Đã có rất nhiều kênh truyền thông tường thuật trực tiếp sự việc này thông qua video livestream trên YouTube, và thu hút rất nhiều người theo dõi. Tuy nhiên có một điều bất thường, đó là dường như YouTube đã nhầm lẫn vụ hỏa hoạn này với sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Thành phố New York cách đây 18 năm.
Bên dưới các video trực tiếp của CBS và nhiều kênh truyền thông khác, người xem có thể thấy một mô tả của sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 mà YouTube gợi ý. Đây rõ ràng là hai sự việc hoàn toàn không liên quan đến nhau, vụ hỏa hoạn vừa mới đây tại Nhà Thờ Đức Bà không có dấu hiệu nào cho thấy liên quan đến tấn công khủng bố hay bất kỳ hành vi phá hoại nào.
Mô tả ngắn liên quan đến vụ khủng bố 11/9 được dẫn từ nguồn Wikipedia, đây là một tính năng mới được YouTube bổ sung nhằm chống lại những video có nội dung sai sự thật hoặc những thuyết âm mưu xuyên tạc.
Phát ngôn viên của YouTube cho biết: “Các đoạn mô tả này được hiển thị theo một thuật toán tự động, và hệ thống này của chúng tôi đôi khi có thể xảy ra nhầm lẫn. Chúng tôi đã tạm thời vô hiệu hóa các mô tả liên quan đến vụ hỏa hoạn”.
Có vẻ như thuật toán của YouTube đã nhận diện hình ảnh của cột khói trên đỉnh của Nhà Thờ Đức Bà giống với cột khói trong vụ khủng bố 11/9, dẫn đến việc tự động cho rằng đây là sự kiện có liên quan đến vụ khủng bố cách đây 18 năm và hiển thị một đoạn mô tả liên quan.
Theo GenK
" alt=""/>YouTube nhầm lẫn đám cháy Nhà Thờ Đức Bà Paris với vụ khủng bố 11/9 tại New YorkTheo nền tảng phổ biến Pear Video của Trung Quốc, xu hướng giải trí hào nhoáng trên mạng xã hội là lý do chính khiến nền công nghiệp làm giả sự giàu có phát triển.
Chỉ với 6 tệ (20.000 đồng), người phân phối dịch vụ thông qua WeChat hoặc Taobao sẽ ghép giọng của bạn vào video góc nhìn thứ nhất với tiền cọc, biệt thự xa hoa hoặc kỳ nghỉ nào đó ở Hawaii... Còn có các tùy chọn như thú cưng kỳ lạ, siêu xe và nhiều thứ khác nữa.
Thậm chí, người ta sẽ ghép tên tuổi, năm sinh của bạn vào hợp đồng mua bán siêu xe, bất động sản ở Dubai hoặc Bali để đăng lên mạng xã hội.
Video dưới đây chính là ví dụ:
Sau khi bấm theo dõi tài khoản WeChat có tên "Show-Off Video Dubbing Productions," phóng viên của S.T nhận được đường link tới một website, trên đó có hơn 2200 video "giả giàu" tha hồ chọn. Từ nhà hàng dưới nước, thú cưng bò sát cho đến bàn tiệc đầy ắp hải sản trên đảo nhiệt đới...
Được biết, tài khoản này đã hoạt động và gây tiếng vang từ năm 2017 đến nay.
Một người cung cấp dịch vụ tương tự tên Thiên Thiên nói với S.T rằng, anh chỉ làm chơi thôi cũng kiếm được khoảng 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng), ngành công nghiệp này phát đạt nhất là khoảng 5 năm trước.
Dân mạng Trung Quốc quả thật rất sáng tạo, tuy nhiên không có cách sáng tạo nào câu được nhiều likes bằng sự giàu có.
Theo GenK
" alt=""/>Trung Quốc có hẳn một ngành công nghiệp chuyên làm giả sự giàu có, giá khởi điểm 20.000 đồng