạ