Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, thành phố có rất nhiều các cơ sở giáo dục ngoài công lập, hoạt động đa dạng, phức tạp. Gần đây, công tác quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập xuất hiện một số hiện tượng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người học, người lao động và an ninh, trật tự tại địa phương.Nguyên nhân là do sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập đẩy mạnh hoạt động nhằm khắc phục hậu quả do dịch bệnh, nhưng chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định, hoạt động không phép, không tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý và chuyên môn.
Các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hoặc dạy các chương trình quốc tế (được cho phép thí điểm trước đây) chậm chuyển đổi sang hoạt động theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục…
Về vấn đề này Sở GD-ĐT đã chủ động rà soát và thực hiện các giải pháp, ban hành công văn về đăng ký hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Sở cũng đã ban hành công văn thông báo hết hiệu lực giấy phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các văn bản trên có tính chất chủ động rà soát, nhắc nhở các đơn vị hoàn thành các thủ tục cấp phép hoạt động theo đúng quy định hiện hành.
 |
Phụ huynh trường quốc tế đòi đối thoại về học phí |
Sở GD-ĐT nhấn mạnh, trong thời gian qua, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lí do các nguyên nhân như:
Một số cơ sở được phép thành lập cuối năm 2019 và đầu 2020, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đầu tư cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục để thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục bị chậm trễ. Có trường hợp phải ngưng hoạt động, giải thể nhưng cũng chưa làm thủ tục giải thể theo quy định.
Một số trung tâm có phép hoạt động nhưng đã hết thời hạn, một số đang thực hiện quy định mới, chuyển đổi từ hình thức hoạt động chi nhánh sang hình thức đăng ký thành lập và hoạt động giáo dục theo quy định nhưng chưa kịp hoàn thành.
Trước đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có một khoảng thời gian phải ngưng nhận hồ sơ cấp phép và việc tổ chức thực hiện của các trung tâm các cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa hoàn chỉnh, còn chậm.
Sở GD-ĐT nhắc nhở và gia hạn thời gian để các cơ sở hoàn thiện. Đồng thời đã có báo cáo tình hình và tham mưu UBND thành phố ban hành công văn tăng cường quản lí các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn nhằm nhắc nhở các quận, huyện về công tác phối hợp quản lí theo địa bàn, tuyệt đối không để các đơn vị hoạt động không phép; tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người học; xử lí nghiêm các vi phạm.
Căn cứ chỉ đạo của Thường trực UBND thành phố, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí nghiêm các đơn vị hoạt động không đúng quy định; tiếp tục rà soát, cập nhật thông tin về các đơn vị được cấp phép trên cổng thông tin điện tử để người dân và xã hội giám sát.
Minh Anh

TP.HCM: Dừng chương trình nước ngoài ở 4 trường quốc tế theo lộ trình
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ không dừng đột ngột chương trình nước ngoài ở 4 trường THCS-THPT Quốc tế APU, TH-THCS-THPT Quốc tế Sài Gòn Pearl, TH-THCS-THPT Quốc tế Canada, TH-THCS-THPT Quốc tế Mỹ.
" alt=""/>Vì sao nhiều cơ sở giáo dục tư thục hoạt động không phép ở TP. HCM?

 |
Phát hiện bệnh ở lứa tuổi đẹp nhất, tương lai của Khắc đang dần khép lại. |
Khắc là con trai đầu của vợ chồng chị, phát hiện bệnh từ tháng 4 năm ngoái, khi đang học lớp 10. Sau nhiều ngày bị đau bụng, đi đại tiện phân nhỏ, chị Ngân đưa con đi khám ở địa phương nhưng không ra bệnh. Uống thuốc khoảng 1 tuần vẫn không khỏi, chị đưa con lên Cần Thơ để thăm khám. Chị không nghĩ rằng bác sĩ lập tức yêu cầu chuyển tuyến lên thành phố.
Ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, sau khi làm xét nghiệm, các bác sĩ nói con bị ung thư lan tràn ổ bụng, không thể mổ mà điều trị theo phương pháp hóa trị. “Mỗi lần truyền thuốc, cơ thể con nóng đến lở loét, ăn uống không được, cứ nôn ói suốt. Thời gian đầu, tóc còn rụng từng mảng, con bị khủng hoảng tinh thần, mất ngủ triền miên. Nhưng riết rồi cũng phải quen thôi”, chị Ngân đau đớn nói.
 |
Hai mẹ con Khắc thời điểm nhập viện điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. |
Ở Khoa bệnh người lớn, chị Ngân ít được vào gặp bác sĩ cùng con. Tình trạng bệnh như thế nào, Khắc đều nắm rõ. 16 tuổi, con phải tự đối mặt với tương lai mù mịt, tối đen. Nhưng cậu bé vốn kín kẽ, chẳng chịu tâm sự, cũng chẳng than vãn với mẹ nửa lời. Suốt quãng thời gian vô 14 toa hóa chất kéo dài hơn 1 năm, chị Ngân chỉ có thể kiên trì chăm sóc cho con trai.
Đáng tiếc, ở toa thuốc cuối cùng của đợt điều trị, Khắc không đáp ứng thuốc, khối u phát triển khắp ổ bụng khiến con không thể tiểu tiện, đại tiện cũng khó khăn. Lúc này, bác sĩ nói với chị, chỉ còn cách chuyển qua phác đồ điều trị bằng thuốc sinh học, chi phí tốn kém, nhưng nếu không thì đành đưa con về. Người mẹ chết điếng, không kịp suy nghĩ đã vội vàng cầu xin bác sĩ “còn nước còn tát”, hãy cứu lấy con trai chị.
“Sinh con và nuôi con đến tận bây giờ, nhìn con khao khát sống từng ngày, tôi làm sao có thể buông tay con được, chỉ biết cố gắng bằng mọi giá thôi”, người mẹ nghèo nghẹn giọng.
May mắn, dù mới trải qua 1 đợt thuốc sinh học nhưng nhờ đáp ứng thuốc, khối u đã teo bớt, Khắc đã có thể đi tiểu bình thường. Trong lòng hai mẹ con nhen nhóm hi vọng. Thế nhưng niềm vui chỉ thoáng chốc, chị Ngân lại bắt đầu lo đến khoản chi phí để có thể duy trì cho con những đợt thuốc trong thời gian tới, mỗi tháng hơn 10 triệu đồng.
Gia đình chị sinh sống ở vùng quê nghèo tỉnh Bạc Liêu, toàn bộ tài sản chỉ có cái nền nhà nho nhỏ và 1 công đất trồng lúa. Năm nào cũng chẳng đủ gạo ăn. Chồng chị đi phụ hồ, trước đây làm cật lực cả tháng cũng chỉ được khoảng 6 triệu đồng, thời gian này dịch bệnh nên ngày làm ngày nghỉ, chẳng dành dụm được đồng nào.
 |
Chị Ngân động viên con ráng ăn uống để có sức chống chọi bệnh tật. |
Năm ngoái, khi Khắc phát hiện bệnh, vì nghèo quá, con gái út đang học lớp 9 cũng phải nghỉ ở nhà, về sau đi học may gia công. Hai bên nội ngoại ai cũng khó khăn, chỉ phụ giúp được thời điểm ban đầu. Để có tiền đưa con đi khám và điều trị đến nay, vợ chồng chị đã vay mượn hơn 50 triệu đồng, số tiền mà trong cuộc đời họ chưa bao giờ được cầm trong tay.
Ở thành phố, mẹ con chị may mắn được một nhà hảo tâm cho nương nhờ ăn ở mới có thể trụ lại được. Nhưng trong thời điểm dịch bệnh này, chị đã gọi điện cầu cứu khắp nơi mà chẳng có ai đủ khả năng giúp đỡ số tiền 10 triệu đồng viện phí. Đêm nào chị cũng trằn trọc, dậy ngắm con trai đang nằm bên cạnh, ước mong thời gian trôi khẽ.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Phan Thị Ngân; Địa chỉ: ấp Bình Dân, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; Điện thoại: 0879176694 hoặc 0824808188.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.210 (Trần Văn Khắc)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436" alt=""/>Sài Gòn mùa dịch: Mẹ nghèo tuyệt vọng xin giúp 10 triệu đồng cứu con ung thư