Cả ba bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, rửa dạ dày, dùng than hoạt tính ngay tại Khoa Cấp cứu và chuyển Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị tiếp.
Xác định nguy cơ tử vong của cả ba trẻ rất cao, ngay trong đêm, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, liên viện tới các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm Chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thống nhất phác đồ điều trị.
Do tình trạng bệnh nhi quá nặng, nguy cơ tử vong ngay trên đường cấp cứu (khoảng 300km) là rất cao, các bác sĩ quyết định không thể chuyển tuyến. Ba trẻ được điều trị tích cực thở máy, kiềm hóa máu và nước tiểu.
Với trường hợp bé trai có xuất hiện rối loạn nhịp rung thất, bác sĩ phải tiến hành sốc điện chuyển nhịp nhiều lần và duy trì thuốc chống loạn nhịp.
Sau 4 ngày điều trị, 2 bé gái dần cải thiện, được cai máy thở, không còn rối loạn ý thức, tỉnh táo, ra viện sau 8 ngày điều trị. Một ngày sau, bé trai được rút ống nội khí quản, cai máy thở, dần tỉnh táo, vận động tốt, không còn rối loạn nhịp. Khi tình trạng sức khỏe ổn định, bệnh nhi được ra viện.
Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, 3 bé uống nhầm amitriptyline - loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc có liều độc nguy hiểm khi hàm lượng vượt quá 10mg/kg do tác dụng độc trên tim mạch và hệ thần kinh trung ương gây ra các biến chứng nặng nề.
Hầu hết ngộ độc thuốc chống trầm cảm ba vòng là ngộ độc cấp tính, trên lâm sàng khó tiên lượng, có thể chuyển biến nguy kịch rất nhanh chỉ trong vài giờ sau khi được đưa đến cấp cứu. Bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim, hạ huyết áp hoặc không kiểm soát được các cơn co giật
Bên cạnh nội dung thi mới, Violympic năm học 2022 - 2023 cũng bổ sung khu luyện tập miễn phí trên trang web Violympic.vn để học sinh thuận tiện ôn tập môn Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh các vòng thi.
Vòng thi quốc gia năm 2022 - 2023 sẽ mở thêm môn Toán tiếng Anh cho 4 khối lớp là 4, 5, 6, 8 (thêm khối 5, 6) và Toán tiếng Việt cho toàn bộ khối lớp từ lớp 2 tới lớp 10, thêm các khối lớp 6, 7, 8 và 10 so với năm trước.
Cùng với đó, khối lượng kiến thức và thời gian làm bài thi phần “Leo dốc” của sân chơi đều được giảm xuống còn 30 câu hỏi trong 30 phút.
Đại diện Ban tổ chức Violympic cho biết thêm, sân chơi đã hoàn thiện việc nâng cấp các tính năng nhằm tăng cường bảo mật thông tin tài khoản học sinh, giáo viên như yêu cầu xác thực tài khoản đăng ký mới, cấp mật khẩu thông qua mã OTP…
Giải thưởng vòng Chung kết toàn quốc sân chơi Violympic năm 2022 - 2023 sẽ được giữ nguyên như năm trước, với số lượng giải thưởng ấn định là 1.600 giải cho khối Tiểu học/môn thi, 800 giải cho khối THCS/môn thi, 200 giải cho khối THPT, và phần thưởng hiện vật giá trị cho top 20 toàn quốc mỗi khối lớp/môn thi.
Là một dự án giáo dục cộng đồng được triển khai bởi Bộ GD&ĐT và tập đoàn FPT từ năm 2008, sân chơi Violympic đã vượt mốc 40 triệu lượt học sinh tham gia qua 15 năm. Hằng năm Violympic đều có những điều chỉnh trong thể lệ thi đấu, nâng cấp hạ tầng, công nghệ nhằm mang đến một sân chơi ngày một bình đẳng, thuận tiện và ý nghĩa cho các học sinh mọi vùng miền.
" alt=""/>Sân chơi trực tuyến Violympic năm học 2022 – 2023 có thêm môn Tiếng ViệtThực tế, giai đoạn trước, tại Đà Nẵng phần lớn thông tin, dữ liệu của đa số người dân chưa được số hoá và quản lý trên môi trường mạng, các dịch vụ và tiện ích được cung cấp một cách rời rạc bởi các nhóm cơ quan khác nhau, tại những ứng dụng khác nhau. Hầu hết các nhóm dịch vụ cũng chưa chia sẻ thông tin người dùng, do đó người dân phải khai báo và cung cấp hồ sơ, thông tin cá nhân mỗi lần đăng ký sử dụng một dịch vụ mới.
Để giải bài toán trên, tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình sử dụng các dịch vụ, tiện ích mà chính quyền Thành phố cung cấp, Đà Nẵng đã xây dựng và đưa vào vận hành từ tháng 6/2022 nền tảng Công dân số - My Portal, được tích hợp trên ứng dụng “DaNang Smart City”.
Nền tảng này cho phép mỗi người dân Đà Nẵng có 1 kho dữ liệu số, có thể sử dụng lại thông tin, dữ liệu của mình; dùng tất cả các dịch vụ, tiện ích số cũng như tương tác 2 chiều với chính quyền.
My Portal được phát triển tuân thủ khung kiến trúc, các mô hình, tiêu chuẩn kỹ thuật; sử dụng công nghệ OCR trích lọc thông tin từ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu... để đơn giản cho người dùng. Người dân sử dụng tất cả dịch vụ trên 1 ứng dụng di động duy nhất.
Đặc biệt, kho dữ liệu công dân số không chỉ có thông tin về hành chính, định danh của người dân mà có cả các tài liệu, hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ sức khoẻ điện tử, giáo dục, bảo hiểm… Tất cả thông tin trên được đóng gói trong một mã QR cá nhân để phục vụ trong các giao dịch điện tử. “Nền tảng My Portal là một thành phần lõi và đã tích hợp với các ứng dụng, dịch vụ trong Hệ sinh thái ứng dụng công dân số của thành phố”, ông Thạch cho hay.
Thời gian qua, các Tổ công nghệ số cộng đồng và lực lượng đoàn viên, thanh niên tại Đà Nẵng đã tham gia đưa nền tảng My Portal đến từng người dân, hướng dẫn tạo tài khoản cho người dân cũng như cho nhân viên, người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp mình.
Đến nay, nền tảng My Portal đã có hơn 260.000 tài khoản công dân số, chiếm hơn 43% người dân trưởng thành của Đà Nẵng. Nền tảng hiện cung cấp 100% dịch vụ hành chính và sự nghiệp công cùng 25 tiện ích thường dùng cho người dân như: Góp ý, phản ánh; Đánh giá hài lòng; dữ liệu mở; Hẹn lịch khám chữa bệnh, Hẹn giờ thực hiện dịch vụ công, tra cứu và thanh toán điện, nước, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông báo/cảnh báo từ chính quyền...
Cũng theo ông Trần Ngọc Thạch, việc triển khai nền tảng My Portal góp phần đưa tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến của Đà Nẵng tăng trưởng cao. Cụ thể, trong 4 tháng cuối năm 2022, tỷ lệ này đã tăng từ 53% lên 71%, trong khi 6 tháng đầu năm chỉ tăng từ 50% lên 53%.
Trong năm tới, Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh sử dụng nền tảng My Portal, hướng đến mục tiêu 50% dân số, tương ứng với khoảng 80% người dân trưởng thành của Thành phố có tài khoản số.
“Cùng với đó, chúng tôi cũng bổ sung phân hệ thông tin, dữ liệu số và tích hợp các dịch vụ, tiện ích số của cơ quan, doanh nghiệp để người dân sử dụng; đồng thời tiếp tục công khai, cung cấp thông tin an sinh xã hội như mưa lũ, ngập lụt, thiên tai, môi trường... cho người dân theo hướng cá nhân hóa”, ông Thạch cho biết thêm.
" alt=""/>43% người dân trưởng thành tại Đà Nẵng đã dùng nền tảng Công dân số