Khi dành lời cảm ơn cho con cái, bạn sẽ giúp chính mình và con cùng cảm thấy vui vẻ (Ảnh minh họa: Vecteezy).
Trong khi đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng giống như mọi mối quan hệ khác, đòi hỏi cha mẹ phải biết cách gây dựng, tạo nên những giá trị tốt đẹp, để con cái luôn tin cậy chia sẻ với cha mẹ trong suốt hành trình trưởng thành và cả về sau này.
Dù cuộc sống bộn bề đến đâu, cha mẹ vẫn cần dành ra thời gian và nỗ lực để giúp con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ thông qua cách thức hỏi han, trò chuyện. Dưới đây là 10 câu nói cha mẹ tâm lý nên thường xuyên nói với con.
"Con thực sự đang cảm thấy thế nào?"
Thực tế, ngay cả trong những mối quan hệ gần gũi nhất, chúng ta vẫn thường kiềm chế bớt cảm xúc của mình, trẻ nhỏ cũng có xu hướng này. Bằng cách đặt ra câu hỏi "con đang cảm thấy thế nào?", cha mẹ sẽ giúp con hiểu rằng, xúc cảm của con là điều khiến cha mẹ rất quan tâm. Ngoài ra, khi con có thể gọi rõ tên cảm xúc của mình, con sẽ dễ dàng đối diện và xử lý những vấn đề của bản thân.
"Con kể nhiều hơn một chút đi"
Khi con tin tưởng chia sẻ câu chuyện đặc biệt nào đó với cha mẹ, hãy hỏi thêm con những câu hỏi sâu hơn, để được biết nhiều thông tin hơn. Việc chúng ta quan tâm tới suy nghĩ và cảm xúc của con khi đứng trước một sự việc nào đó, sẽ giúp con hiểu rằng cha mẹ thực sự rất quan tâm con.
"Cha mẹ cảm ơn con"
Khi dành lời cảm ơn cho con cái, bạn sẽ giúp chính mình và con cùng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng những lời nói và hành động bày tỏ sự cảm ơn chân thành sẽ giúp chúng ta vui vẻ hơn.
Chúng ta dễ quên đi việc bày tỏ tình cảm trong những mối quan hệ thân thiết nhất (Ảnh minh họa: Vecteezy).
Chẳng hạn, một gia đình đang trải qua giai đoạn khó khăn tài chính, nhưng nếu gia đình đó luôn biết trân trọng người thân, biết cảm ơn nhau vì những điều tốt đẹp làm cho nhau trong cuộc sống thường ngày, gia đình đó sẽ bớt căng thẳng, khốn khổ vì eo hẹp tiền bạc.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần là những người đầu tiên nhìn ra nỗ lực của con cái và cảm ơn con một cách trân trọng vì sự cố gắng của con.
"Con rất cừ"
Chúng ta thường không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của những lời khen ngợi trong cuộc sống thường ngày. Thực tế, những lời khen ngợi có tác dụng kích thích não bộ giống như khi một người được... tặng tiền.
Cha mẹ hãy quan tâm tới những đức tính tốt đẹp của con như sự kiên nhẫn, sự nhân hậu, hay sự mạnh dạn... để khen ngợi con. Những lời khen này rất có ý nghĩa với trẻ và sẽ góp phần giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên ý nghĩa, tốt đẹp hơn.
"Cha mẹ tha thứ cho con"
Chúng ta thường phán xét lỗi sai của người khác nghiêm khắc hơn lỗi sai của mình. Vì vậy, khi con cái phạm lỗi, cha mẹ cũng dễ trở nên nghiêm khắc thái quá. Hãy nhẹ nhàng hơn trước lỗi sai của con và hiểu rằng phạm lỗi là một phần bắt buộc phải xảy ra trong quá trình con học hỏi, trưởng thành.
"Tiếp tục cố gắng nhé"
Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu cần đạt được, nhưng trong quá trình thực hiện sẽ có những khó khăn, thách thức xuất hiện. Có những lúc, thậm chí ta còn phải đi qua những bước lùi. Điều này cũng xảy ra đối với trẻ.
Trước những mục tiêu mà cha mẹ và con cùng đặt ra, chẳng hạn như mục tiêu trong việc học, không phải lúc nào trẻ cũng có thể hoàn thành tốt như kỳ vọng. Những lời động viên của cha mẹ sẽ giúp con lên tinh thần để kiên nhẫn nỗ lực, hứng thú hơn với nhiệm vụ đặt ra, cũng như có cảm nhận tích cực hơn về cha mẹ.
Dù cuộc sống bộn bề đến đâu, cha mẹ vẫn cần dành ra những khoảng thời gian chất lượng cho con (Ảnh minh họa: Vecteezy).
"Con cần hỗ trợ gì không?"
Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng ngay từ khi trẻ lên 7 tuổi, tâm lý sợ hỏi han để nhờ giúp đỡ đã bắt đầu xuất hiện. Trẻ đã bắt đầu sợ rằng nếu mình nhờ cậy sự giúp đỡ sẽ khiến mình trở nên "kém cỏi" trong mắt người khác, bao gồm cả cha mẹ. Để phá bỏ tâm lý này ở trẻ, cha mẹ cần chủ động hỏi xem con có cần cha mẹ quan tâm, hỗ trợ việc gì không.
"Con rất quan trọng với cha mẹ", "cha mẹ yêu con"
Chúng ta dễ quên đi việc bày tỏ tình cảm trong những mối quan hệ thân thiết nhất, chính điều này dễ khiến người thân của chúng ta cảm thấy không được trân trọng đúng mức.
Để tránh xu hướng này xuất hiện ở con cái, ngay khi con còn nhỏ, cha mẹ cần biết cách bày tỏ tình cảm với con. Điều này sẽ giúp con lớn lên và biết cách bày tỏ tình cảm, sự trân trọng đối với người thân.
Mỗi khoảnh khắc yêu thương đều có ảnh hưởng tích cực đối với mối quan hệ, giúp đôi bên cảm thấy hạnh phúc, hài lòng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động tạo nên những khoảnh khắc yêu thương ý nghĩa dành cho con cái.
" alt=""/>10 câu nói cha mẹ tâm lý rất nên nói với conLãnh đạo TP.HCM đã có công văn đề nghị giải trình vì sao không chấp nhận 2 chứng chỉAnh văn này. Sở Nội vụ TP.HCM đã giải thích rằng TOEIC và TOEFL là 2 chứng chỉngoại ngữ của nước ngoài, trong khi luật pháp Việt Nam thì quy định thi côngchức ở các cấp độ cần chứng chỉ Anh văn A, B, C.
Khó có thể nói Sở Nội vụ TP.HCM đúng hay sai về chủ trương này. Tuy nhiên,điều dễ thấy là những quy định của sở này hơi cứng nhắc. Các cán bộ Sở Nội vụ TPHCM thừa biết hiện có nhiều chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được công nhận ở nước ta,ngoài TOEIC và TOEFL còn có IELTS, các chứng chỉ của Cambridge English..., thậmchí mỗi loại chứng chỉ cũng có nhiều trình độ, mục đích khác nhau.
Trong khi đó, sau hơn 20 năm tồn tại và chưa hề được cập nhật, nâng cấp,chứng chỉ trình độ Anh văn A, B, C theo chuẩn của Bộ GD-ĐT đã lạc hậu và bộc lộnhiều bất hợp lý, chỉ còn là hình thức. Đây cũng là những văn bằng “dễ mua” nhấttrên thị trường bằng dỏm, bằng giả, lại có giá trị vô thời hạn!
Sở Nội vụ cũng thừa biết rằng hiện các trường ĐH cũng không còn công nhậnchứng chỉ Anh văn A, B, C, như Trường ĐH Kinh tế TP.HCM yêu cầu sinh viên tốtnghiệp cử nhân phải có điểm TOEIC 450-550 và nhiều trường khác cũng áp dụng cáchtương tự. Trong việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Bộ GD-ĐT có thể sẽmiễn thi môn tiếng Anh cho những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và mộtsố trường ĐH có khoa ngoại ngữ cũng sẽ xét tuyển ưu tiên với những thí sinh cóchứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Điều đó cho thấy giá trị hiển nhiên của các vănbằng này. Chính Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc có mứcđộ tương thích với khung tham chiếu châu Âu làm căn cứ thống nhất về yêu cầunăng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân,cả với trình độ đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ.
Vậy tại sao Sở Nội vụ TP HCM lại “chê” các chứng chỉ Anh văn được quốc tếcông nhận? Chẳng lẽ, tiến sĩ hay thạc sĩ du học ở Mỹ, Anh , Úc... - tất nhiên họchẳng lấy chứng chỉ trình độ Anh văn A, B, C để làm gì - không được thi côngchức?
(TheoLưu Nhi Dũ/ Người Lao động)
“Việc tự động hoá hoàn toàn khâu duyệt hồ sơ bằng một ứng dụng tự chụp điện thoại sẽ giúp khách hàng không cần phải đến công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm cũng tiết kiệm nhân sự. Ít nhất, người dùng không cần phải dùng chiếc điện thoại thứ hai để chụp điện thoại cần bảo hiểm”, ông Trí phân tích.
Igloo, một công ty công nghệ bảo hiểm khởi nghiệp tại Singapore, gia nhập thị trường Việt Nam từ đầu năm 2021. Để cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong kỷ nguyên Internet, công ty dựa hoàn toàn vào công nghệ. Họ phát triển dữ liệu lớn, kết hợp với trí tuệ nhân tạo để xây dựng nên hệ thống tự động hoá hoàn toàn trong tất cả các khâu của quá trình bảo hiểm.
Bên cạnh gói bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại đang tăng trưởng tốt, mảng bảo hiểm hàng hoá cũng được đón nhận tại Việt Nam. Phía Igloo cho biết hầu như mọi khách hàng lớn của Ahamove đều mua gói bảo hiểm này để được đền bù khi hàng hoá gặp vấn đề khi vận chuyển.
“Khi nào sản phẩm vận chuyển có dấu hiệu móp méo, hư hỏng, chúng tôi đều hầu như đền 100% giá trị sản phẩm”, ông Trí thông tin.
Trả lời ICTnews, ông Nguyễn Hữu Tự Trí cho hay gần như 100% việc xét duyệt đền bù hiện nay đối với hàng hoá vận chuyển qua Ahamove đều thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo. Khách hàng chỉ việc chụp ảnh sản phẩm có dấu hiệu bị hư hại, hệ thống sẽ tự kiểm duyệt và cung cấp khoản bồi hoàn trong vòng vài tiếng đồng hồ đến khoảng 1-2 ngày.
Cũng như hệ thống AI dựa trên dữ liệu lớn của nhiều nền tảng khác, máy tính của Igloo sẽ phân tích hình ảnh do khách hàng cung cấp để xác định hư hỏng, sau đó bồi thường theo quy định.
“Chúng tôi có khoảng 3 triệu hợp đồng bảo hiểm tại Việt Nam trong năm 2021, nếu không dùng hệ thống công nghệ mà dựa vào con người thì chắc chắn sẽ bị quá tải”, đại diện công ty cho hay.
Theo ông Trí, nhu cầu bảo hiểm tại Việt Nam đang tăng lên trong bối cảnh thu nhập người dân ngày càng lên, ý thức bảo vệ sức khoẻ và giữ gìn tài sản vì thế cũng tăng theo. Để tạo khác biệt, Igloo nhắm vào những gói bảo hiểm nhỏ, thị trường ngách, như: Bảo hiểm chậm chuyến bay, bảo hiểm an toàn trên mạng… Ngoài ra, công ty cũng dựa trên thế mạnh công nghệ để xây dựng nền tảng giúp nhà môi giới, đại lý bảo hiểm truy cập trực tuyến nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau để cung cấp đến khách hàng.
Ví dụ gói bảo hiểm an toàn trên mạng được bán với giá khoảng 90-100 ngàn đồng/năm, có thể bồi thường khoản tiền tối đa 25.000 USD cho một trường hợp. Khách hàng mua bảo hiểm trực tuyến, chỉ cần gọi điện lên tổng đài khi muốn yêu cầu bồi hoàn.
“Gói bảo hiểm an toàn trên mạng không chỉ đền cho những vụ chiếm đoạt tài khoản, làm mất dữ liệu, mà còn phủ cả những trường hợp bị bắt nạt trên mạng”, ông Trí giải thích với ICTnews.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đang phát triển ước tính đạt 29.565 tỷ đồng (1,3 tỷ USD) vào tháng 6/2021, tăng 9,21% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Đăng
Thúc đẩy hoạt động bảo hiểm rủi ro cho chuyển đổi số, an toàn an ninh mạng và giao dịch trên không gian mạng là một trong những giải pháp sẽ được Bộ Tài chính tập trung thời gian tới để thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
" alt=""/>Ứng dụng AI trong bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại tại Việt Nam