
Ngày 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Đây là một trong các sự kiện quan trọng chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
![]() |
Buổi lễ có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện nhiều cơ quan của Chính phủ, Quốc hội. |
GS Nguyễn Đức Chiến, đại diện hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018 đánh giá, số lượng hồ sơ đề xuất năm nay khá lớn (54) chứng tỏ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam ngày càng có chất lượng hơn, công bố ở các tạp chí quốc tế được xếp hạng cao hơn trong từng lĩnh vực. Mặt khác, điều đó cũng cho thấy các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học trẻ, rất quan tâm đến giải thưởng Tạ Quang Bửu.
![]() |
Sự kiện có sự tham gia của nhiều đại diện Bộ, ngành. Trong ảnh là 2 Thứ trưởng của Bộ GD-ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông. |
![]() |
...và có sự hiện diện của đại diện gia đình cố GS Tạ Quang Bửu. |
Ban tổ chức quyết định trao giải thưởng cho 2 tác giả của công trình khoa học xuất sắc là: TSKH Trần Đình Phong (37 tuổi, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và PGS.TS Phạm Văn Hùng (44 tuổi, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM).
![]() |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 cho 2 cá nhân có những công trình xuất sắc. |
TSKH Trần Đình Phong là tác giả chính của công trình lĩnh vực Vật lý: “Cấu trúc polymer và cơ chế hoạt động xúc tác tạo H2 của molybdenum sulfide vô định hình”.
Công trình sản xuất nhiên liệu hydro từ nước với giá thành rẻ so với bằng vật liệu truyền thống. Vật liệu truyền thống để làm việc này là bạch kim (Pt), là vật liệu hiếm và đắt tiền. Để thay thế Pt, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chế tạo những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, có trữ lượng lớn trên trái đất.
TS Trần Đình Phong và nhóm đã tổng hợp được chất xúc tác molybdenum sulfide vô định hình bằng nhiều phương pháp khác nhau với khối lượng lớn.
![]() |
Công trình này xác định được cơ chế hoạt động xúc tác của vật liệu này một cách đầy đủ và từ đó đề xuất phương pháp thiết kế một thiết bị sản xuất tách hydro từ nước bằng năng lượng mặt trời có thể đạt hiệu suất chuẩn của cơ quan năng lượng Mỹ.
Công trình được công bố trong Nature Materials là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới, được SCIMAGO xếp hạng 2/1983 trong Khoa học vật liệu, 2/863 trong Hoá học và 3/4363 trong Kỹ thuật.
PGS.TS Phạm Văn Hùng là tác giả chính của công trình khoa học trong lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp: “Khả năng tiêu hóa in vitro và sinh đường in vivo của các loại tinh bột gạo có hàm lượng amylose khác nhau và tinh bột gạo biến đổi bằng phương pháp vật lý.
![]() |
Công trình của PGS.TS Phạm Văn Hùng nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và chỉ số đường huyết của các loại tinh bột gạo ở Việt Nam khi tiến hành xử lý nhiệt-ẩm và ẩm-nhiệt. Bằng các phương pháp xử lý trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các loại tinh bột có chỉ số đường huyết trung bình và thấp. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng ở Việt Nam để phòng chống các bệnh mãn tính của con người và đặc biệt dùng cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì.
Công trình được công bố trong Food Chemistry là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh học, được SCIMAGO xếp hạng 9/273 trong Công nghệ thực phẩm.
2 nhà khoa học này được nhận bằng chứng nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và tiền thưởng 200 triệu đồng.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ Chu Ngọc Anh tặng hoa cho 3 nhà khoa học. |
Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao giải thưởng nhà khoa học trẻ cho TS Đỗ Quốc Tuấn (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) là tác giả công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý: “Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến nhiều chiều có khối lượng”. Công trình được công bố trong Physical Review D, tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Vật lý. Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là 50 triệu đồng.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng, khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung. Các nhà khoa học đoạt giải thưởng phải có những đóng góp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và công bố các kết quả thu được trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Thanh Hùng
" alt=""/>2 nhà khoa học được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018Chia sẻ với hãng thông tấn Tass, Tổng lãnh sự Viktor Voropaev cho biết con cá mập lao vào tấn công nạn nhân (23 tuổi) vào khoảng 15h (giờ địa phương) gần bãi biển Dream.
Quan chức này nói thêm, nạn nhân không phải là khách du lịch, mà là công dân Nga đã sinh sống ở Ai Cập một thời gian.
Trong một đoạn video đăng trên Telegram, nam thanh niên đang vật lộn để giành lấy sự sống trước sự tấn công của con cá mập khi còn cách bờ biển một quãng. Vây và đuôi của cá mập nổi lên trên mặt biển, và nước dần chuyển sang màu đỏ. Sau thời gian ngắn, nạn nhân hoàn toàn biến mất dưới nước. Vụ tấn công bất ngờ xảy ra trong lúc nam thanh niên đi bơi cùng với người cha và bạn gái.
Cuối ngày, nhiều video công bố cho thấy dường như con cá mập tấn công nam công dân Nga đã bị ngư dân bắt lại.
Vụ việc thương tâm tương tự từng xảy ra ở thành phố Hurghada vào mùa hè năm ngoái. Hồi tháng 7/2022, hai phụ nữ đến từ Áo và Romania đã thiệt mạng do bị cá mập tấn công trong cùng một ngày ở phía nam Hurghada.
Theo bà Quyên, tại Mỹ hay một số quốc gia khác, các trường thường yêu cầu thêm chứng chỉ IELTS, nhưng là bởi học sinh, sinh viên cần có tiếng Anh mới có thể theo đuổi việc học ở những quốc gia này. Còn tại Việt Nam, học sinh sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Việt, vì thế, chứng chỉ IELTS trở nên thừa thãi.
“Quyết định của Bộ GD-ĐT sẽ tránh được sự lãng phí khi người dân quá “sùng bái” IELTS, thậm chí đổ xô đi học loại chứng chỉ này, từ đó đánh mất thời gian, cơ hội phát triển những kỹ năng khác quan trọng hơn”.
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tới 2025, 50% nhân lực phải đào tạo lại các kỹ năng để thích ứng với sự thay đổi của thế giới. Theo nữ chuyên gia, đào tạo người học có năng lực tư duy và năng lực làm việc tốt mới là mục tiêu thực sự của giáo dục. Trong đó, tiếng Anh chỉ là một công cụ, không thể biến thành một kỹ năng ưu tiên, nhất là khi trí tuệ nhân tạo ra đời trở thành phương tiện hỗ trợ. Không cần giỏi ngôn ngữ, bất cứ ai cũng có thể giao tiếp toàn cầu.
“Tôi cho rằng, khi học sinh bước vào bậc THPT, những thứ cần được ưu tiên nên là các dự án, hoạt động mang tính cống hiến cho xã hội”, bà Quyên đề xuất.
Ông Đặng Minh Tuấn, giảng viên Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng IELTS chỉ nên là một công cụ dùng để đánh giá việc sử dụng các kỹ năng ngoại ngữ, bao gồm: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong thời gian ngắn hạn. Vì thế, IELTS không liên quan đến việc đánh giá khả năng chuyên môn hay năng lực của người học.
“Việc ưu tiên cộng điểm, tuyển thẳng có thể dẫn tới sự méo mó, lệch lạc. Không ít phụ huynh đã đầu tư tiền bạc, thời gian cho loại chứng chỉ này mà bỏ qua việc trau dồi, phát triển các nền tảng khác”, ông Tuấn nói.
Đồng quan điểm, ThS Trần Thanh Vũ, nghiên cứu sinh tại khoa Giáo dục, Đại học Durham (Anh), cho rằng IELTS vốn là một kỳ thi đánh giá kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường học thuật. Do đó, việc dùng IELTS để tuyển sinh gây sai lệch mục đích mà kỳ thi này được thiết kế và phát triển.
“Bản thân các tổ chức sở hữu kỳ thi IELTS đều khuyến nghị những người dưới 16 tuổi không nên thi IELTS. Quy định này có nhiều nguyên do, nhưng chủ yếu là vì những nội dung trong IELTS chỉ phù hợp với người lớn, chẳng hạn khoa học, pháp luật, các mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp, giáo dục đại học”, ThS Vũ nói.
Vì thế, anh cho rằng người học cần phải có một nền tảng kiến thức tự nhiên, xã hội đầy đủ để hiểu và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong bài thi này. Ở độ tuổi dưới cấp THPT, học sinh hầu như rất khó có thể hiểu thấu đáo những nội dung được kiểm tra trong IELTS.
Việc sử dụng IELTS để tuyển sinh, theo ThS Vũ, sẽ để lại nhiều hệ lụy xấu như hiểu sai mục đích của bài thi IELTS, vốn dùng để đánh giá năng lực ngôn ngữ; khuyến khích việc học và thi IELTS từ độ tuổi còn nhỏ, vốn không cần thiết và phản khoa học. Ngoài ra, điều này cũng khiến cho phong trào học và luyện thi IELTS vốn rối rắm trở nên mất kiểm soát ở Việt Nam.
“Tạo nên tâm lý xem trọng bài thi IELTS, coi đó là một chuẩn mực phải có với học sinh có thể gây ra sự mất công bằng giữa học sinh giàu - nghèo, thành thị - nông thôn. Do đó, việc cấm tuyển thẳng học sinh vào THPT, thậm chí cả ở bậc đại học là điều nên làm hiện tại”, ThS Vũ nói.
Vừa qua, nhiều tỉnh thành công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 – 2025, trong đó tuyển thẳng các thí sinh có chứng chỉ IELTS. Chẳng hạn, năm nay tỉnh Tuyên Quang sẽ tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS đạt 5.0 vào các trường THPT công lập không chuyên. Với Trường Phổ thông dân tộc nội trú, mức điểm IELTS cần đạt để được tuyển thẳng là 6.0. Đối với lớp chuyên Anh của Trường THPT Chuyên, nếu đạt 7.0 trở lên, thí sinh sẽ được tuyển thẳng.
Một số tỉnh miễn thi môn tiếng Anh hoặc cộng điểm cho các thí sinh có chứng chỉ IELTS như Quảng Trị, Lào Cai (sẽ miễn thi nếu có IELTS từ 4.0), Bình Dương (sẽ miễn thi nếu có IELTS từ 5.5)…
" alt=""/>‘Tiếng Anh là công cụ giao tiếp, không thể sử dụng đánh giá năng lực học sinh’