Theo thầy Trác, thời điểm đó, nhiều thanh niên sau khi qua bậc Tú tài (tốt nghiệp 12) bước vào con đường sư phạm với lòng nhiệt thành. Còn các nữ sinh, đặc biệt ở các tỉnh rất thích được làm cô giáo.
![]() |
Thầy Trác (bên phải) ngày còn là Sinh viên trường Sư phạm |
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm sẽ được về giảng dạy tại một trường Trung học đệ nhị cấp (Trường THPT phổ thông) với chỉ số lương là 470 đồng (tính ra, lương tháng của sinh viên Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn mới ra trường là 7400 đồng). Trong khi tốt nghiệp các trường đại học khác nếu được bổ nhiệm thì chỉ số lương là 430 đồng.
Vì thế, ngày đó rất khó để đỗ vào Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn.
Ở Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn, bên Khoa học có 4 ban: Toán, Vật lý, Hoá học, Vạn vật. Bên Văn chương thì có các ban: Việt-Hán, Sử học, Địa lý, Anh văn, Pháp văn.
"... Anh Nguyễn Trần Trác là Tiến sỹ đệ tam cấp Vật lý. Điểm đặc biệt mà tôi- một thanh niên trẻ vừa rời ghế giảng đường ở miền Bắc cảm nhận đối với các anh/ chị là sự chỉn chu trong công việc và cuộc sống từ ăn mặc đến giảng dạy, sự cẩn thận trong giao tiếp, sự quan tâm rất kín đáo với đồng nghiệp, sự chia sẻ những ngày đất nước còn khó khăn"-PGS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
"Nguyễn Trần Trác là người thầy có trách nhiệm và thích nghi ngay với cơ quan mới, được cử làm Phó khoa. Tôi thấy anh là người làm việc nghiêm túc, giảng dạy có trách nhiệm, uy tín trong đồng nghiệp" - Nhà giáo Hoàng Lan, nguyên Chủ tịch Công đoàn, nguyên Trưởng khoa Vật lý, Trường ĐHSP TP HCM. |
Trong ký ức của thầy Trác, trường Sư phạm ngày ấy gồm hai dãy nhà cổ 3 tầng xây từ thời Pháp, vốn là của Trường trung học Pétrus Ký (nay là Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong) nhường lại. Dãy phía ngoài dành cho các lớp Toán và Khoa học. Dãy phía trong dành cho các lớp Văn chương và Ngoại ngữ Anh, Pháp. Ở giữa hai dãy là khoảng sân rộng với bãi cỏ quanh năm xanh tốt và hai hàng cổ thụ rợp bóng mát. Khoảng sân trường này đã chứng nhân cho bao nhiêu tình cảm thời sinh viên ngày ấy.
Phong trào sinh viên rất mạnh
Thầy Trác dự thi tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn năm 1963, ngành Lý- Hoá.
Theo trí nhớ của thầy Trác, số người dự tuyển ngành này năm đó khoảng 750, nhưng chỉ có 35 người trúng tuyển. Trong đó, một số học sinh mới xong Tú tài và một số đông khác là sinh viên đã học ở các trường đại học khác. Một nửa lớp là người miền Bắc, còn lại miền Trung và Nam. Sinh viên mỗi người một tính, đa dạng nhưng thống nhất.
“Chúng tôi được học bổng 1.000 đồng/tháng, trong 12 tháng mỗi năm học. Học bổng này tạm đủ với đời sống sinh viên vì ngày ấy một tô phở chỉ khoảng 5 đồng. Một tô hủ tíu thì có giá 3 đồng”- thầy Trác nhớ.
Trong ký ức, thầy Trác bảo mình thuộc loại sinh viên nghèo, ngày ngày tới trường bằng chiếc xe đạp mua bằng tiền học bổng từ năm Đệ nhất ở trung học. Trong khi đó vài bạn trong lớp sang thì đi học bằng xe gắn máy của Pháp hay Đức. Các bạn ở tỉnh lên Sài Gòn xin vào ở ký túc xá. Cũng có vài bạn đi dạy thêm để kiếm thêm chút tiền.
Cũng theo thầy Trác, ngày ấy phong trào sinh viên rất mạnh. Đầu năm học việc bầu vào ban đại diện sinh viên ở các trường đại học rất sôi động. Sau đó các ban đại diện sinh viên của các trường sẽ họp lại để bầu ra ban đại diện của Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Tiếng nói của sinh viên có vai trò khá mạnh và đôi khi có tính quyết định.
Giáo sinh sư phạm ngày ấy học gì?
Năm thứ nhất ở Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn, lớp thầy Trác toàn sinh viên trúng tuyển là nam, chỉ có 1 nữ sinh ở lại từ khoá trước và đó là bông hồng duy nhất của lớp.
![]() |
Nghỉ hưu hiện thầy Trác định cư ở Úc |
Học ngành Sư phạm Lý- Hoá, năm thứ nhất sinh viên ban học theo chứng chỉ MPC (Toán Lý Hoá) ở Trường ĐH Khoa học Sài Gòn. Sinh viên ban Toán thì học theo chứng chỉ MG (Toán đại cương)…
Theo thầy Trác, lúc này tiếng Pháp đang được dùng nhiều và có nhiều giáo sư người Pháp sang giảng dạy, nên các sách tham khảo cho sinh viên hầu hết bằng tiếng Pháp. Trong thư viện của trường luôn đặt cố định một cuốn từ điển Pháp ngữ lớn để sinh viên tham khảo.
Năm thứ hai, sinh viên học chứng chỉ Vật lý đại cương. Giáo sư người Việt và người Pháp cùng nhau phụ trách môn học nên học bằng Tiếng Việt và Tiếng Pháp.
“Năm đó môn Nhiệt học và Nhiệt động lực học do một giáo sư agrégée (thạc sĩ tốt nghiệp ngôi trường nổi tiếng École Normale Supérieure của Pháp) giảng khiến những sinh viên vốn học chương trình trung học Tiếng Việt như chúng tôi ghi chép bài giảng mệt đứt hơi”- thầy Trác nhớ.
Ở năm học này sinh viên học lý thuyết về phương pháp giảng dạy và bắt đầu thực tập giảng dạy tại chỗ ngay tại Trường ĐH Sư phạm. Một bạn lên giảng với học sinh giả định là các bạn sinh viên trong lớp và được theo dõi, nhận xét, đánh giá. Nhiều bạn lần đầu lên giảng dù trước mặt toàn bạn bè quen biết nhưng vẫn bị khớp, mồ hôi chảy từng giọt…
Lên năm thứ ba, sinh viên học chứng chỉ Hoá học đại cương tại Trường ĐH Khoa học Sài Gòn. Ngoài ra, sẽ học thêm các môn Giáo dục đối chiếu, Lịch sử Sư phạm… Lúc này, sinh viên bắt đầu dạy thực tập tại các lớp Đệ nhất cấp (lớp 6 đến lơp 9) ở các trường trung học trong thành phố.
“Đi thực tập ở các trường thì hào hứng vì được dạy trong môi trường thực của lớp học. Mỗi nhóm thực tập 5-6 sinh viên và một thầy hướng dẫn đi theo để đánh giá. Tới ngày dạy nhóm được xe hơi của trường đưa tới trường trung học. Bạn nào lên giảng hôm đó thì một bạn còn lại đóng vai trò phụ tá”.
Lên năm thứ tư, sinh viên được học chứng chỉ Cơ học thuần lý- chứng chỉ thứ tư để lấy bằng cử nhân giáo khoa Lý-Hoá. “Nếu lấy bốn chứng chỉ chuyên ngành Lý và Hoá nhưng không đúng thì chỉ được gọi là cử nhân tự do, đi làm trong Chính phủ lương cũng thấp hơn một bậc” – thầy Trác kể.
Năm học này sinh viên được thực tập tại các lớp Đệ nhị cấp (lớp 10 đến 12) nhưng thực tế các trường chỉ cho sinh viên thực tập giảng dạy ở lớp Đệ tam (lớp 10). Có trường cho sinh viên dạy thực tập ở lớp Đệ nhị (lớp 11), còn lớp Đệ nhất (lớp 12) chẳng bao giờ sinh viên ĐH Sư phạm được “mon men” thực tập.
Ngày nhận nhiệm sở bồi hồi như ngày đầu tiên đi học
Thầy Nguyễn Trần Trác nhớ trước ngày làm lễ tốt nghiệp sẽ một danh sách các trường trung học đệ nhị có nhu cầu giáo viên Lý- Hóa để sinh viên tìm hiểu.
Năm thầy Trác tốt nghiệp, trong danh sách nhiệm sở gần nhất là Trường Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương. Nhiệm sở xa nhất ở Long Xuyên (An Giang). Có trường ở nơi đô hội sầm uất đông vui nhưng cũng có trường ở các huyện xa buồn hiu hắt và kém an ninh, dù vậy mọi người đều sẵn sàng lên đường nhận công tác.
Ngày tổ chức lễ trao chứng chỉ tốt nghiệp, từng sinh viên được gọi lên theo thứ tự tốt nghiệp để chọn nhiệm sở theo danh sách đã đưa về trường. Ai đỗ cao được chọn trước ai đỗ thấp hơn thì chọn sau.
Đầu năm học 1967-1968 thầy Trác về nhận nhiệm sở ở Trường THCS Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho, Tiền Giang.
“Buổi đầu tiên tới nhiệm sở tôi cũng rung động như cậu bé ấy trong ngày đầu tiên đi học của Thanh Tịnh. Buổi sáng hôm ấy chiếc xe Minh Chánh khởi hành tại bến xe Pétrus Ký Sài Gòn, đưa tôi và một anh bạn cùng lớp đi theo Quốc lộ 4 đi nhận nhiệm sở. Khi xe qua thị xã Tân An tới Trường Trung học Tân An (Long An) nằm một mình bên quốc lộ, giữa ruộng lúa bạn đi cùng tôi xuống nhận nhiệm sở. Tôi giơ tay chào bạn, chiếc xe tiếp tục lăn bánh tới Trường Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho. Tại đây tôi đã có một thời gian dài dạy học với biết bao nhiêu vui buồn của một thuở mới ra trường”- thầy Trác bồi hồi.
TS Nguyễn Trần Trác sinh năm 1945. Năm 1968 tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn - nay là Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Sau đó ông về giảng dạy tại Trường THCS Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho, Tiền Giang. Năm 1972 ông tốt nghiệp Tiến sĩ đệ tam cấp Vật lý. Năm 1994, TS Nguyễn Trần Trác trở thành giảng viên chính của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. TS Nguyễn Trần Trác đã tham gia nghiên cứu và biên soạn một số sách và tài liệu dạy học như: Giáo trình Quang học, Cơ học Lượng tử (Trường ĐHSP TP. HCM); Phương pháp giải toán Quang- Nguyên tử-Hạt nhân (NXB Giáo Dục, TP. HCM); Toán Quang Lý - Nguyên tử (NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội); Toán Quang - Vật lý Hạt Nhân (NXB Trẻ, TPHCM - tái bản lần 5);Toán Cơ học (NXB Trẻ, TP. HCM - tái bản lần 5); Toán Điện xoay chiều (NXB Trẻ, TP. HCM - tái bản lần 5). |
Lê Huyền
Thầy Đào Văn Mượt đã thể hiện một bài hát bằng 2 thứ tiếng mà theo thầy là cách thầy thường dùng để làm quen, trước khi đi vào thuyết phục các gia đình cho con em đi học.
" alt=""/>Ký ức ngày đầu đi dạy cách đây 50 năm của thầy giáo Sài GònMở màn cho buổi trình diễn là điệu múa uyển chuyển của các người mẫu. Đắm chìm trong bản nhạc November Rain, BST Cơn mưa tháng mười một(November Rain) đã kể câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc thông qua những bộ trang phục mang đậm vẻ nữ tính nhưng vẫn phá cách, lôi cuốn, tinh tế.
![]() | ![]() | ![]() |
BST với hai gam màu đỏ, đen chủ đạo cùng với những bước đi đầy dứt khoát, quyền lực của người mẫu, NTK muốn khẳng định thông điệp: Hãy luôn là chính mình, làm điều mình thích dù những người khác cho rằng bản thân không phù hợp.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() | ![]() |
Chất liệu mềm mượt của nhung lụa - thứ chất liệu tưởng chừng như khó mang tinh thần Rock, nhưng Hà Linh Thư đã mang tinh thần Glam Rock của những năm 70, nhung lụa hoà trộn cùng chất liệu sequin,... hài hoà, lẫn phá cách trong sự ngạc nhiên đầy thích thú vị.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() | ![]() |
BST được mang đến trình diễn lần này thật sự là một bước đột phá của “người đàn bà nhung lụa” bởi nó đã góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ hiện đại: luôn tràn đầy sự mạnh mẽ và năng lượng tích cực; phóng khoáng mà nữ tính, gai góc nhưng đầy tinh tế.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() | ![]() |
Gây bất ngờ tại kết màn chính là màn tung hoa cưới đầy kiêu hãnh của nàng veddette Lê Thanh Thảo trong tiết tấu mạnh mẽ của nhạc rock và thiết kế màu đen huyền bí.
Màn trình diễn mang đến câu chuyện đi tìm hạnh phúc của cô gái, dù trong hoàn cảnh nào của sự cô đơn hay hạnh phúc tột cùng.
Sự kết hợp phá cách đầy mạnh mẽ của bộ đầm đen cùng tấm che mặt cô dâu đã khiến cho khán giả có mặt tại nơi đây “ồ” lên đầy thích thú.
" alt=""/>Thanh Thảo mặc váy đen, tung hoa cưới trên sàn diễnỞ cấp độ càng cao, càng ít công ty có thể tham gia sâu, chẳng hạn như bán dẫn đang là lĩnh vực “độc quyền nhất”.
Nvidia, công ty sản xuất chip AI của Mỹ, đang là doanh nghiệp bán dẫn có vốn hoá và doanh thu lớn nhất thế giới. Theo IoT Analytics có trụ sở tại Đức, Nvidia sở hữu 92% thị phần GPU trung tâm dữ liệu, trong khi đối thủ của họ là AMD chỉ chiếm khoảng 3%.
Sức mạnh của Nvidia không chỉ nằm ở hiệu suất bán dẫn mà còn ở phần mềm. CUDA, nền tảng phát triển của nó ra mắt năm 2006, từ lâu đã được sử dụng cho AI và hiện được hơn 4 triệu nhà phát triển sử dụng.
Các công ty Mỹ cũng là những người chịu chi nhất trong cuộc đua mua sắm GPU. Chẳng hạn như Meta, công ty mẹ của Facebook, đang "xây dựng cơ sở hạ tầng cực kỳ lớn" bao gồm 350.000 card đồ họa GPU H100 sẽ được Nvidia phân phối vào cuối năm nay.
Để so sánh, đơn đặt hàng được coi là lớn của một công ty Nhật Bản cũng chỉ khoảng hàng trăm hoặc hàng ngàn GPU.
Về cơ sở hạ tầng đám mây, Mỹ cũng là quốc gia dẫn đầu. Amazon, Microsoft và Google kiểm soát 2/3 thị trường toàn cầu, cộng thêm IBM và Oracle nâng tổng số lên trên 70%.
Các công ty công nghệ Mỹ nắm giữ hơn 80% thị phần trong các mô hình ngôn ngữ lớn cũng như các công nghệ và dịch vụ khác làm nền tảng cho AI. ChatGPT chiếm 72% thị phần cơ sở người dùng đối với công cụ tạo văn bản cơ bản, trong khi đó ở công cụ tạo hình ảnh AI, Midjourney chiếm 53% thị phần.
Chìa khoá nâng cao năng suất và tăng trường
Theo ước tính của McKinsey, AI có thể tạo ra từ 2,6 nghìn tỷ USD đến 4,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Để minh họa quy mô, McKinsey so sánh con số này với tổng sản phẩm quốc nội của Vương quốc Anh, chỉ hơn 3 nghìn tỷ USD.
Sự “thống trị” của Mỹ với lĩnh vực AI tổng hợp dẫn đến xu hướng một số nước tìm cách ngăn chặn sức mạnh thị trường của Washington. Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu nỗ lực đó.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết nước này sẽ đưa ra dự thảo nghị quyết về “tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng năng lực AI” trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào “thời điểm thích hợp”, nhằm "khuyến khích chia sẻ công nghệ giữa các bên, thu hẹp khoảng cách về AI và không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Các công ty Nhật Bản đang triển khai công nghệ AI, nhưng phần lớn đến từ các nhà cung cấp Mỹ. Dù hai nước là đồng minh nhưng mức độ phụ thuộc đó vẫn tiềm ẩn những hệ lụy về an ninh, đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu thông số kỹ thuật thay đổi đột ngột.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một phiên (session) sử dụng ChatGPT tiêu thụ lượng điện nhiều gấp 10 lần so với một truy vấn thông thường trên Google.
Trước vấn đề đó, NTT và NEC của Nhật Bản đã tham gia riêng vào cuộc đua cung cấp các mô hình ngôn ngữ lớn tiết kiệm năng lượng. Các cựu nhà nghiên cứu AI của Google đã thành lập công ty khởi nghiệp Sakana AI ở Tokyo để tìm cách phát triển AI một cách phù hợp.