Chia sẻ một phần kết quả, Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh, Trưởng nhóm dự án cho biết, nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp đã có được điều kiện cần cho sự phát triển, đó là nhận thức rõ nét về cơ hội mà chuyển đổi số tạo ra. Tuy nhiên, việc thực thi chuyển đổi như thế nào đòi hỏi một chùm những điều kiện đủ, có thể quyết định tốc độ phát triển và thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Trong đó, điều kiện đủ đầu tiên là sự chuẩn bị của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi tập hợp các nguồn lực dựa trên hiểu biết về chuyển đổi số gồm: công cụ công nghệ phù hợp, nhân lực có khả năng thực thi và năng lực “đóng gói” được các kế hoạch triển khai cốt lõi. Trong đó, 82,5% các nhà quản lý muốn dành ưu tiên cho đào tạo, tiếp theo là truyền thông, xây dựng chính sách và tuyển dụng.
Để từng bước thích nghi với chuyển đổi số, bên cạnh sự hỗ trợ từ các yếu tố bên ngoài như chính sách của Chính phủ, bài học thành công từ những người đi trước, đầu ra của các ngành nghề liên quan, khoảng 86,2% các nhà quản lý cho rằng hỗ trợ nội bộ là rất quan trọng.
“Doanh nghiệp đặc biệt cần sự chủ động từ đội ngũ nhân viên, thể hiện qua tinh thần sẵn sàng học hỏi, nỗ lực đồng hành vượt qua thay đổi khi đưa công nghệ vào vận hành, và can đảm đối mặt với nguy cơ thất bại”, Tiến sĩ Oanh giải thích thêm.
Theo đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Abel Duarte Alonso, điều kiện đủ thứ hai là nhận diện kịp thời phản ứng của hệ thống, cụ thể là phản ứng của đội ngũ nhân viên.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 nhóm phản ứng chính từ nhân viên: thích nghi tích cực (45,5%), chưa thực sự sẵn sàng (38,2%) và thích nghi tiêu cực (16,3%). Phần lớn những nhân viên tích cực thuộc Gen Z (sinh năm 1997 - 2012). Họ chủ động và tiếp nhận công nghệ một cách nhanh nhạy, yêu thích khám phá, đặc biệt khi trải nghiệm được kết quả vượt trội mà công nghệ mang lại.
Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ nhân viên thể hiện sự hoài nghi hoặc thiếu tự tin trước môi trường công nghệ mới, khiến họ chần chừ và chưa tích cực phối hợp hành động cùng tổ chức. Ngoài việc thiếu kiến thức bài bản về công nghệ và sợ mắc lỗi, họ ngại đối đầu với khối lượng công việc mới phát sinh trong giai đoạn đầu chuyển đổi.
“Nhiều người trong số họ phàn nàn về những tính năng phức tạp của ứng dụng mới và thậm chí quan ngại rằng họ có thể mất việc làm vì công nghệ mới. Ở cấp độ tiêu cực nhất, nhân viên tìm cách trì hoãn việc ứng dụng công nghệ và tệ hơn nữa là quyết định rời bỏ tổ chức”, Tiến sĩ Alonso cho hay.
Đánh giá của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc đưa ra các chiến lược phù hợp để quản trị quá trình chuyển đổi số là điều kiện đủ thứ ba. Đứng trước thách thức từ việc bộ máy nhân sự chưa sẵn sàng và có phản ứng tiêu cực như đã đề cập ở trên, 66,2% người đứng đầu doanh nghiệp cho biết họ cần phải thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết vai trò lãnh đạo của mình.
“Họ cần xây dựng niềm tin trong nhân viên, đồng thời cần dẫn dắt, truyền cảm hứng cũng như hỗ trợ nhân viên trong toàn bộ quá trình chuyển đổi thông qua các hoạt động định hướng, truyền thông nội bộ kịp thời, đào tạo giúp nâng cao nhận thức và trình độ cho nhân viên...”, đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Ngoài ra, 41,2% ý kiến cho thấy lãnh đạo doanh nghiệp phải thể hiện quyết tâm thực thi kế hoạch hành động đã đề ra. Họ hiểu mình cần thể hiện quan điểm cứng rắn rằng nhân viên phải ứng dụng công nghệ hằng ngày và lợi ích của việc này là không thể phủ nhận.
Bên cạnh đó, 40% ý kiến phản ánh rằng việc lắng nghe phản hồi của nhân viên là cần thiết để doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư chất lượng cũng như chọn ra công cụ công nghệ sát với thực tế vận hành, được “may đo” để thực sự hữu ích cho người trực tiếp sử dụng công nghệ.
Cuối cùng, theo nhóm nghiên cứu, hợp tác trải nghiệm của khách hàng và phương án phòng ngừa rủi ro là một số chiến lược cần thiết khác góp phần làm nên thành công của quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc phát triển, nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm...
" alt=""/>Bốn điều kiện đủ giúp doanh nghiệp phát triển trong kỷ nguyên sốNgay khi bộ phận tiếp viên phát loa thông báo cần sự trợ giúp về y tế từ các hành khách trên chuyến bay. Bác sĩ Như đã lập tức rời vị trí ngồi đến hỗ trợ cấp cứu. Nhận vali dụng cụ y tế từ tiếp viên, bác sĩ Như đo huyết áp, nhịp tim và khai thác nhanh thông tin tiền sử hành khách. Được biết, hành khách này đã trải qua ghép thận và từng chạy thận chu kỳ.
Khi đo huyết áp, chỉ số còn 60/40mmHg. Chẩn đoán ban đầu, bác sĩ nhận định những bệnh nhân chạy thận thường bị thiếu máu. Việc di chuyển bằng máy bay khiến áp suất thay đổi đột ngột nên bệnh nhân dễ bị hạ huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Bác sĩ Như đã trấn an tinh thần nam hành khách và thực hiện phương pháp xử trí cấp cứu ban đầu là cho thở oxy. 5 phút sau, hành khách này đã đỡ khó thở và nửa tiếng sau huyết áp dần ổn định về mức 90/60mmHg, sức khỏe tiến triển tốt. Bác sĩ Như tiếp tục hỗ trợ theo dõi bệnh nhân thở oxy trong suốt hành trình 2 giờ bay đến khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài an toàn.
Theo bác sĩ Phương Như, hơn 20 năm làm trong nghề y, đây là lần đầu tiên chị tham gia tình huống cấp cứu trên máy bay. May mắn, nam hành đã được bảo đảm sức khỏe, tính mạng, chuyến bay không phải hạ cánh khẩn cấp.
Bệnh nhân đã được mổ nắn chỉnh trật cột sống, cố định cột sống và giải phóng thần kinh. “Điều ái ngại là tổn thương liệt tủy chưa có dấu hiệu tiến triển, tất cả hy vọng vào phép màu sẽ xảy ra”, lãnh đạo bệnh viện cho biết.
Cũng theo đại diện bệnh viện, đây là giai đoạn rất cần tinh thần hợp tác điều trị của bệnh nhân, vì thế, gia đình và thầy thuốc hiện vẫn giấu em M. về tình trạng liệt tủy, khó phục hồi vận động và cảm giác.
Chiều 21/12, em M. được chuyển từ Nghệ An ra Hà Nội, chẩn đoán đa chấn thương, vỡ trật đốt sống ngực, liệt tủy hoàn toàn; sọ não xuất hiện dưới nhện nhỏ, gãy xương sườn phải, tràn máu tràn khí màng phổi hai bên. Khoảng 17h cùng ngày, bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu.
M. là một trong 10 học sinh bị thương sau khi trần gỗ lớp 11A9 trường Phổ thông Hermann Gmeiner (TP.Vinh, Nghệ An) sập sáng 21/12. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, các học sinh được đưa đến bệnh viện sơ cứu, trong đó có học sinh bị gãy cẳng chân, theo dõi chấn thương sọ não.
Một học sinh lớp 11A9 cho biết, vào khoảng 7h30, khi đang học tiết đầu tiên, trần nhà sập xuống một phần. Nhiều học sinh bị gỗ đè lên người. Khi thấy phòng bên bị sự cố, các học sinh lớp khác đã nhanh chóng chạy sang nâng các tấm gỗ, gạch bị sập đưa bạn ra ngoài.