“Gồng mình” trước ô nhiễm bụi mịn
Ô nhiễm không khí hiện đang là một trong những vấn đề nóng hổi bởi số lượng người tử vong do ô nhiễm không khí trên thế giới còn cao hơn cả nguyên nhân do thuốc lá, hay bệnh AIDS. Cụ thể hơn, một trong những nhân tố nguy hiểm nhất của ô nhiễm không khí phải kể đến, chính là bụi mịn PM2.5.
Không chỉ xâm nhập qua đường hô hấp, bụi mịn PM2.5 còn dễ dàng xuyên qua lỗ vải, tiến sâu vào lỗ chân lông trên da, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó, trẻ em được xem là đối tượng chịu ảnh hưởng rất lớn do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 98% trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 cao hơn mức khuyến cáo.
![]() |
“Trẻ em cần nước sạch, không khí sạch và môi trường khí hậu sạch”, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF từng chia sẻ. |
Ở Việt Nam, con số có thể khả quan hơn tuy nhiên việc suy giảm mảng xanh, gia tăng thải bụi đồng nghĩa với việc trẻ con không dám vui chơi lấm bẩn ở ngoài trời, thiếu đi trải nghiệm cần có để phát triển thể chất và nuôi dưỡng tâm hồn. Vì vậy, hơn bao giờ hết, đây là lúc các gia đình cần hành động, gieo thêm những mầm xanh vì lợi ích của các thế hệ sau.
![]() |
Nhiều gia đình hưởng ứng Phủ Xanh Việt Nam với ước mong trao lại cho trẻ con niềm vui trải nghiệm trong không gian xanh - đẹp - sạch bụi. |
Hiểu được trăn trở đó, từ tháng 9/2019 hai nhãn hàng Lifebuoy và OMO Matic và của công ty Unilever Việt Nam cùng nhau thực hiện chiến dịch “Phủ xanh Việt Nam”, gây Quỹ trồng hơn 30.000 cây xanh phủ khắp 10 tỉnh thành, góp phần mang đến những sân chơi rợp bóng mát cho trẻ em.
Ý nghĩa hơn, trong chiến dịch này hai nhãn hàng không hề đơn độc. Bên cạnh các đơn vị đối tác như Hội đồng đội Trung ương và Xanh Hà Nội, nhờ sự đồng hành chiến lược từ hệ thống siêu thị Co.opmart, đóng vai trò là cầu nối giúp lan tỏa thông điệp chương trình mạnh mẽ đến người tiêu dùng, tạo điều kiện để mọi người có thể dễ dàng chung tay đóng góp trong hành trình gieo mầm xanh khắp nước Việt.
“Thanh lọc bụi PM2.5”
Số lượng 30.000 cây xanh có thể không phải là một con số “khủng”, nhưng cái to lớn phía sau chính là việc những đối tác, nhãn hàng mong muốn cộng đồng dần ý thức được việc bảo vệ môi trường sống cho bản thân, cho thế hệ tương lai là phận sự chung. Mỗi hành động dù nhỏ đều có giá trị của nó, bạn có thể trồng cây, chia sẻ phương tiện đi lại, hay đơn giản là mua một… chai sữa tắm Lifebuoy Thiên Nhiên hoặc nước giặt OMO Matic Thiên Nhiên tại Co.opmart để góp 15.000 đồng vào chương trình Ươm Mầm Xanh thuộc Quỹ Phủ Xanh Việt Nam.
![]() |
Khách hàng mua sắm tại siêu thị hưởng ứng nhiệt tình xuyên suốt chiến dịch và là những người đóng góp phần lớn vào quỹ Phủ xanh Việt Nam |
Với mỗi người mua hàng, việc ủng hộ Quỹ tuy chỉ qua một hành động nhỏ nhưng tạo được hiệu ứng chung lên cả những người tiêu dùng khác. Tất cả đều là những đóng góp rất đáng kể từ việc cộng đồng, các đối tác và nhãn hàng chia sẻ tầm nhìn chung với nhau.
Hy vọng với “Phủ Xanh Việt Nam”, các bậc cha mẹ không chỉ dành tặng con mình món quà là tình yêu với thiên nhiên, để các em phát triển lành mạnh, tự do trải nghiệm với thế giới bên ngoài, mà còn là cách họ trao gửi những tâm tư yêu thương bằng sự cố gắng bảo vệ sức khỏe, tương lai của thế hệ Z trước sự đe dọa cận kề của ô nhiễm không khí.
Sữa tắm Lifebuoy Detox mới - Bí quyết detox da khỏi bụi siêu mịn PM2.5 Lifebuoy Matcha và Khổ qua với hai thành phần từ thiên nhiên 100%, gồm Matcha chống oxy hóa và Khổ qua diệt khuẩn, làm sạch sâu, bảo vệ da khỏi vi khuẩn và bụi bẩn ô nhiễm, giúp loại bỏ những nguyên nhân gây nên các vấn đề về da như ngứa, ửng đỏ, nổi mụn.
Lifebuoy Than hoạt tính và Bạc hà với hai thành phần từ thiên nhiên 100%, gồm Than hoạt tính thanh lọc và Bạc hà mát lạnh, làm sạch sâu, bảo vệ da khỏi vi khuẩn và bụi bẩn ô nhiễm, giúp loại bỏ những nguyên nhân gây nên các vấn đề về da như ngứa, ửng đỏ, nổi mụn. |
Kim Phượng
" alt=""/>Chung tay góp quỹ trồng hơn 3 vạn cây xanhRiêng về phố cổ Hội An, bản thân tôi cũng rất thích nơi này. Nhà ở huyện khác của tỉnh Quảng Nam, nhưng lần nào về tôi cũng đều đến Hội An, có thể ở qua đêm một bữa để đi dạo phố cùng người thân, hoặc chỉ là uống một ly cà phê, tám chuyện cùng bác xe ôm, cô gánh hàng rong để ôm vào lòng mình chất quê bình dị, đầy yêu thương.
![]() |
Du khách nước ngoài dạo phố cổ Hội An trong một ngày mưa. |
Thi thoảng về quê, có bạn bè ở Sài Gòn theo cùng, lịch trình đưa bạn đi thăm luôn luôn ưu tiên phố Hội với khách sạn quen ở đường Lê Lợi, tối cả nhóm có thể thả bộ đi dọc bờ sông Hoài, ngắm nhìn lồng đèn lung linh, ghé hội quán bài chòi nghe các anh các chị hát mà mê mẩn.
Đêm phố Hội yên bình khi ai đi cũng nhẹ nhàng, từng bước chậm hơn giữa không gian phố đi bộ, có thể đứng nhìn vào quán ăn hoặc cà phê nào đó lâu một tí để đọc thực đơn ngay cửa, ngắm không gian có vừa mắt không… Người trong quán cũng để khách thật tự nhiên, vào hay không cũng không hề phản ứng. Vô mấy cửa hàng bán khăn, lụa, hay đồ lưu niệm, nghe giọng Quảng chân chất - “Nói thiệt, chỗ chị hông có bán thách chi mô” - mà thương hết sức.
Bạn bè ghé chùa Cầu, chụp đôi ba tấm hình cùng nhau nơi đó, một biểu tượng văn hóa-du lịch để nhận diện đã đến Hội An; sau đó rảo bước qua những nhà cổ sơn màu vàng với những dây tóc tiên xỏa xuống, rêu phong còn bám đâu đó trên tường hay mái ngói, chỉ bấy nhiêu đủ để có năng lượng an bình.
Do vậy mà bạn nào đến thăm, được tôi đưa đi phố Hội cũng bảo “không phí chuyến đi”, rồi hẹn hò trở lại thêm nhiều lần nữa, không cần phải đi đâu nhiều, chỉ cần ngủ lại phố này, nghe hát bài chòi, ăn chè mè đen ngọt thơm hay uống nước trà xanh nóng hôi hổi sau khi ăn tô cao lầu, chén tàu hủ… giữa ngày mưa qua. Nghe bạn cảm nhận mà mừng!
Ở một góc khác, thi thoảng lại thấy báo đăng - Hội An đã bớt bình yên, nào là “chặt chém” khách du lịch bằng cách làm dịch vụ không minh bạch; rồi cả hành hung du khách, đến lo người Hội An xa dần phố cổ…
Hội An bớt đẹp vì những điều kể trên, có thể chỉ là cá biệt một vài điểm, phản ứng không hay nơi một vài người. Nhưng, như ông bà mình nói “tiếng dữ dễ đồn xa”, chỉ cần một vài hình ảnh xấu trong vô vàn hình ảnh đẹp thì cũng đủ phá nát bức tranh yên bình của Hội An rồi. Vì thế phải cẩn trọng, phải siết chặt quản lý, tăng cường an ninh - để phố Hội giữ được nét đẹp vốn có lâu nay.
Trả lại bình yên cho Hội An cũng là trả lại cho du khách sự an tâm, lòng yêu mến để lựa chọn nơi đó là điểm đến không thể thiếu. Thêm nữa, bên cạnh sự bình yên trong an ninh, an toàn của du khách, để không ai bị chặt chém, hét giá thì một điều tối quan trọng là giữ hồn cốt phố cổ.
Khách chỉ đến nơi này khi phố cổ còn là phố cổ của chỉ riêng Hội An, không lẫn lộn. Nói như một người bạn của tôi cứ mỗi dịp đi Đà Nẵng công tác, dẫu thời gian ngắn ngủi cũng về Hội An uống ly cà phê, ngắm phố, đi dạo trong những dãy nhà màu vàng rêu phong: “Có một điều gì đó lạ lắm, không tả được, nhưng yêu nhiều”.
Thật vậy, việc giữ hồn cốt phố Hội đồng nghĩa với giữ gìn, trân trọng cơ hội làm du lịch cho những người dân Hội An, để du khách tiếp tục bày tỏ tình yêu di sản này bằng câu cảm thán “Yêu quá Hội An” chứ không phải tiếc nuối mà thốt lên rằng “Thương quá Hội An, ai nỡ làm xấu/ làm mất nét riêng của em thế này?”…
Tạm biệt cái nắng hè, thành phố Fukuoka (Nhật Bản) rũ bỏ vẻ nhễ nhại, bức bối để nhẹ nhàng khoác lên mình lớp áo mới trong thời khắc đất trời chầm chậm chuyển sang thu.
" alt=""/>Thương Hội An!Chuyến đi khất thực của 53 nhà sư tới từ 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông bắt đầu từ lúc sáng sớm dọc khu phố cổ của thành phố Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang (Lào).
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ ‘Chương trình giao lưu văn hoá tôn giáo tại 5 nước lưu vực sông Mê Kông’ (Dharma Yatra) được tổ chức bởi Quỹ Verapuchong và Học viện Bodhigayavijijalaya từ ngày 14-31/10.
Xuyên suốt hành trình hành hương là những chuyến đi khất thực của các nhà sư theo đặc điểm truyền thống của Phật giáo nguyên thuỷ. Lần này, chuyến khất thực được tổ chức dọc theo con phố cổ dài khoảng 7km của thành phố Luang Prabang – thành phố du lịch nổi tiếng của Lào.
Năm 1995, thành phố này được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới về kiến trúc, tôn giáo và văn hoá. Kiến trúc các công trình ở Luang Prabang có sự ảnh hưởng bởi kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20.
Luang Prabang vốn là cố đô của Lan Xang (Vương quốc triệu voi) và là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Lào. Nó được thành lập cách đây khoảng 1.200 năm trước.
Dọc một bên đường của con phố cổ là các ngôi chùa nổi tiếng và cổ xưa của thành phố này. Bên kia là các nhà hàng, khách sạn và dịch vụ dành cho khách du lịch.
Rất nhiều khách du lịch phương Tây đã tụ tập để theo dõi đoàn khất thực. Một số người tỏ ra thích thú, liên tục quay phim, chụp ảnh, thậm chí thử trải nghiệm ở vị trí người dân cúng dường đồ ăn cho các nhà sư.
Một số hình ảnh chuyến đi khất thực dài 7km ở thành phố Luang Prabang:
![]() |
Khoảng hơn 6 giờ sáng, 53 nhà sư tới từ 5 quốc gia đã bắt đầu chuyến đi khất thực. |
![]() |
Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức ở thành phố Luang Prabang (Lào), vì thế chính người dân bản địa cũng rất háo hức tham gia. |
![]() |
Nhiều người dân đã có mặt dọc 2 bên đường từ lúc 4-5 giờ sáng. Bà Bouasavanh Chanthanith cho biết, làng của bà ở rất xa thành phố nên bà đã dậy sớm để đến đây tham gia một sự kiện mà bà chưa từng có cơ hội được chứng kiến. 'Tôi cúng dường cho các nhà sư hằng ngày, bởi vì đó là việc thực hành đạo Phật lâu dài của chúng tôi. Nó mang lại cho tôi hạnh phúc'. |
![]() |
Các du khách phương Tây tỏ ra rất tò mò trước những hình ảnh này. |
![]() |
Hàng dài nhà sư đi khất thực thu hút cả các tay máy chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. |
![]() |
![]() |
Luang Prabang là thành phố du lịch nổi tiếng của Lào. |
![]() | ||
Một số du khách thử trải nghiệm cảm giác cúng dường cho các nhà sư.
|
![]() |
Những ngôi chùa đẹp của Luang Prabang nằm dọc bên đường. |
![]() |
Trong hàng dài người dân cúng dường cũng có những đứa trẻ hoặc người nghèo mang túi đi xin lại một chút đồ ăn từ nhà sư. |
![]() |
Hai cậu bé ngồi xin đồ ăn nhận được 'chiến lợi phẩm' khá mỹ mãn. |
![]() |
Chia sẻ lại đồ ăn cho những người khó khăn khác cũng là một hình ảnh đẹp trong hoạt động khất thực của Phật giáo nguyên thuỷ. |
![]() |
Đến khoảng 7-8 giờ sáng, người dân bắt đầu đổ ra đường đông hơn. |
![]() |
Tại mỗi quốc gia đặt chân tới, các nhà sư đều có ít nhất một chuyến đi khất thực như thế này. |
53 nhà sư tới từ 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông sẽ có 18 ngày tham gia các hoạt động tôn giáo ở mỗi địa phương.
" alt=""/>Khách Tây thích thú quay phim, chụp ảnh đoàn nhà sư đi khất thực lúc sáng sớm