Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Villarreal, 0h00 ngày 24/4: Tàu ngầm vàng thắng tiến
Con cháu của các hoàng tộc trên khắp thế giới có cuộc sống rất khác nhau. Một số hậu duệ vẫn sống trong những cung điện nguy nga, được hưởng của cải mà tổ tiên là những vị vua chúa để lại.Tuy nhiên, cũng có những hậu duệ hoàng gia bị cuốn vào hiện thực khó khăn. Họ chật vật mưu sinh bằng các công việc từ lái taxi cho đến dọn dẹp chung cư.
Nhiều người lo ngại “gánh nặng” của danh phận, tước hiệu, song cũng có những dòng tộc đã hoàn toàn bị lãng quên sau nhiều thế kỷ.
Cho thuê cung điện
Maharaja Padmanabh Singh (sinh năm 1998) là hậu duệ thứ 303 của hoàng tộc ở thành phố Jaipur (Ấn Độ).
Hiện tại Ấn Độ không công nhận tước hiệu hoàng gia, nhưng hoàng tộc cũ ở đất nước này vẫn được người dân tôn kính. Dù không nắm thực quyền, Padmanabh Singh vẫn thường được dân chúng gọi là "vua".
TheoBusiness Insider, Padmanabh Singh có thể nắm giữ đến hàng trăm triệu USD. Gia tộc Jaipur được biết đến với khối tài sản khổng lồ, ước tính từ 696,7 triệu USD đến 2,8 tỷ USD.
 |
Maharaja Padmanabh Singh cho thuê cung điện City Palace từ năm 2019. Ảnh: Instagram NV. |
Năm 2019, Padmanabh Singh đã quyết định cho thuê một căn phòng trong cung điện City Palace của gia đình trên Airbnb với giá gần 8.000 USD/đêm.
City Palace (Jaipur, Ấn Độ) là cung điện hoàng gia được xây dựng vào năm 1727 bởi Jai Singh II, người đứng đầu hoàng gia tại thành phố Jaipur, Rajasthan (Ấn Độ).
Trước đây, cung điện này chỉ đón tiếp hoàng gia và các vị khách đặc biệt như cố Công nương Diana, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, MC Oprah Winfrey…
"Tôi hân hạnh khi gia đình mình đang hợp tác với Airbnb để giới thiệu sự tráng lệ của Rajasthan tới du khách. Tôi hy vọng có thể chia sẻ lòng hiếu khách của người dân Ấn Độ tới mọi người", Padmanabh Singh nói.
Padmanabh Singh còn được biết đến với vai trò người mẫu từ năm 2018. Anh từng xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí thời trang danh tiếng và là hậu duệ hoàng gia đầu tiên góp mặt trong buổi trình diễn của Dolce & Gabbana tại Milan năm 2018.
Lái taxi, dọn dẹp chung cư
Tengku Indra (67 tuổi) là một trong số những người Singapore còn mang tên chứa kính ngữ Tengku, nghĩa là hoàng tử hoặc công chúa trong tiếng Malaysia.
Anh là hậu duệ của vị vua từ thế kỷ 19 - Sultan Hussein Shah - người đã nhường quyền kiểm soát đảo quốc sư tử cho người Anh.
 |
Hậu duệ hoàng gia Singapore đang cầu nguyện bên cạnh bia mộ của tổ tiên. Ảnh: Reuters. |
Ngày nay, không nhiều người còn biết đến sự tồn tại của dòng dõi Sultan. Cho đến đầu thế kỷ này, một số hậu duệ vẫn sống trong cung điện do tổ tiên để lại. Tuy nhiên không lâu sau đó, họ đã dọn đi khi chính phủ Singapore biến cung điện thành viện bảo tàng.
“Không quan trọng bạn có phải là con cháu hoàng tộc hay không, mà là bạn phải sống cuộc sống của mình, dựa vào tài năng và đức độ thay vì hưởng một danh xưng do tổ tiên để lại", Indra nói.
Tengku Faizal (43 tuổi) cho biết sau khi rời khỏi cung điện vào năm 1999, ông đã nhận công việc dọn dẹp ở một chung cư và bị trêu chọc là "hoàng tử xử lý rác".
Hiện tại, ông làm công việc lái taxi và phải vật lộn để kiếm sống, dù đã được hỗ trợ tài chính để trang trải chi phí chăm sóc con gái. Để giúp đỡ, vợ ông đã nhận một công việc bán thời gian trong một cửa hàng McDonald's.
"Chúng tôi không thông minh, cũng chẳng giàu có. Chúng tôi chỉ có tước hiệu thôi", Faizal cho biết.
Kinh doanh, đầu tư công nghệ
Andrew Lee, vốn là một cư dân bang Indiana, Mỹ. Năm 2013, cuộc sống của Lee bỗng thay đổi hoàn toàn khi anh phát hiện mình có quan hệ họ hàng với Yi Seok, một hậu duệ hoàng gia của triều đại Joseon - chế độ quân chủ cuối cùng cai trị bán đảo Triều Tiên trong suốt hơn 5 thế kỷ từ năm 1392 đến năm 1897.
Trước khi được sắc phong thái tử vào năm 2018, Lee đã có cuộc sống giàu sang nhờ thành công trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ và đầu tư.
Tài sản ròng của Lee không được tiết lộ, nhưng vào cuối năm 2019, một công ty an ninh mạng của Israel đã mua lại công ty của anh, Private Internet Access, với giá 95,5 triệu USD.
 |
Cuộc đời của Thái tử Hàn Quốc Andrew Lee được ví như một bộ phim truyền hình. Ảnh: London Trust Media. |
Theo Sputnik Newsvào năm 2018, Lee dự định mở một trường dạy lập trình miễn phí cho người Hàn và khởi động quỹ khởi nghiệp trị giá 100 triệu USD.
Lee cũng cho biết anh sẽ đóng góp 10 triệu USD cho quỹ và hy vọng tìm được “những nhà đầu tư có cùng chí hướng”, những người sẽ góp vốn để nâng số tiền trong quỹ lên 100 triệu USD.
Cuối năm 2020, Los Angeles Timesđưa tin thái tử Hàn Quốc đã chi 12,6 triệu USD cho một khu đất rộng hơn 8 ha tại Thung lũng Hidden, thành phố Thousand Oaks, bang California, Mỹ.
Trung tâm của khu đất là một biệt thự kiểu Pháp rộng khoảng 1.300 m2, gồm 7 phòng ngủ, 13 phòng tắm. Không gian sống không khác gì cung điện khi được trang hoàng bằng đồ nội thất đặt làm riêng, đèn chùm và rèm cửa sang trọng.
Theo Zing

5 công chúa từ bỏ tước vị hoàng gia
Nhiều công chúa như Ubolratana (Thái Lan), Anne (Vương quốc Anh), Sayako (Nhật Bản) chọn từ bỏ danh phận trong hoàng gia để xây dựng sự nghiệp hay kết hôn cùng người mình yêu.
" alt=""/>Cách các hậu duệ hoàng gia trên khắp thế giới kiếm sống
“Mang Tết ấm đến bà con vùng lũ”Nhằm mang một cái Tết ấm áp đến với bà con chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt lũ vừa qua, ngày 03 - 04/02/2021, đại diện Nam A Bank đã trao hơn 450 phần quà là nhu yếu phẩm và lì xì cho bà con xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và bà con xã Phong Xuân, xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Trong năm 2020, địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 cơn bão lớn nhỏ, lũ chồng lũ liên tiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Riêng sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã khiến hàng chục người gặp nạn, mất tích, bao mái nhà cũng bị cuốn trôi theo lũ.
 |
|
Xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) là một trong những địa điểm chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ lụt, sạt lở ở miền Trung năm vừa qua. Đặc biệt, thôn 1 và thôn 2 đã bị cuốn đi nhiều mái nhà, ruộng vườn, khiến hàng chục hộ gia đình mất nhà cửa, thiệt hại tài sản và 53 người dân bị vùi lấp. Với người dân Trà Leng, sự ám ảnh với cơn lũ vừa qua chưa mờ đi trong tâm trí họ.
 |
Đại diện Nam A Bank trao quà Tết cho anh Hồ Văn Đông |
Trong trận sạt lở ở thôn 1, xã Trà Leng, anh Hồ Văn Đông mất vợ và đứa con mới chỉ tròn 8 tháng tuổi. Anh Đông cố gắng vượt qua nỗi đau này để tiếp tục nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Đại diện Nam A Bank đã trao tặng quà và lì xì 20 triệu đồng để anh có thêm ít vốn mua hạt giống trồng cây, sớm ổn định cuộc sống.
 |
Nam A Bank mang ‘Tết ấm’ đến bà con Trà Leng, Rào Trăng |
Ông Hồ Văn Đề sống tại thôn 1, xã Trà Leng. Ông chia sẻ, trong đợt lũ năm vừa qua, nhưng chỉ trong 3 phút sạt lở, ông đã mất đi 8 người thân trong gia đình. Trong khi đó, 4 anh em: Hồ Văn Trí, Hồ Văn Trung, Hồ Thị Điệp và Hồ Văn Đệ đều nằm trong độ tuổi đến trường, người anh cả Hồ Văn Trí đang học năm cuối đại học; nhưng trận sạt lở đã khiến các em trở thành mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cảm thông với sự mất mát, đại diện Nam A Bank tặng quà và lì xì cho 2 hộ gia đình, mỗi hộ 20 triệu đồng nhằm góp phần giúp các họ vượt qua khó khăn.
Bên cạnh những phần quà có ý nghĩa thiết thực, Tết yêu thương năm nay còn mang mâm cơm Tết đến từng hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận sạt lở vừa qua tại thôn 1 và thôn 2 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
 |
Tết này có thể sẽ là một cái Tết lặng lẽ của những người dân vùng lũ, nhưng Nam A Bank tin rằng, từng hộ dân sẽ cảm thấy ấm áp hơn khi sum vầy cùng gia đình bên mâm cơm nghĩa tình |
Đại diện Nam A Bank chia sẻ: “Chương trình “Tết yêu thương” là tình cảm, tấm lòng của cán bộ nhân viên Nam A Bank tổ chức từ nhiều năm nay, với mong muốn mang đến một mùa xuân ấm áp, đầy đủ cho những hoàn cảnh kém may mắn. “Tết yêu thương” 2021 lại thêm phần ý nghĩa khi đến với người dân miền Trung - nơi gánh chịu những hậu quả nặng nề của các đợt bão lũ trong năm vừa qua. Chúng tôi hi vọng, những món quà mang ý nghĩa thiết thực cùng với mâm cơm Tết sẽ góp phần xua tan nỗi đau, sưởi ấm cho bà con vùng lũ trong những ngày Tết”.
 |
“Tết yêu thương” là hành trình được Nam A Bank tổ chức thường niên từ nhiều năm nay nhằm mang một mùa Tết ấm áp, đủ đầy cho những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước |
Viết tiếp hành trình này, năm 2021, Nam A Bank phối hợp tổ chức chương trình “Tết yêu thương” với chủ đề “Mang Tết ấm đến bà con vùng lũ” tại Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Chương trình dự kiến sẽ phát sóng tại tiêu điểm chương trình Chuyển động 24h trên VTV1 vào lúc 11h30 ngày 09/02/2021 và ngày 10/02/2021.
Phát triển kinh doanh gắn liền với cộng đồng
Với phương châm phát triển kinh doanh gắn liền với hoạt động cộng đồng, Nam A Bank thường xuyên triển khai các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng. Đặc biệt, trong năm 2020, khi lũ lụt để lại những hậu quả nặng nề cho bà con miền Trung, cán bộ nhân viên Nam A Bank đã chung tay ủng hộ hơn 1,2 tỷ đồng, nhằm giúp người dân khắc phục khó khăn sau thiên tai. Song song đó, khi dịch Covid-19 xuất hiện và kéo dài, Nam A Bank cũng tích cực góp sức cùng chính quyền địa phương phòng chống dịch bệnh.
Ghi nhận những đóng góp này, năm vừa qua, Nam A Bank nhận nhiều giải thưởng, bằng khen như: nhận bằng khen vì đã có có thành tích xuất sắc trong công tác vận động, ủng hộ thực hiện phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM do Chủ tịch UBND TP.HCM trao tặng; được vinh danh là “Doanh nghiệp vì cộng đồng” tại Lễ tôn vinh Saigon Times CSR & Tọa đàm “Thực hiện CSR - Hướng tới phát triển bền vững”…
Vĩnh Phú
" alt=""/>Nam A Bank mang ‘Tết ấm’ đến bà con Trà Leng, Rào Trăng


Trong những gì được mô tả là "thế giới đầu tiên", 8 người đàn ông và 7 phụ nữ sẽ trải qua 40 ngày bị cô lập trong một hang động lớn, không có điện thoại, đồng hồ hay bất kỳ loại thiết bị nào có thể giúp họ biết về thời gian.
 |
Nhóm tình nguyện tham gia thử thách. |
Dự án có tên "Deep Time" là đứa con tinh thần của nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ Christian Clot, ông cũng là một trong những người tham gia thử thách.
Christian cùng các tình nguyện viên khác sẽ bắt đầu thử nghiệm "cuộc sống vượt thời gian" của mình từ 15/3 và trải qua 40 ngày tiếp theo bị cô lập trong một hang động lớn ở vùng núi Pyrénées. Tất cả họ đều được trang bị cảm biến cho phép hàng chục nhà khoa học theo dõi họ từ mặt đất.
Giáo sư Etienne Koechlin, giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Thần kinh về Nhận thức và Tính toán tại trường Normale Supérieure ở Paris, cho biết thí nghiệm này là một thử nghiệm đầu tiên trên thế giới:
"Cho đến nay, tất cả các nhiệm vụ kiểu này đều tập trung vào việc nghiên cứu nhịp điệu sinh lý của cơ thể, nhưng chưa bao giờ tập trung vào tác động của việc phá vỡ thời gian đối với nhận thức và cảm xúc của con người".
Hoàn toàn bị thiếu ánh sáng tự nhiên và không sử dụng các tiện ích phổ biến như điện thoại hoặc đồng hồ, 15 tình nguyện viên sẽ cần phải thích nghi với nhiệt độ 12 độ C liên tục và độ ẩm 95% của hang động, tự tạo ra điện bằng hệ thống đạp điện, và lấy nước mà họ cần từ độ sâu 45 mét.
"Mất ý niệm về thời gian là sự mất phương hướng lớn nhất ở đó, và chính khía cạnh này là điều mà Deep Time muốn hiểu rõ hơn", trang web chính thức của Deep Time viết.
Trong một số sự kiện nhất định, nhận thức của chúng ta về thời gian bị thay đổi: Thời gian dường như trôi qua rất chậm hoặc rất nhanh, không liên quan đến thực tế của từng giây trôi qua.
Điều gì xảy ra sau đó? Làm thế nào để tìm ra cảm giác về thời gian? Mối liên hệ giữa nhận thức và thời gian sinh học, giữa não và các tế bào di truyền là gì? Mối quan hệ giữa thời gian nhận thức và thời gian chuẩn của đồng hồ là gì? Làm thế nào để bộ não của chúng ta nhìn thấy thời gian?
Trong nỗ lực trả lời một số câu hỏi này, các nhà khoa học được cho là sẽ theo dõi 15 người tham gia, thu thập dữ liệu được truyền bởi một số cảm biến.
Christian Clot, người sáng lập Viện Thích ứng Con người, một tổ chức phi lợi nhuận đứng sau thử nghiệm Dream Time, được truyền cảm hứng để thực hiện sứ mệnh này bởi đại dịch Covid-19 và cách nó tác động đến cuộc sống con người. Chúng ta buộc phải trải qua thời gian dài cô lập, mặc dù không biết điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta trong ngắn hạn hay dài hạn.
Arnaud Burel, một nhà sinh vật học 29 tuổi và là một trong những tình nguyện viên tham gia Deep Time, nói rằng anh đồng ý tham gia vì mong muốn "được nếm trải cuộc sống vượt thời gian, điều không thể xảy ra bên ngoài với máy tính và điện thoại di động liên tục nhắc nhở về các cuộc hẹn và nhiệm vụ". Burel đồng ý rằng việc trải qua 40 ngày trong một hang động với 14 người lạ sẽ không hề dễ dàng, đồng thời nói thêm rằng giao tiếp sẽ là chìa khóa quan trọng.
Thử thách Deep Time nhận được rất nhiều sự chú ý ở Pháp, nhưng không hoàn toàn là ủng hộ. Christian Clot bị chỉ trích vì tự gọi mình là một nhà nghiên cứu "mà không được đào tạo về khoa học".
Theo Dân Trí

Thử thách tình yêu, cô gái nhập viện sau 3 tháng tự xích mình và bạn trai
Một cặp đôi tự xích mình lại với nhau như một thử thách tình yêu cuối cùng đã phải nhập viện do xuất hiện những vết loét "rất đau đớn" trên tay cô gái.
" alt=""/>Thử thách 40 ngày bị nhốt trong hang động, mất khái niệm về thời gian