
Phụ huynh Trường Quốc tế Singapore (SIS) phản đối chính sách tính học phí của trường sáng nay, 11/5.
Đối với các cơ sở giáo dục công lập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch nếu không triển khai học trực tuyến thì không thực hiện thu học phí.
Việc thu học phí chỉ được thực hiện khi tổ chức học trực tuyến hoặc bố trí học bù. Mức thu học phí thực hiện theo quyết định của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên theo số tháng thực học; giáo dục phổ thông không quá 9 tháng/năm; giáo dục đại học không quá 10 tháng/năm.
Các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điểm b, Khoản 6, Điều 99, Luật Giáo dục 2019 thì Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các khoản thu trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh.
Việc quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và quy định khác có liên quan.
Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, nếu không tổ chức học trực tuyến thì sẽ không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ.
Nếu đã thu, sẽ thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại và thanh quyết toán vào cuối năm học với phụ huynh học sinh.
Nếu tổ chức học trực tuyến, các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỉ lệ hoàn thành chương trình học… để xác định mức thu hợp lý.
Mức thu trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh nhưng không được vượt quá mức thu, tổng thu cả năm học đã được cam kết, công khai từ đầu năm học; đồng thời có chính sách giảm mức thu phù hợp với điều kiện của học sinh, sinh viên.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục trên địa bàn; xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.
Các phụ huynh kéo đến trước Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc phản đối chính sách học phí nhưng không được đối thoại với nhà trường. Ảnh: Việt Dũng
Những ngày vừa qua, phụ huynh nhiều trường quốc tế tại TP.HCM và Hà Nội đã tập trung tại các cổng trường để yêu cầu lãnh đạo trường đối thoại về chính sách thu học phí trong thời gian nghỉ dịch.
Tại TP.HCM, trước đó, nhiều phụ huynh Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) bất bình vì giữa mùa dịch Covid-19, học sinh không học tập trung nhưng trường không giảm bất kỳ khoản thu nào, từ học phí tới tiền ăn hay xe đưa đón.
Theo các phụ huynh, thời gian nghỉ dịch học sinh chỉ được học online nên không thể được thụ hưởng đầy đủ kiến thức như khi học ở trường, do đó, nhà trường cần phải giảm học phí.
Tuy nhiên, trường vẫn đưa ra mức thu học phí online mà không thoả thuận với phụ huynh. Điều này, đã tạo nên nhiều bức xúc.
Trước phản ứng của phụ huynh, sau đó VAS đã tạm ngừng thu tiền ăn và xe đưa rước. Trường cũng quyết định không thu học phí cấp mầm non, giảm 70% đối với các cấp học khác trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 và học trực tuyến.
Còn tại Hà Nội, sáng nay (11/5), trong ngày đầu tiên học sinh tiểu học và mầm non trở lại trường, nhiều phụ huynh Trường Quốc Tế Singapore (SIS) cũng đã tập trung trước cổng trường để phản đối chính sách thu học phí.
Một phụ huynh có con học lớp 2 cho biết, từ đầu năm học, chị đã đóng 270 triệu đồng tiền học phí cả năm cho con. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nghỉ dịch, Trường Quốc Tế Singapore không có bất cứ thông báo gì về chính sách thu học phí.
Cho đến đầu tuần trước, nhà trường ra thông báo chỉ hoàn trả 20% học phí của học phần 3 với điều kiện học sinh tiếp tục học ở trường vào năm sau.
"Đây là sự phi lý, không thể chấp nhận được. Cơ sở nào khiến nhà trường có thể tận thu của phụ huynh tới 80% học phí trong thời gian các con nghỉ học để phòng dịch?", phụ huynh này bức xúc.
Vì thế, nhiều phụ huynh đã tới trước cổng trường với mong muốn được đối thoại trực tiếp, tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng từ nhà trường.
Không chỉ tại Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, Trường Quốc Tế Singapore, nhiều phụ huynh tại Trường Quốc tế Mỹ (TAS), hay Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS) tại TP.HCM cũng bày tỏ sự bất bình trước chính sách thu học phí của nhà trường trong thời điểm diễn ra dịch bệnh.
Thúy Nga
" alt=""/>Bộ Giáo dục lên tiếng về việc thu học phí mùa dịch Covid
Hoàn cảnh đáng thương trên trên đó là em Trần Thị Thúy Vân (10 tuổi, ngụ xóm 6, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) mắc phải căn bệnh u não đang rất cần được giúp đỡ.
![]() |
Căn bệnh u não quái ác đang dần cướp đi sự sống của em Vân |
Đối với Vân lúc này, ước mơ được sống với sức khỏe bình thường, được đi học đầy đủ như bạn bè lại là điều quá xa vời, khó khăn. Cô bé nghẹn ngào thổ lộ: “Em muốn chữa trị khỏi bệnh để được đi học bình thường. Vì phải thường xuyên đi bệnh viện điều trị, mỗi lần đi phải xin phép nghỉ học nên khi quay lại lớp thì lại không theo kịp kiến thức nữa, em buồn lắm".
Kể về con gái mình, chị Trần Thị Loan (33 tuổi) ngân ngấn nước mắt. Mới có 5 tháng điều trị bệnh cho con mà gia đình chị đã kiệt quệ cả về tài chính và sức lực nhưng bệnh tình em vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Con đường chữa bệnh cho con còn dài đằng đẵng mà nhà chị đã chẳng còn gì giá trị ngoài mấy thúng thóc làm nông.
Thời gian đầu phát bệnh, Vân bị nóng sốt, đau đầu. Vợ chồng chị Loan nghĩ do con bị sốt bình thường nên chỉ mua thuốc về cho uống. Khi Vân sốt lâu mà không khỏi, anh chị sốt ruột đưa con lên bệnh viện. Qua nhiều lần xét nghiệm, kết quả xác định Vân mắc phải căn bệnh u não.
![]() |
Vân phải trải qua nhiều đợt điều trị , phẫu thuật đau đớn |
Đang ngồi trên ghế nhà trường, Vân buộc phải dừng việc học để chữa bệnh đến nay đã được 5 tháng. Bệnh trở nặng, sức khỏe đuối dần, thế nhưng mơ ước đi học vẫn cháy bỏng trong cơ thể cô bé bệnh tật.
Ngày con mới bắt đầu phát bệnh là quãng thời gian cùng cực, vất vả của vợ chồng chị Loan khi cùng con gái “chiến đấu” với căn bệnh quái ác. Để chăm con ở viện, chị Loan và chồng là anh Trần Văn Huy (36 tuổi) phải bỏ mọi việc để lên viện chăm con.
Để có tiền trang trải trong thời gian dài điều trị, họ phải thế chấp căn nhà nhỏ vay ngân hàng cùng anh em họ hàng với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Mới đây, do không còn khả năng vay mượn tiếp, anh Huy đành phải trở về để tiếp tục đi làm kiếm tiền gửi ra cho vợ trang trải, chữa trị cho con.
![]() |
Bệnh án vủa em Trần Thị Thúy Vân |
Hiện nay, mỗi toa thuốc đặc trị của Vân sau khi trừ hỗ trợ của bảo hiểm y tế vẫn còn khoảng 3-4 triệu đồng, trung bình cách tuần phải sử dụng một toa thuốc. Với một số gia đình, số tiền ấy có thể xoay sở được, nhưng với hoàn cảnh hiện tại của vợ chồng chị Loan thì hy vọng chữa khỏi bệnh cho con vẫn quá mong manh.
10 tuổi, Vân đã ý thức được bệnh của mình, đã thấu được nỗi đau và biết khát khao được sống. Nhưng cũng bởi thế mà em cũng biết buồn, biết sợ. Đôi mắt đau đáu của em khiến chúng tôi không dám nhìn thẳng vào. Số phận của Vân sẽ đi về đâu khi cha mẹ em vẫn đang loay hoay, bế tắc.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Trân Thị Loan, ở xóm 6, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. SDT 0329570041. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.186 ( Em Trần Thị Thúy Vân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 4 |
" alt=""/>Nước mắt và đau đớn của bé gái 10 tuổi mắc bệnh u não
Khóc vật vã suốt ngày
Cậu bé khi thì nóng như hòn than, khi thì khóc vật vã vì khắp cơ thể lúc nào cũng đau đớn nhức mỏi. Có những lúc đau quá, cậu bé nằm cũng không yên, ngồi cũng không được cứ phải dựa vào mẹ. Ngồi ôm con, chị xoa bóp luôn tay, nhưng vẫn không làm con nguôi được những cơn đau tê tái.
Cậu bé khóc vật vã vì đau đớn. |
Nhiều đêm chị cũng phải thức trắng vì cậu bé cứ vật qua bên này, chuyển qua bên kia. Chỉ đến khi trời gần sáng cậu bé mới thiếp đi được một chút. Chị cũng chỉ có những giấc ngủ vội gục bên thành giường với con.
Từ ngày bé Đặng Chí Hưng (sinh năm 2012 ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) phát hiện căn bệnh ung thư não khiến gia đình chị Nguyễn Thị Sâu trở nên kiệt quệ.
Một năm qua, kể từ lúc có dấu hiệu bệnh, chị Sâu đã đưa bé đi rất nhiều bệnh viện, nhưng qua nhiều lần bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân. Từ lúc cậu bé còn khỏe mạnh đến khi cậu bé gầy gò ốm yếu không thể đứng vững trên đôi chân của mình. Gần 1 năm nay, bé Đặng Chí Hưng uống thuốc… thay cơm. Ngày có khi bé chỉ ăn 1-2 bữa nhưng thuốc uống 3 đến 4 lần chưa kể thuốc truyền.
Mỗi toa thuốc điều trị cho bé Hưng từ 8-10 triệu đồng. |
Mỗi lần cầm hóa đơn thanh toán tiền viện phí cho con, chị Sâu chết lặng cả người. Số tiền đó lớn gấp nhiều lần số tiền vợ chồng anh chị kiếm được. Tiền nhà không có đủ, chị buộc phải vay mượn để giữ mạng sống cho con. Tuy nhiên, căn bệnh u não của bé không phải chữa trong một vài tháng nên càng ngày gia đình chị càng kiệt quệ.
Cha mẹ cầm cố hết ruộng vẫn không đủ tiền chữa bệnh
Chị Nguyễn Thị Sâu nói rằng, chị có thể làm hết khả năng của mình để hy vọng cứu được con. Mỗi lần nhìn thấy cậu con trai đau đớn khóc lóc vật vã chị không thể chịu đựng được.
Quyết tâm là vậy, nhưng ở vào hoàn cảnh hiện tại, chị Sâu đã rất bế tắc vì không thể kiếm ra tiền. Hai vợ chồng chị có 3 người con, và 3 công đất là nguồn để gia đình sinh sống. Chị Sâu và anh Hùng đã phải cầm cố dần dần để chữa bệnh cho con, đến nay số tiền cũng đã hết.
Con đau lắm mẹ ơi! |
Hai vợ chồng thay nhau đi làm phụ hồ, số tiền kiếm được không đủ, các khoản nợ phát sinh cũng lớn dần. Thậm chí, chị Sâu nói rằng, vay mượn nhiều khoản từ 1-5 triệu đồng nhiều nơi giờ cũng không thể nhớ nổi. Tính mạng con vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, nhưng họ không biết kiếm đâu được tiền nữa.
Cậu con trai vẫn đang rất cần tiền để điều trị, nếu như không còn tiền, chị phải đưa con về thì số ngày còn lại rất ngắn ngủi.
“Tôi buồn quá, có những lúc ra hành lang ngồi khóc một mình. Lúc này thật sự tôi chẳng biết làm gì để có tiền. Tôi nghĩ đủ cách nhưng cách nào cũng đi vào ngõ cụt. Trong mơ cũng toàn gặp ác mộng. Có những lúc vừa đi vừa suy nghĩ, quên cả phòng bệnh của con. Bế tắc quá, cảnh làm thuê làm mướn như chúng tôi đủ ăn đã là mừng. Con bệnh biết lấy tiền đâu để điều trị. Nhiều lúc nghĩ quẩn, nhưng nhìn con đau đớn tội nghiệp lại phải cố gắng nhiều hơn. Thật sự lúc này chỉ có một phép màu may ra mới cứu được con tôi”, chị Nguyễn Thị Sâu tâm sự.
Phép màu chỉ có thể khi có sự chia sẻ góp sức từ cộng đồng và bạn đọc, chúng tôi cũng hy vọng rằng có nhiều tấm lòng hảo tâm cùng chung tay giúp bé Đặng Chí Hưng.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp chị Nguyễn Thị Sâu (ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) ĐT: 0362 606 944 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.182 bé Đặng Chí Hưng Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
- Mấy ngày nay, cô con gái thiếu máu lên cơn sốt cao, cả ngày không muốn ăn uống cứ nằm mê man trên giường. Sờ vào người con nóng hổi, thi thoảng chị lại phải gọi con dậy vì sợ điều bất trắc.
" alt=""/>Cố lên con, mẹ sẽ cùng con đi hết chặng đường!