Gãy đốt sống cổ
Bệnh nhân Cao Thành Quý (1983 ở ấp Tân Tiến, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) bị tai nạn lao động khiến anh phải nhập viện.
Theo người nhà kể, trong một lần anh đốn củi bán thì bị cành cây rơi trúng đầu cổ. Anh bị chấn thương, đau vùng đầu cổ và không thể đi lại được. Khi anh Quý được chuyển từ bệnh viện địa phương đến BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Vụ tai nạn khiến anh bị gãy xương cổ vỡ đốt C1 và trượt đốt C2, C3.
![]() |
Bệnh nhân Cao Thanh Quý đang được bác sĩ Phan Quang Sơn thăm khám. |
Theo bác sĩ điều trị , anh Cao Thành Quý đã có chỉ định phẫu thuật bắt nẹp vít để cố định xương. Dù bác sĩ báo với gia đình chi phí ca phẫu thuật khoảng hơn 50 triệu đồng nhưng gia đến nay mới chỉ đóng được 6,5 triệu đồng tạm ứng viện phí. Số tiền còn lại dù đã hỏi vay một vài nơi nhưng chưa có.
Cần 50 triệu để phẫu thuật
Anh Cao Thành Quý là trụ cột trong gia đình gồm 6 người. Hai vợ chồng anh Quý nuôi cha mẹ già và hai con nhỏ. Anh Quý làm nghề cạo mủ cao su mỗi tháng được 1,5 triệu đồng. Do công việc cạo mủ cao su ít, thu nhập thấp nên anh làm thêm nghề cưa cây làm củi. Tai nạn bất ngờ khiến gia đình anh càng thêm túng quẫn.
Vợ anh làm công nhân mỗi tháng hơn 4 triệu đồng. Nếu như với khoản thu nhập của hai vợ chồng để nuôi 6 miệng ăn thì chỉ đủ duy trì cuộc sống. Dù sống ở vùng nông thôn nhưng gia đình lại không có đất canh tác.
Khi anh bị bệnh số tiền đóng tạm ứng viện phí đều phải vay mượn của bà con quanh xóm. Số tiền 50 triệu để chuẩn bị cho ca mổ sắp tới gia đình anh không biết kiếm đâu ra.
Chia sẻ với chúng tôi chị Trịnh Thị Hồng vợ anh Cao Thành Quý nói: “Hoàn cảnh chúng em khó khăn lắm, hai vợ chồng làm cả tháng mới đủ chi phí sinh hoạt. Làm công ăn lương thì cuối tháng mới được lĩnh tiền. Bất ngờ chồng bị tai nạn phải vay mượn chứ nhà không có tiền.
Gia đình anh em bên chồng cũng đông nhưng ai cũng đều làm thuê làm mướn. Lúc chúng em gặp nạn mỗi người cũng gom góp cho một vài triệu để phụ việc vặt. Bác sĩ thông báo ca mổ của chồng em cần tới 50 triệu đồng. Số tiền này là cả một gia tài đối với nhà em. Ở vùng quê mượn tiền một vài triệu thì có chứ 50 triệu đồng là cả một vấn đề. Bác sĩ nói nếu không mổ thì nguy cơ bị liệt có thể xảy ra. Giờ em biết làm thế nào để có tiền mổ cho chồng để anh ấy khỏi bệnh còn nuôi con”.
Hy vọng rằng, sự chia sẻ của bạn đọc có thể giúp anh Cao Thành Quý được phẫu thuật kịp thời để không phải sống phụ thuộc người khác.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy để được hướng dẫn đóng tạm ứng viện phí. Hoặc chị Trịnh Thị Hồng (ấp Tân Tiến, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, Bình Dương) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ anh Cao Thành Quý Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Mã số 2016.171 Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 102010002381523 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11, Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2012, ông được những người thân thiết đặt cho biệt danh “ông già kỹ sư nông học”. Hai vợ chồng ông hiện đang ngụ tại căn chung cư trên đường số 6, quận Bình Tân, TPHCM.
12 năm miệt mài chinh phục tấm bằng đại học
![]() |
Ông Lê Văn Xê với tấm giấy báo nhập học lớp cao học chuyên ngành Khoa học cây trồng. |
Ngày trẻ, ông Xê từng thi đỗ tú tài, rồi trở thành thầy giáo làng. Nhưng ước nguyện được ngồi trên giảng đường đại học khiến ông gác bảng đen, phấn trắng. Ông Xê thi đậu vào Trường Quốc gia Hành chánh năm 1973. Đến năm 1975, đất nước thống nhất, trường ngưng hoạt động, ông Xê dang dở việc học, buộc phải về quê làm ruộng.
Đến năm 2000, gia đình ông Xê mở một cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp tại địa phương.
“Lúc ấy, để có thể bán vật tư nông nghiệp, chủ cửa phải có trình độ từ trung cấp trồng trọt và bảo vệ thực vật trở lên. Nên dù đã 56 tuổi, tôi vẫn quyết định theo học lớp trung cấp tại Trường dạy nghề Nông nghiệp Nam Bộ tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong 3 năm”, ông chia sẻ.
![]() |
Lớp học là niềm vui của cụ ông 75 tuổi (Ảnh: NVCC). |
Khi đã có đủ bằng cấp, trình độ để được “hành nghề”, ông Xê bỗng nhớ đến ước nguyện thời còn trẻ, nhớ đến ngày tháng ngồi giảng đường, mong có được một tấm bằng đại học. Đến năm 2007, khi hay tin Trường Cao đẳng Nông nghiệp Bắc Giang liên kết với trường dạy nghề Nông nghiệp Nam bộ mở lớp cao đẳng, ông Xê lập tức ghi danh, 2 năm sau tiếp tục học lên đại học. Đến đó, ông đã thỏa chí nguyện ban đầu.
Tuy nhiên, càng khai mở tri thức, đam mê của ông Xê với những cây thảo dược, cây hoa, cây rau càng lớn. Khiến ông “mủi” lòng khi được gợi ý thi lên cao học. 6 năm trước, ông Lê Văn Xê thi cao học lần đầu tiên tại Trường Đại học Nông – Lâm TPHCM, nhưng không đậu.
Ở tuổi 69, đang tiến đến cái tuổi “gần đất xa trời”, ông Xê chợt nản lòng. Ông thấy trí nhớ của mình không thể bì kịp những người trẻ, vì vậy, bỏ ý định thi tiếp vào năm sau.
“Học tập không ngừng để làm gương cho các cháu”
Sang tuổi 70, sức khỏe ông Xê ngày càng suy giảm, ông trở nên mẫn cảm với thời tiết, rất dễ bị cảm cúm. Có thời gian, ông phải tạm gác tất cả công việc để nghỉ ngơi.
Nhưng dường như con đường học cứ “quấn lấy chân” ông. Năm 2017, sau khi sức khỏe ổn định hơn, ông Xê chuyển sang học về Đông y, để có thể chữa những bệnh đơn giản cho mình và người thân. Cũng trong thời gian ấy, ông lại tiếp tục có điều kiện nghiên cứu các loại thảo dược. Ông tìm hiểu và tổng hợp ra cuốn sách “117 cây thuốc và 10 bài thuốc căn bản của Bộ Y tế”, có đầy đủ tên tiếng Việt, dược tính, có thể chữa trị những bệnh gì. Thậm chí, ông còn mày mò, tìm tên khoa học của từng loại, nhưng vì chưa biết dùng mạng internet, nên ông phải mất thời gian khá lâu.
Một ngày cuối tháng 8 cách đây 6 năm, VietNamNet từng có dịp trò chuyện cùng ông Xê đúng vào hôm ông đi thi cao học. Đến nay, ông đã chinh phục được giảng đường. Năm ngoái, ông Lê Văn Xê đăng ký dự thi lớp cao học lần thứ 2, ngành Khoa học cây trồng do Đại học Nông – Lâm Bắc Giang và Trường Nông nghiệp Nam Bộ tổ chức. Ông đã đậu và trở thành học viên lớn tuổi nhất lớp.
![]() |
Ông Xê trong chuyến đi thực tế (Ảnh: NVCC). |
“Mục tiêu của tôi khi học lên cao học là để nghiên cứu sâu hơn cách tăng năng suất cây trồng, lai tạo ra những giống cây mới. Tôi phải nghiên cứu nhiều lắm, với mục tiêu trước hết là phục vụ tốt cho gia đình mình, rồi tương lai sẽ phục vụ cho xã hội”.
Nói xong, ông Xê tỉ mỉ chia sẻ về những tài liệu đang dày công nghiên cứu: “Sách này hướng dẫn cách sử dụng điều hòa sinh trưởng. 1 là làm nó phát triển hơn, 2 là làm nó sinh trưởng bình thường, 3 là khiến nó hư hại”; “Đây là chất diệt cỏ”; “Chất này làm tăng trưởng ở cây bắp”…
Ông tự nhận, đối với tuổi tác của ông lúc này, trí nhớ giảm suốt, việc học tập sẽ gặp khó khăn hơn những học viên khác. Nhưng khi đã theo lớp học, ông sẽ luôn cố gắng. May mắn là ông được các “bạn học” yêu quý, giúp đỡ tận tình.
Trong lớp học, dù các thầy giáo có gọi ông Xê là “bác”, là “anh”, thì ông vẫn một lòng tôn sư trọng đạo. Ông kể, có lần ông bị ốm, ông nhất quyết bắt vợ xuống tận trường để xin phép nghỉ cho mình.
Từ ngày chuyển nhà từ Long An về Sài Gòn, con đường đến trường của ông càng dài ra. Cứ hễ hôm sau có tiết học, ông lại tạm biệt vợ để bắt xe đò (xe khách) xuống Tiền Giang từ hôm trước. Buổi tối, ông được một “bạn học” trẻ tốt bụng đưa về ở nhờ.
![]() |
Dù trí nhớ đã giảm, tay chân cũng chậm hơn, nhưng ông Lê Văn Xê vẫn ngày ngày truy tìm tri thức. |
Ông Xê tâm sự, ông muốn làm tấm gương về sự hiếu học để cho những đứa cháu của mình noi theo. Chưa nói đến đâu xa, người đầu tiên chịu ảnh hưởng từ sự kiên trì với con chữ của ông chính là cô con gái út Lê Nguyễn Quyên Quyên. Quyên Quyên (sinh năm 1978), đến nay, chị đang sở hữu 3 tấm bằng đại học với các chuyên ngành tiếng Trung, Luật Ngân hàng và Chuyên ngành Ngân hàng. Những người con khác của ông cũng đều tốt nghiệp đại học, công việc ổn định.
Một ngày sau cuộc trò chuyện đầu tiên, tôi nhận được tin nhắn của ông Xê: “Cháu ơi, ông Ba (Tên thân mật của ông Xê) có việc cần liên lạc gấp”. Hóa ra, điều ông vẫn luôn trăn trở mãi, đó là vẫn chưa biết sử dụng máy vi tính, và việc gấp cần liên lạc là để tìm người chỉ cho ông.
Một cụ ông 75 tuổi, mái tóc đã nhuộm màu thời gian, tay chân cũng đã chậm chạp, đi lại không còn dễ dàng như những người trẻ, nhưng vẫn cố gắng vượt quãng đường 75km để đến trường, vẫn ngày ngày mày mò, tìm kiếm tài liệu, phương thức để tiếp cận với tri thức.
Khánh Hòa
Sau 4 năm, từ ngày gặp được thầy giáo Nguyễn Văn Cương - Hiệu trưởng trường tiểu học Sơn Ba cuộc sống của K’rể đã có nhiều đổi khác.
" alt=""/>Cụ ông 75 tuổi đã chinh phục giảng đường cao học