
“Kỳ nghỉ vừa rồi là kỳ nghỉ dài nhất con được ở nhà chơi với bố mẹ. Nhà con có 8 thành viên là bố mẹ, con và em con; ngoài ra, nhà con còn có 1 bạn mèo và 3 em cá. Bình thường, hai chị em con hay chơi bán hàng với mẹ, thi thoảng chúng con đổi kịch bản, giả vờ làm “cướp” và nhờ bạn mèo làm “bảo vệ”. Còn bố con thì hay về muộn, lúc chúng con chuẩn bị đi ngủ rồi, nên bố thân với 3 em cá hơn.
Nhưng mấy hôm trước, mẹ con bị cảm lạnh. Mẹ đã đi khám rồi nhưng vì sợ lây cho hai chị em nên mẹ vẫn tự cách ly. Thế là bố bất đắc dĩ phải chơi bán hàng với hai chị em. Hai ngày đầu, bố chưa quen nên chơi với bố chán lắm! Mẹ cũng buồn vì mấy em cá không cười nhiều như chúng con. Tuy nhiên, chỉ 5 ngày sau, mọi chuyện đã khác. Bây giờ, cả hai chị em đều háo hức đến giờ chơi bán hàng với bố vì bố nghĩ ra rất nhiều kịch bản buồn cười. Còn mẹ thì bắt đầu thích mấy em cá. Mẹ còn hỏi bố xem nếu mua bể cá to hơn thì để ở đâu cho đẹp.
Sau khi mẹ khỏi ốm thì cả nhà con đã chơi với nhau rất vui. Con thích kỳ nghỉ này lắm. Khi nào được đi học lại, con nhất định sẽ kể cho các bạn nghe” (Ngô Thanh Hằng - 9 tuổi)
“Kỳ nghỉ này hơi ngoài kế hoạch. Bố mẹ vẫn đi làm còn hai chị em nghỉ học, ở nhà chơi cùng nhau. Nhà em không có thú cưng, bù lại hai chị em có một cây hoa giấy, một bộ màu vẽ và sách truyện làm bạn. Em thích vẽ và khâu vá. Em cũng thích làm những đồ vật xinh xắn. Vì vậy em quyết định khâu một chiếc gối xinh xinh để trang trí góc đọc sách của mình. Nguyên liệu là vải vụn của mẹ, màu vẽ và lá cây hoa giấy ở vườn nhà. Em đã hoàn thành chiếc gối này với sự trợ giúp của em gái. Hai chị em đã rất vui khi sản phẩm hoàn thành” (Vương Thùy Minh - 10 tuổi)
“Kỳ nghỉ này, ba mẹ con em chỉ đi ra ngoài đúng một lần, đó là dịp sinh nhật của anh trai em. Từ khi rời khỏi nhà cho đến lúc có đồ ăn, cả ba mẹ con đều đeo khẩu trang. Mặc dù nó làm em hơi khó thở và mờ hết kính nhưng mẹ nói rằng, nó giúp em không bị virus corona. Buổi sinh nhật rất vui. Mẹ cũng gọi điện qua Facebook cho bố một lúc để bố cùng tham gia buổi sinh nhật với ba mẹ con. Mặc dù thế, em vẫn ước gì bố không phải đi công tác đúng dịp này. Sau đó, chúng em đi về và mẹ dẫn anh em đi chọn quà. Em cũng được mẹ mua cho một gói kẹo. Em rất vui và thấy kỳ nghỉ này thật tuyệt vời". (Nguyễn Phương Hà - 7 tuổi)
“Mỗi hình ảnh trong bức tranh này đều minh họa cho một việc con đã làm trong kỳ nghỉ vừa qua. Ví dụ như hòm thư, phong bì và hộp quà tượng trưng cho việc con đã nhận được những món quà từ bạn bè; kính lúp và trái đất minh họa là con đã tìm hiểu về trái đất; tiền và nồi cơm có ý nghĩa rằng con đã làm việc nhà để có tiền,...” (Nguyễn Nhật Linh - 10 tuổi)
"Đây là bức tranh con vẽ lại chuyến đi thăm vườn thú Safari, Phú Quốc trong kỳ nghỉ vừa rồi. Con đã được nhìn thấy gia đình hươu cao cổ, sóc, chim và cả một chú gấu đang ngồi ăn mía ở giữa đường nữa". (Ngô Bảo Khanh - 7 tuổi)
Thuý Nga
Một đứa trẻ lớn lên trong ngôi nhà với khoảng 80 cuốn sách sẽ có khả năng đọc viết và tính toán tốt hơn những đứa trẻ ở trong ngôi nhà ít sách.
" alt=""/>Những tâm trạng của trẻ thời nghỉ dịch CovidTrước đó, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã thông qua Nghị quyết số 02 về việc “Quy định một số chế độ chính sách đối với Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, 8 trường THCS trọng điểm và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý, chuyên gia, giáo viên, học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (đối với THCS), cấp quốc gia, khu vực, quốc tế”.
Theo đó tỉnh này sẽ hỗ trợ với giáo viên có học hàm giáo sư là 200 triệu đồng (nam), 220 triệu đồng (nữ). Nếu có học hàm phó giáo sư, giáo viên nam được hỗ trợ 140 triệu đồng, nữ là 160 triệu đồng. Nếu có học vị tiến sĩ, giáo viên nam được hỗ trợ 100 triệu đồng và nữ là 120 triệu đồng. Ngoài ra, nếu các thầy cô có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ ở ngoài tỉnh Bắc Ninh được tiếp nhận giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh và có cam kết lâu dài (ít nhất 10 năm) thì được hỗ trợ kinh phí nhà ở trị giá 1 tỷ đồng (tương đương giá trị 1 căn nhà ở xã hội trên địa bàn TP Bắc Ninh có diện tích khoảng 70 m2).
![]() |
Phụ huynh chờ con thi vào lớp 10 trường chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2021. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhìn nhận nếu có những người có trình độ chuyên môn cao, có tầm nhìn rộng về để định hướng chuyên môn thì sẽ tốt hơn cho các trường chuyên, tránh được cách học, cách dạy đối phó, manh mún. Nhưng nếu chỉ tập trung vào mảng bồi dưỡng học sinh giỏi theo nghĩa hẹp để có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi thì sẽ rất lãng phí.
Còn PGS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, kể cách đây khoảng 20 năm ông tham gia một khoá học về giáo dục môi trường do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Việt Nam. Tại khoá học có một tiến sĩ người Anh tham gia giảng dạy nhưng một năm ông có nửa thời gian làm giáo viên của một trường tiểu học. Ở nước ngoài việc giảng viên đại học, đặc biệt giảng viên ở các trường sư phạm, các nhà nghiên cứu giáo dục về làm việc bán thời gian ở các trường phổ thông cũng như việc giáo viên phổ thông tham gia giảng dạy ở các trường, khoa sư phạm là bình thường. Việc này để góp phần làm cho trường phổ thông và trường, khoa sư phạm gắn bó với nhau hơn.
Theo PGS Nguyễn Kim Hồng, bản chất của giáo dục là sáng tạo từ bài giảng của thầy đến cách học, tiếp thu và phát triển năng lực của học sinh. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật của học sinh phổ thông cho thấy học sinh phổ thông ngày nay có khả năng nghiên cứu khoa học. Các em thực sự là những người sáng tạo trong môi trường mà không phải thầy cô nào cũng là các nhà khoa học. Giáo viên có một chức năng cơ bản cơ bản là truyền cảm hứng sáng tạo, hướng dẫn học sinh tự khám phá mình và khám phá môi trường xung quanh và họ đã làm tốt công việc này.
“Tôi không phản đối việc các giảng viên đại học, các nhà khoa học tham gia làm việc tại các trường phổ thông nhưng chắc chắn rằng không thể mọi kiến thức mà các giảng viên có được trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học họ tích lũy được sẽ được đem giảng dạy ở bậc phổ thông và điều đó là không thể vì nó không phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông”- PGS Hồng nói.
Ông Hồng cho rằng, nếu các giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu về các trường phổ thông để truyền lửa, kích hoạt chức năng sáng tạo vốn có của học sinh thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi họ tham gia giảng dạy hoặc quản trị một nhà trường phổ thông. Học sinh có khả năng tăng cường ý chí sáng tạo không phụ thuộc vào sự có mặt của một giáo sư, hay hai giáo sư ở trường. Mặt khác về chi phí, chi hàng tỷ để kéo GS, PGS về để làm gì, bởi nếu về chỉ giảng dạy ở phổ thông, không tham gia nghiên cứu ở trường đại học thì cũng trở lại bằng không (trừ giảng viên sư phạm chủ yếu làm về phương pháp dạy học, nghiên cứu tâm lý).
![]() |
Bắc Ninh hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà nếu giáo sư về trường chuyên dạy 10 năm (Ảnh minh hoạ) |
“Học sinh các trường chuyên khác với các trường phổ thông khác là mặt tố chất, trí tuệ đã giỏi. Có thể nói thẳng những học sinh trường chuyên không có GS, PGS dạy thì các em vẫn giỏi. Do vậy nếu GS, PGS về chỉ có khả năng hỗ trợ học trò nghiên cứu, còn dạy ở phổ thông không cần kiến thức khoa học của một ông giáo sư”- PGS Nguyễn Kim Hồng nhấn mạnh.
Một giáo sư đứng đầu trường ĐH ở TP.HCM, cho rằng để mời được các GS, PGS về trường chuyên mà cụ thể là bậc phổ thông dạy là điều khó xảy và có thể đây là chiêu “khua môi múa mép” bởi liên quan đến các luật định, chế độ, ưu đãi…
Ông phân tích, theo luật định, Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/07/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Tại Điều 2 nêu rõ nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó 5 nhiệm vụ của GS và PGS, không có nhiệm vụ nào là “giảng dạy THPT”. Vì thế muốn có GS hay PGS về giảng dạy tại các trường THPT thì trước tiên các địa phương sẽ phải đề xuất Bộ GD-ĐT, đề xuất Chính phủ quy định lại (hoặc thêm) nhiệm vụ của giảng viên (không phải giáo viên).
Thứ hai khi các trường THPT có GS hoặc PGS về giảng dạy thì chế độ (thu nhập) có đảm bảo bằng hay cao hơn các trường đại học không? Nếu không đảm bảo cao hơn, ưu đãi tốt hơn thì không nên “kêu gọi”. Và nếu có thu nhập bằng trường đại học (khoảng 40-50 triệu/tháng) thì sẽ mất cân bằng thu nhập đối với các giáo viên khác cùng giảng dạy trong trường THPT (có thể sẽ bị chia rẽ mất đoàn kết). Còn nếu trả thu nhập cho GS, PGS chỉ bằng 150% mức lương cơ sở thì chắc chắn chẳng có ai về.
Thứ ba, GS, PGS gắn liền với công tác nghiên cứu, vậy khi giảng dạy tại trường THPT, các trường THPT có đầu tư đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu không? Hay khi GS, PGS có công bố khoa học quốc tế thì có đủ kinh phí để khen thưởng không. Hiện nay các trường đại học đang thưởng từ 75-150 triệu đồng/bài báo Q2 hoặc Q1. Việc này hiệu trưởng các trường THPT có thể không quyết được và Sở GD-ĐT có đảm bảo nguồn kinh phí này không.
Lê Huyền
Theo các nhà giáo dục, để thu hút giáo viên giỏi về trường chuyên tiền là một lẽ, nhưng nếu chỉ bỏ tiền thì sẽ không bao nhiêu cho đủ.
" alt=""/>Tranh cãi chi 1 tỷ cho giáo sư về dạy trường chuyên của Hòa Bình và Bắc Ninh