Ông là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa môn Toán, từng phụ trách công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi Toán của Bộ GD-ĐT và là người gắn bó với các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế (IMO) từ những ngày đầu.
![]() |
Thầy Lê Hải Châu và thầy Phan Đức Chính với đội tuyển Việt Nam tham dự IMO 1974 |
GS Ngô Việt Trungcho biết ông gặp nhà giáo Lê Hải Châu lần đầu khi Viện Toán được phân công chấm bài các cuộc thi quốc gia những năm 1979-1982 để chọn đội tuyển thi Toán quốc tế.
Tuy nhiên, GS Ngô Việt Trung đã biết đến nhà giáo Lê Hải Châu từ khi ông mới là cậu học trò lớp 2, lớp 3 qua cuốn sách “Toán học vui”.
“Khi nhỏ tôi ở với ông bác ở thị xã Phủ Lý, Hà Nam. Thời đó sách rất hiếm. Bác tôi vốn là một giáo viên tiểu học nên quan tâm tìm sách về cho con cháu đọc.
Khi tôi học lớp 2 hay lớp 3 gì đó, tôi được đọc cuốn "Toán học vui" của Lê Hải Châu. Tôi rất thích cuốn này vì có thể đem các bài toán trong đó đi loè các bạn cùng lớp kiểu mày tự nghĩ ra một con số, làm vài con tính rồi cho biết kết quả là đoán được con số. Cuốn sách giải thích cặn kẽ nên tôi hiểu được, có thể theo đó nghĩ ra các bài toán tương tự. Sau đó tôi có thói quen đọc tất cả sách giáo khoa khi mới khai giảng cho đến khi nào hiểu thì thôi. Vì thế tôi học toán rất dễ dàng. Tôi giữ được cách học này khi lên học đại học, tự đọc là chính, đến lớp chỉ để biết mình phải học gì”.
Theo GS Ngô Việt Trung, cùng với việc là tác giả nhiều cuốn sách toán dành cho học sinh và với vai trò là người điều phối việc ra đề, chấm thi và huấn luyện đội tuyển thi Olympic Toán quốc tế một thời gian dài, nhà giáo Lê Hải Châu có vai trò lịch sử nhất định trong phát triển Toán học ở Việt Nam.
GS Trung cho biết khi ông còn nhỏ, sách tham khảo rất hiếm. Và nếu có, đó là những cuốn sách viết công phu, gợi mở lòng yêu Toán.
“Sách tham khảo bây giờ thường chủ yếu là luyện thi, luyện giải toán chứ không gợi mở được lòng yêu toán. Viết sách tham khảo mà truyền được cảm hứng rất khó, nhưng những cuốn sách của nhà giáo Lê Hải Châu cũng như một số cuốn khác như "Giải Toán như thế nào" và "Toán học và những suy luận có lý" của nhà toán học Hungary Polya do Hoàng Chúng, Lê Đình Phi và Nguyễn Hữu Chương dịch… đã làm được điều đó. Đọc các cuốn sách này tôi mới ngộ ra là Toán học rất đẹp và kỳ lạ, có thể nhìn một bài toán bằng nhiều cách hoàn toàn khác nhau. Từ đó trở đi, mỗi khi giải các bài toán tôi luôn cố gắng tìm cách giải đẹp nhất. Cái đó rất hữu ích khi làm nghiên cứu vì chỉ khi mình phát hiện ra bản chất vấn đề thì mới có lời giải đẹp. Trong Toán học thì nêu ra được bản chất vấn đề quan trọng hơn là giải được bài toán”.
Còn TS Lê Bá Khánh Trình- người từng được NGND Lê Hải Châu dẫn đi thi Olympic Toán Quốc tế IMO 1979 ở Anh, đoạt giải Nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo, nhớ lại NGND Lê Hải Châu là người thầy mẫu mực.
Trong ký ức của TS Lê Bá Khánh Trình, NGND Lê Hải Châu có rất nhiều điều đáng để mọi người học hỏi. Đầu tiên ông là người nghiêm chỉnh trong công việc, tất cả mọi chuyện liên quan đến công việc đều được ông sắp xếp chu đáo, tỉ mỉ, chỉn chu.
Thứ hai, NGND Lê Hải Châu cũng có khả năng ngoại giao rất tốt. “Năm đó mẹ tôi từ Huế ra Hà Nội để gặp thầy Châu. Sau cuộc gặp mẹ tôi khen thầy Châu là người lịch thiệp, giao tiếp vui vẻ. Thầy Châu luôn động viên học trò. Khi chúng tôi làm bài xong ông luôn động viên, hỏi han. Những lời nói của ông đi vào lòng người. Sau này khi dẫn học sinh đi thi tôi cũng học hỏi điều này từ thầy, luôn động viên học sinh của mình"- TS Khánh Trình kể.
TS Lê Bá Khánh Trình nhớ ông gặp NGND Lê Hải Châu ở vòng 2 thi chọn đội tuyển IMO năm 1979. Lúc này NGND Lê Hải Châu đạp xe đến đưa đề cho ông và các học sinh. Những đề thi của NGND Lê Hải Châu luôn được khai thác từ những đề thi trên thế giới và được bảo mật kỹ. Sau khi chọn được đội tuyển, TS Khánh Trình ra Hà Nội ôn thi và NGND Lê Hải Châu là người phụ trách. Không chỉ lo việc ôn luyện bồi đắp kiến thức cho học sinh, NGND Lê Hải Châu còn quan tâm đến chuyện ăn, ở của các thành viên trong đoàn.
Một kỷ niệm sâu sắc mà TS Khánh Trình ghi nhớ, đó là năm 1979 khi đó đoàn IMO của Việt Nam đi thi ở Anh. Các thành viên dự thi hơi xuề xoà, trên mặc áo vét nhưng dưới lại đi dép xăng - đan. NGND Lê Hải Châu đã phê bình. “Theo ông chúng tôi cần phải ăn mặc lịch sự, đây cũng là một trong những kỹ năng ngoại giao chứ không phải dễ dãi, xuề xoà”- TS Khánh Trình kể.
TS Lê Bá Khánh Trình nhìn nhận, NGND Lê Hải Châu có sức hút rất lớn với học trò. Đó là lúc cần nghiêm khắc thì nghiêm khắc, khi nhẹ nhàng thì nhẹ nhàng, gần gũi. Sau này khi TS Lê Bá Khánh Trình công tác ở miền Nam, hai thầy trò ít có cơ hội gặp nhau, nhưng mỗi khi có cơ hội gặp lại cả hai thầy trò đều ôm nhau, trò chuyện rất vui vẻ, nhắc lại những kỷ niệm ngày trước.
Phương Chi - Lê Huyền
"Bởi tự rất xa nhìn cái gần mới thật" - Từ bờ Tây của Đại Tây Dương, GS Phan Đình Diệu đã "bao lần gọi tên đất nước" và canh cánh bên lòng câu hỏi "Liệu sẽ là chiều dài nào cho đất nước?".
" alt=""/>NGND Lê Hải Châu trong kí ức GS Ngô Việt Trung và TS Lê Bá Khánh TrìnhChị Hòa thừa nhận, có thời điểm, chị cảm thấy rất khổ sở khi không thể truyền đạt ý kiến với cấp trên do vốn tiếng Anh ít ỏi.
Nhưng rồi, sau khi đọc được một bài viết trên mạng xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của chị về việc học tiếng Anh.
“Tôi vỡ ra rằng từ trước đến giờ bản thân đã học tiếng Anh sai cách. Cuối cùng, tôi quyết định đập bỏ hết đi để xây lại từ đầu”.
Việc đầu tiên chị quyết định “đập bỏ” là tư duy về cách học. Chị cho rằng, chính suy nghĩ “học tiếng Anh phải có lộ trình” đã khiến chị tự bó hẹp việc học tiếng Anh chỉ ở trong sách vở, giáo trình nhất định. Điều đó cũng khiến chị cảm thấy vô cùng áp lực và căng thẳng do sự kỳ vọng về kết quả sau mỗi lộ trình. “Nếu không đạt được kết quả như đã đề ra, tôi lại tự kỷ ám thị rằng: “Mình không có khả năng học tiếng Anh”. Chính suy nghĩ ấy đã khiến tôi không còn động lực để cố gắng và dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi”, chị Hòa nói.
Ngoài ra, chị cũng đã “đập bỏ” tư duy “muốn học tiếng Anh thì phải đến trung tâm, theo các khoá học”. Theo chị, điều này sai ở chỗ, tiếng Anh vốn là một thứ ngôn ngữ, mục đích là để con người giao tiếp với nhau. Do đó, tiếng Anh có ở mọi thứ xung quanh trong cuộc sống và rất gần gũi. Học tiếng Anh phải là sự chủ động tích cóp cần mẫn mỗi ngày, từ mọi thứ ở mọi nơi và trong mọi lúc. Khi đổi góc nhìn và hiểu được như vậy, người học sẽ thấy tiếng Anh không phải là điều gì đó xa vời.
Một suy nghĩ khác chị Hòa đã đập bỏ là “học tiếng Anh phải tập trung vào ngữ pháp”. “Phải đến 34 tuổi, tôi mới cảm thấy tiếng Anh không hề khó như những gì chúng ta từng học trên trường, bởi lẽ trước đây, thầy cô luôn dạy bắt đầu từ ngữ pháp. Nhưng tôi nhận ra rằng, việc nghe và đọc thật nhiều để trang bị cho bản thân một kho từ vựng phong phú mới khiến mình có thể tự tin giao tiếp”.
Bên cạnh đó, một sai lầm khác theo chị Hòa, không chỉ riêng chị mà rất nhiều người gặp phải chính là việc chỉ học từ vựng đơn lẻ. Vì thế, mỗi khi muốn nói, bản thân chị thường rất sợ vì không biết lắp các từ này vào vị trí như thế nào trong câu; dẫn đến để nói được một câu hoàn chỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian suy nghĩ, thậm chí vẫn không đạt hiệu quả truyền tải thông tin.
Chị Hòa đã rút ra kinh nghiệm, khi học từ vựng bắt buộc phải học theo cụm từ. Đến khi đã thuộc mẫu của cụm từ đó, người học có thể thay thế, biến tấu theo hoàn cảnh cần sử dụng, từ đó tạo ra rất nhiều câu khác nhau. Ví dụ từ cụm “a big apple”, có thể biến tấu thành “a small apple”hay “a big orange”.
Một suy nghĩ khác chị Hòa quyết định “đập bỏ” là việc học tiếng Anh phải tư duy theo kiểu Anh – Anh. “Lúc đầu, tôi luôn nghĩ rằng phải học kiểu như vậy mới dùng được tiếng Anh. Nhưng sau đó, tôi nhận thấy, điều đó có thể không sai, tuy nhiên khi áp dụng với năng lực tiếng Anh còn yếu của tôi thì không phù hợp.
Lý do vì lượng từ vựng mà tôi có được chưa đủ lớn để có thể tư duy được như vậy. Vì vậy, tôi đã chuyển sang cách học song ngữ Anh – Việt. Bằng cách học này, tôi có thể dễ dàng hiểu nghĩa và từ đó học thuộc dễ hơn, ghi nhớ lâu hơn cụm từ tiếng Anh. Sau một thời gian, tôi cảm thấy như “đây mới là chân lý dành cho mình vậy”.
Tôi cứ miệt mài rèn luyện bằng cách nhờ con gái đọc một câu tiếng Việt, mẹ sẽ ngay lập tức phải phản xạ dịch câu đó sang tiếng Anh tương ứng. Rồi lại tự mình nhìn tiếng Việt viết tiếng Anh, miệng đọc tay chép mỗi bài học tới mấy chục bản.
Tôi đã làm điều đó trong suốt 4 năm và cho đến cả thời điểm hiện tại vẫn tiếp tục học đều đặn mỗi ngày. Quả thực, đến bây giờ, tôi đã có thể chuyển ngữ rất nhanh mà không mất nhiều thời gian suy nghĩ. Tôi “vỡ” ra rằng, bản chất của việc học ngôn ngữ là học thuộc và sao chép; có thuộc mới trở thành “của mình” được”.
Chị Hoà cho rằng, chính những sự thay đổi tư duy đó và việc kiên trì luyện tập bền bỉ hàng ngày, dần dần đến hiện tại, bản thân chị đã trở nên tự tin hơn trong việc học và sử dụng tiếng Anh.
Thúy Nga
Đứng trước camera điện thoại, Hà Lâm Trúc (11 tuổi) tự tin diễn thuyết, thậm chí đọc rap những bài hát yêu thích và lồng tiếng cho những bộ phim nổi tiếng bằng tiếng Anh.
" alt=""/>Bà mẹ 8X từng kém tiếng Anh, quyết ‘đập hết xây lại từ đầu’Ngày 5/7, sự kiện kick-off mô hình dịch vụ - vui chơi - giải trí F-Zone (Vinhomes Smart City) được chủ đầu tư Vinhomes tổ chức tại Hà Nội. Có mặt tại sự kiện, hơn 600 chuyên viên kinh doanh đến từ 19 đại lý và khối tự doanh Vinhomes thể hiện sự quyết tâm với mục tiêu trước mắt là 70% sản phẩm chỉ trong tháng 7.
Chính thức ra mắt đồng thời mở bán, F-Zone được giới thiệu với tiềm năng kinh doanh sinh lời vượt trội. “Bảo chứng” đầu tiên chính là vị trí tâm điểm sôi động, đẹp nhất tại đại đô thị Vinhomes Smart City. Nơi đây sở hữu 2 góc mặt tiền, kế cận 2 phân khu hiện hữu đã đi vào bàn giao là S3 và Imperia Smart City. Nhờ vị trí này, dự án sẽ thừa hưởng nguồn khách hàng khổng lồ với gần 73.000 cư dân Vinhomes Smart City, đón gần 30.000 cư dân tại các phân khu lân cận.
“Ưu điểm lớn nhất của F-Zone là nằm kề bên các tổ hợp chung cư đã hiện hữu, cư dân không phải đi quá xa mua sắm. Mô hình được quy hoạch đầy đủ các ngành hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu của cư dân Vinhomes Smart City và các vùng lân cận”, bà Vũ Hà Thu - Phó Tổng Giám đốc Newstarland, đơn vị đối tác phân phối sản phẩm của Vinhomes nhận xét.
Tiềm năng kinh doanh sinh lời của F-Zone còn đến từ tính độc đáo của sản phẩm, khi tổ hợp được phát triển theo mô hình cung cấp dịch vụ - vui chơi - giải trí theo xu hướng thế giới: all-in-one, one stop place… Điều này sẽ giải quyết được nhiều nhu cầu trong cùng một điểm đến. Nơi đây sở hữu 10 tầng với sức chứa hơn hàng nghìn xe cùng trạm chờ Vinbus ngay mặt tiền. F-Zone cũng được thiết kế đa dạng ngành hàng cùng dịch vụ hấp dẫn, trong đó có: trung tâm giáo dục, game station, spa, salon, siêu thị tiện ích… Trong tương lai, cư dân, du khách, người dân ngay khi vừa đỗ xe, đã có thể hòa vào không gian vui chơi giải trí chỉ sau vài bước chân.
Sự đa dạng trong quy hoạch ngành hàng là một điểm cộng thu hút nhà đầu tư, hứa hẹn tiềm năng sinh lời, khi các thương hiệu có thể tương hỗ thúc đẩy doanh số. Các nhà đầu tư có thể vận hành nhiều mô hình kinh doanh, phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng.
Vinhomes đã phân loại các ngành hàng phù hợp để kinh doanh: quán café, nhà hàng, quán café trẻ em, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp, trung tâm dancesport - đàn - hoạ - nhạc, trung tâm Tiếng Anh, Kids Zone, ngân hàng, mô hình Golf 3D… Điều này vừa làm đa dạng hệ thống tiện ích đẳng cấp tại Vinhomes Smart City, vừa phục vụ mọi nhu cầu sống. Những công ty dịch vụ hay ngân hàng cũng có thể đặt các quầy tại F-Zone nhằm tiếp cận lưu lượng khách hàng khổng lồ đến từ cư dân hiện hữu và du khách vãng lai.
F-Zone dự báo sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bất động sản khu Tây Hà Nội. Nhất là khi quỹ sản phẩm không nhiều. Tổ hợp này chỉ có 174 cửa hàng, trong đó 48 cửa hàng mặt tiền 2 tầng, còn lại cửa hàng 1 tầng bên trong lõi. Đây là chủ ý của chủ đầu tư, nhằm thiết kế một không gian vui chơi - giải trí đủ sức đáp ứng ứng nhu cầu của hàng ngàn cư dân và du khách; đồng thời thỏa mãn không gian thiết kế riêng cho các ngành hàng, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.
Chỉ sau 5 năm ra mắt, đại đô thị Vinhomes Smart City đã mang tầm vóc của một siêu đô thị thông minh tại Thủ đô Hà Nội với cộng đồng cư dân đa quốc tịch lên tới gần 73.000 người. Sự góp mặt của F-Zone sẽ không chỉ làm tăng thêm sức sống cho “thành phố quốc tế”, mà còn góp phần hình thành nên một điểm vui chơi giải trí mới kéo du khách, giới đầu tư đổ về phía tây Hà Nội. Với uy tín của chủ đầu tư Vinhomes, F-Zone dự báo sẽ tạo nên những thành tích mới trên thị trường ngay trong tháng 7 này.
Phương Cúc
" alt=""/>Mô hình dịch vụ vui chơi giải trí F