Cuộc “đào thải” những chủ đầu tư yếu kém?Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2019 (Vres 2019) mới đây, nhận định về thị trường bất động sản 2020, một số chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, trong năm tới “sân chơi” bất động sản sẽ chứng kiến cuộc đào thải mạnh mẽ những chủ đầu tư yếu kém. Chỉ những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính, có thương hiệu và có chiến lược phát triển bền vững dài hạn “trụ” lại và kiến tạo các giá trị mới của thị trường. Ngoài ra thị trường cũng sẽ đón nhận những dự án pháp lý hoàn thiện của các chủ đầu tư có năng lực với các sản phẩm chất lượng tốt từ dịch vụ tới tiện ích.
 |
Chỉ bán nhà khi đã hoàn thiện xong phần thô là một trong những dẫn chứng đảm bảo của dự án Summit building 216 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy Hà Nội. |
Trên thực tế nguồn cung nhà ở vào dịp cuối những năm gần đây đang ngày một khan hiếm và để không bỏ lỡ thời cơ “vàng” nhiều chủ đầu tư đã rao bán những sản phẩm khi chỉ mới đến giai đoạn thi công phần móng của dự án. Do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho khách hàng nếu có ý định muốn “xuống tiền”. Do vậy, nhiều khách hàng có xu hướng chuyển sang quan tâm tới những căn hộ đang hoàn thiện và bàn giao
Những dự án nào đang nằm trong “tầm ngắm” của khách hàng?
Ngày nay, nhu cầu và xu hướng ưa chuộng căn hộ hoàn thiện của người mua ngày càng gia tăng. Việc mua các căn hộ khi bước vào giai đoạn đã hoàn thiện giúp tâm lý khách hàng yên tâm hơn bao giờ hết, nhiều dự án tại thành phố Hà Nội đã cất nóc hoặc bước vào hoàn thiện.
Nổi bật nhất trong số đó, là dự án Summit Building - một dự án đẳng cấp thuộc phân khúc căn hộ hạng sang được thiết kế và xây dựng với các tiêu chuẩn nhằm thỏa mãn “một lối sống chung cư kiểu mới”.
 |
Phòng khách tràn ngập ánh sáng khi được bao phủ bởi kính low - e nhiều lớp có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống tia UV cực tốt |
Summit Building là một tổ hợp Nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại hạng sang do Công ty Cổ phần Veracity làm chủ đầu tư, được kỳ vọng là “Siêu phẩm Trần Duy Hưng”. Hiện đã cất nóc và dự kiến sẽ chính thức mở bán vào đầu năm 2020.
“Không rao bán khi chưa cất nóc” đó là điều chủ đầu tư muốn khẳng định uy tín của mình với khách hàng. Theo chủ đầu tư, đây là động thái để chứng tỏ năng lực tài chính mạnh mẽ với khách hàng, để người mua yên tâm nếu có ý định muốn “xuống tiền” và không phải chờ đợi lâu để được nhận nhà.
Chia sẻ về lý do hoàn thiện thô mới mở bán, đại điện chủ đầu tư Summit building cho biết: “Với phương châm xây dựng “nhỏ mà tinh”, với số lượng căn hộ ít, nên chúng tôi dành thời gian để chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất trong toàn sự án. Để khi sản phẩm đến tay khách hàng phải là những sản phẩm hoàn hảo nhất”
 |
Khách hàng ghé thăm căn hộ mẫu của dự án Summit Building đều bị chinh phục bởi lối thiết kế đơn giản nhưng tinh tế |
Summit Building được xây dựng tại số 216, Trần Duy Hưng - trục đường kết nối trực tiếp giữa trung tâm nội thành với khu hành chính mới. Đây cũng là dự án sở hữu quỹ “đất vàng” cuối cùng của thành phố.
“Siêu phẩm” Summit Building 216 Trần Duy Hưng hứa hẹn làm “dậy sóng” thị trường bất động sản khi dự án này đang có kế hoạch mở bán trong đầu năm 2020. Tận dụng vị trí đắc địa của mình, Summit Building thiết kế thông minh lấy con người làm trung tâm, tối đa hóa không gian và tập trung vào tiện ích, dịch vụ. Cư dân sẽ được sống trong những căn hộ kiểu mới ứng dụng hệ thống công nghệ thông minh và tư duy lối sống mới Smart Living khiến cuộc sống trở nên tiện nghi và thoải mái nhất.
Với nhiều ưu thế “khác biệt” so với các dự án căn hộ hạng sang còn lại trên địa bàn thành phố Hà Nội, không nhiều dự án được sở hữu bởi một chủ đầu tư có khả năng tài chính vững chắc, đảm bảo tiến độ và đã cất nóc như Summit Building 216 - Trần Duy Hưng.
Thông tin dự án : Summit Building- 1 sản phẩm được phát triển bởi Veracity
Vị trí : 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Căn hộ mẫu dự án : Tầng 5
Hotline : 078.626.5555
Email : [email protected]/ Website : summit216.vn
Ngọc Minh
" alt=""/>‘Săn’ căn hộ nhận nhà liền tay ở Hà Nội

TMĐT Việt Nam đạt mức tăng trưởng 15% trong năm 2020. |
Trong khuôn khổ sự kiện Toàn cảnh TMĐT Việt Nam được tổ chức sáng nay (20/4), Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2021.
Theo Vecom, thị trường thương mại điện tử(TMĐT) Việt Nam tăng trưởng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD trong năm 2020. Hiệp hội dự báo TMĐT Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021.
“Các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn đến kinh doanh trực tuyến. Cộng đồng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh đem tới sự tăng trưởng cho nhiều ngành như: bán lẻ hàng hóa, gọi xe, giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến, tiếp thị và đào tạo trực tuyến”, Vecom đánh giá.
Về xếp hạng chỉ số TMĐT giữa các địa phương, Hiệp hội cho biết từ năm 2020, Chính phủ điện tử đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương, nhiều dịch vụ công trực tuyến liên quan đến TMĐT do các bộ, ngành cung cấp. Khoảng cách Chính phủ điện tử giữa các tỉnh thành ngày càng được thu hẹp, do đó Hiệp hội sẽ ngừng sử dụng trụ cột về Giao dịch giữa Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) khi tính Chỉ số TMĐT.
Năm 2021, Chỉ số TMĐT sẽ được tổng hợp từ 3 tiêu chí gồm: nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT, giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Báo cáo cho thấy điểm trung bình Chỉ số EBI 2021 của các địa phương là 8,5 điểm. Chỉ số này phản ánh rõ khoảng cách giữa các địa phương khi điểm trung bình của Hà Nội và TP.HCM cách xa với phần còn lại.
 |
Xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử 2021 các địa phương. |
TP.HCM tiếp tục đứng đầu về xếp hạng chỉ số TMĐT với 67,6 điểm; Hà Nội xếp vị trí thứ 2 với 55,7 điểm. Đà Nẵng xếp vị trí thứ 3 với 19 điểm, cách một khoảng rất xa so với hai thành phố đứng đầu.
Top 5 các địa phương đứng đầu cũng có thay đổi so với năm trước khi Đồng Nai đã vươn lên vị trí thứ 5 ngay sau Bình Dương, với 11,14 điểm (năm ngoái đứng thứ 7). Hải Phòng từ xếp hạng thứ 3 xuống vị trí thứ 6.
Các địa phương thuộc khu vực phía Bắc và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển TMĐT thấp nhất khi đứng ở cuối bảng xếp hạng.
Chỉ số EBI trong những năm qua cho thấy mức độ chênh lệch về chỉ số TMĐT giữa Hà Nội và TP.HCM chưa có nhiều dấu hiệu thay đổi. “Điểm số trung bình của các địa phương còn lại rất thấp và không có sự chênh lệch đáng kể. Điều này cho thấy thứ hạng của nhóm thứ ba có ý nghĩa tương đối và có thể nhanh chóng thay đổi qua từng năm nếu các địa phương nỗ lực triển khai hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp triển khai TMĐT”, Vecom bình luận.
Giai đoạn 2016 - 2020, khoảng cách TMĐT giữa Hà Nội, TP.HCM và các địa phương còn lại hầu như không thay đổi. Thực tế này chứng tỏ nhiều địa phương chưa khai thác được cơ hội do TMĐT mang lại, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến chậm mở rộng quy mô kinh doanh và tăng trưởng bền vững.
Dù khoảng cách trong phát triển TMĐT giữa 2 thành phố lớn và các địa phương trong 6 năm qua vẫn liên tục kéo dài song đại diện Vecom cũng cho biết năm 2020 nhiều địa phương đã có chuyển động tích cực và có thể thu hẹp dần khoảng cách.
Theo dự đoán của Vecom, 2021- 2025 sẽ là giai đoạn phát triển nhanh. Để đạt được mục tiêu các địa phương ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm 50% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc thì cần có sự phối hợp chặt chẽ, hành động quyết liệt của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online VOBF 2021) là sự kiện thường niên do Hiệp hội Vecom tổ chức. Với chủ đề "Chuyển đổi từ hôm nay", VOBF 2021 mang đến bức tranh toàn cảnh và những thông tin dự báo cho các doanh nghiệp TMĐT có những chiến lược thay đổi để thích ứng, sinh tồn và phát triển.
Duy Vũ

Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính
Trong 10 ngày đầu tháng 4, hai sàn thương mại điện tử của Vietnam Post và Viettel Post đã ghi nhận hơn 2.600 đơn nông sản và có thêm 33 nhà cung cấp sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền mở mới gian hàng.
" alt=""/>Công bố chỉ số thương mại điện tử 2021: Cơ hội để các địa phương thu hẹp khoảng cách số