Lộc là nghi phạm giết người tình rồi chở thi thể đến trụ sở công an đầu thú. Đến thời điểm này, Công an đã làm rõ mối quan hệ giữa nghi phạm Lộc và nạn nhân.
Theo điều tra ban đầu, nghi phạm Lộc và chị T.T.Q (30 tuổi, ngụ xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, Trà Vinh) có quan hệ tình cảm yêu đương. Nghi phạm Lộc có vợ và hai con. Còn chị Q. đã ly hôn. Hồi tháng 5/2021, cả hai quen biết nhau. Khi đó, dịch Covid-19 bùng phát nên nghi phạm Lộc đưa vợ về Trà Vinh sinh con, tránh dịch.
Lúc vợ sinh con, Lộc thường đến tiệm tạp hóa của chị Q. mua tã, sữa, từ đây cả hai phát sinh tình cảm. Hết dịch, Lộc trở lại TP.HCM nhưng vẫn giữ mối quan hệ tình cảm với chị Q.
Chiều 18/9, Lộc thuê tài xế lái xe từ TP.HCM xuống huyện Trà Cú (Trà Vinh) chở người tình đi làm răng.
Tại đây, Lộc yêu cầu tài xế vào quán nước, còn anh ta tự lái xe đi đón chị Q. Sau khi đón chị Q., cả hai đến huyện Châu Thành thì xảy ra cự cãi. Nghi phạm Lộc khai, chị Q. yêu cầu anh ta phải ly hôn vợ. Chị Q. gọi điện thoại cho mẹ của Lộc.
Lúc này, Lộc giật điện thoại. Cả hai tiếp tục cự cãi, bóp cổ nhau. Trong lúc giằng co, con dao trong túi xách của Lộc rơi ra (Lộc khai mang theo để gọt trái cây - PV).
Chị Q. cầm dao đâm Lộc nhưng không trúng. Lộc giật lấy dao và đâm một nhát trúng vào bên cổ chị Q. gây thương tích. Chị Q. hất tay Lộc làm con dao rơi xuống ghế. Cả hai tiếp tục giằng co được một lúc thì chị Q. nằm bất động.
Sau đó, Lộc lái xe đến cửa hàng ven đường rồi vào mua túi xách lớn. Khi đến đoạn đường vắng, Lộc dừng lại bỏ thi thể chị Q. vào túi xách để ở cuối xe.
Nghi phạm Lộc dùng cồn diệt khuẩn lau chùi vết máu trên dao và băng ghế, rồi chạy xe về TP.HCM. Lúc này, Lộc điện thoại cho tài xế nói anh ta phải ở lại Trà Vinh. Lộc yêu cầu tài xế tự đón xe về.
Trên đường đi, điện thoại chị Q. đổ chuông nhưng Lộc không nghe máy. Khi đến cầu Cổ Chiên (Bến Tre), nghi phạm Lộc dừng xe, lấy hai điện thoại của chị Q. ném xuống sông, sau đó chạy thẳng về nhà anh ruột ở huyện Bình Chánh (TP.HCM).
Tại đây, Lộc gặp 2 anh ruột kể lại toàn bộ sự việc đã giết chết chị Q.
Hai người anh khuyên Lộc đến công an đầu thú. Sau đó, Lộc chở thi thể chị Q. và hơn 800 triệu đồng cùng nhiều vòng vàng đến Công an phường Tân Thuận Tây (quận 7) đầu thú. Sau đó, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chuyển giao nghi can Đỗ Tấn Lộc cùng tang vật, vật chứng cho Công an tỉnh Trà Vinh để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chị Q. tử vong do sốc mất máu không hồi phục, vết thương đâm làm đứt tĩnh mạch...
Thời tiết TP.HCM hôm nay 3/12, sáng sớm trời có sương mù nhẹ, nền nhiệt cao nhất 32 độ C.
Thời tiết các tỉnh Nam Bộ ngày 3/12/2024
Nam Bộ mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C.
Cụ thể, TP Cà Mau 28 độ C, TP Bạc Liêu 28 độ C, TP Cần Thơ 29 độ C, TP Vĩnh Long 29 độ C, TP Sóc Trăng 29 độ C, TP Bến Tre 29 độ C, TP Cao Lãnh 29 độ C, TP Phú Quốc 30 độ C, TP Châu Đốc 31 độ C, TP Biên Hoà 31 độ C, TP Tây Ninh 32 độ C, huyện Đồng Phú 32 độ C, TP Thủ Dầu Một 32 độ C và TP Biên Hoà 32 độ C.
Trên biển: Vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5 - cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động. Còn vùng biển Cà Mau - Kiên Giang gió mạnh cấp 3 - cấp 4, trời có mưa nhiều, cần đề phòng nguy cơ về lốc xoáy.
Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày 3/12/2024
Hà Nội mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 24-26 độ C.
Phía Tây Bắc Bộ mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trong đó, khu Tây Bắc đêm không mưa, ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C, khu Tây Bắc 13-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C, khu Tây Bắc có nơi trên 26 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C, vùng núi có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C, có nơi trên 26 độ C.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế phía Bắc mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Phía Nam có mưa, mưa rào rải rác. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất phía Bắc 21-23 độ C, phía Nam 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C.
Tây Nguyên mưa rào và dông vài nơi, phía Nam mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C.
Lương Ý" alt=""/>Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 3/12: Trời có sương mù, nền nhiệt cao nhất 32 độ C![]() |
Xăng tăng giá, anh Minh trước đây thường đi xe 4,5 lần/tuần thì nay đã cả tuần chưa đụng đến xe. |
Tương tự anh Minh, anh Lê Tùng (Trường Chinh, Hà Nội) hiện đang sở hữu một chiếc xe cũng rất "ngốn xăng" là Toyota Land Cruiser GX 4.5L đời 2004 mà theo anh Tùng nói "nếu đi phố sẽ chẳng bao giờ để ý mức tiêu hao nhiên liệu vì sẽ thường phải đổ xăng nếu đi nhiều". Từ đầu năm đến nay xe gần như cất xó trong kho nhà xưởng của gia đình.
"Giá xăng từ đầu năm tăng mà con cũng không đến trường nên tôi không dùng đến chiếc xe này. Cả nhà chuyển sang đi chiếc xe nhỏ hơn là Volkswagen Scirocco, nhưng cũng ít đi, chủ yếu sẽ vẫn là xe máy", anh Tùng kể.
Không như anh Tùng, anh Minh cất xe một chỗ, chị Nguyễn Thị Hạnh (phố Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) vẫn lái xe Kia Morning S đời 2014 hàng ngày. Theo chị Hạnh, chiếc xe nhỏ này vốn tiết kiệm nhiên liệu ở mức trung bình 7,2 lít/100km nên dù xăng có tăng nhưng vẫn chịu được. Tuy nhiên, thói quen sử dụng xe của chị Hạnh đã thay đổi, chị thường đạp ga từ tốn để tăng tốc, đồng thời hạn chế mở máy lạnh hoặc chế độ sưởi dù có hôm thời tiết độ ẩm cao làm mờ kính, mục đích để xe...tiết kiệm xăng hơn.
![]() |
Dù xăng tăng giá, anh Tùng vẫn không muốn bán chiếc Land Cruiser GX 4.5L do thích dòng xe này. Nhưng anh vẫn phải chuyển sang sử dụng xe khác để đỡ tốn chi phí. |
Trong khi đó, ở nhóm người mới sử dụng ô tô điện, việc xăng tăng giá lại khiến họ càng tự tin và thích thú với lựa chọn mới của mình.
Anh Chu Hữu Thọ (Hoài Đức, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên được nhận xe điện Vinfast e34 cho biết gần như lái xe hàng ngày và thậm chí đã ...quên cả cập nhật giá xăng trên thị trường.
Một người dùng xe VF e34 khác là anh Phạm Thành Lê (Kim Liên, Hà Nội) cho biết sau khi bán chiếc Toyota Corolla Altis để chuyển sang ô tô điện, anh vẫn dùng xe đi lại hàng ngày dù nhà không có chỗ đỗ, phải gửi ngoài bãi xe tư nhân.
Anh Lê nói: "Tôi sử dụng xe như bình thường, đi 3 đến 4 ngày lại cắm điện qua đêm tại bãi xe. Tuy nhiên cũng chưa có dịp đi xa mà chủ yếu đi trong thành phố".
Đặc biệt, anh Nguyễn Mạnh Thắng (phố Mễ Trì Thượng phường Mễ Trì, Từ Liêm) vừa có chuyến đi xuyên Việt trên chiếc VF e34 từ Hà Nội đến Tp Hồ Chí Minh trong 2 ngày 7-9/3 mà theo anh nói là muốn thử khả năng đi xa của chiếc xe điện đô thị này, đồng thời kiểm nghiệm hạ tầng sạc cho xe ở các địa phương đi qua. Từ Hà Nội đi vào TP.HCM, anh Thắng chỉ sử dụng trạm sạc của Vinfast với tổng cộng 11 lần sạc.
Xe điện và xe xăng, xe nào lợi tiền hơn?
Đó chính câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm khi ô tô điện xuất hiện đúng thời điểm xăng lên giá kỷ lục. Báo VietNamNet đã tham khảo trực tiếp người dùng cả xe xăng lẫn xe điện để đưa thêm góc nhìn về vấn đề này.
Trước tiên với người dùng xe xăng thuộc loại tiết kiệm như Kia Morning của chị Hạnh, số lần đổ xăng hàng tháng gần như không thay đổi, bất kể xăng tăng hay giảm giá.
Theo chị Hạnh, quãng đường chị di chuyển trung bình hàng ngày là khoảng 30 km, mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 7,2 lít/100km thì với bình xăng 35 lít của Kia Morning, chị Hạnh sẽ đổ xăng mỗi tháng 2 lần, với số tiền theo giá xăng mới tổng cộng là 2.087.000 đồng.
"So với giá xăng cách đây 1 năm khi chỉ khoảng 18.000 đồng/lít, tính ra mỗi tháng tôi tốn thêm 800 ngàn đồng", chi Hạnh cho biết.
Đối với người dùng xe có mức tiêu hao nhiên liệu lớn như Misubishi Grandis của anh Minh, chi phí để đổ đầy bình xăng 65 lít là 1.938.300 đồng. Mức hao xăng trung bình khoảng 10 lít/100km của xe khiến anh Minh thường không đổ xăng đầy mà chia làm 4 lần/tháng, mỗi lần 500.000 đồng. So với cách đây 1 năm, cách đổ xăng này tương đương việc anh Minh đổ gần được 2 bình đầy xăng, thì nay chỉ được hơn bình.
Trong khi đó với người dùng ô tô điện như anh Thọ, anh Lê, anh Thắng, số tiền chi trả sẽ gồm 2 khoản: tiền thuê pin hàng tháng và số tiền mỗi lần nạp điện. Hiện giá điện chưa có sự thay đổi nên sẽ không có mức lên hay xuống như xe chạy xăng dầu, mà gần như cố định tính theo số km.
![]() |
Anh Phạm Thành Lê đang cắm sạc điện cho xe của mình. |
Anh Thọ cho biết đã bán chiếc Kia K3 để mua Vinfast e34 dù nhà vẫn có sân rộng thừa để cả 2 chiếc xe, lý do vì ô tô là phương tiện đi lại hàng ngày nên không có nhu cầu phải có 2 xe ô tô.
"Tôi đã thử sạc điện từ 10% lên 90% tại trạm sạc công suất 30 kW của Vinfast, hết 31,2 số điện trong thời gian 1 giờ 19 phút. Với số tiền điện đang là 3.117,4 đồng/kWh thì một lần sạc như vậy tôi tốn khoảng 97.000 đồng. Cộng với gói thuê pin tiêu chuẩn 657.500 đồng thì tính ra mỗi km xe đi chỉ tốn khoảng 1.800 đồng, rẻ hơn so với xe Kia K3 trước đây tôi đi cũng phải hơn 2.100 đồng/km. Nếu đi nhiều và chọn gói thuê không giới hạn km, số tiền sẽ càng giảm khi vượt mốc 1.500km," anh Thọ nhẩm tính.
Mặc dù không có chỗ để xe trong nhà như anh Thọ, nhưng anh Lê vẫn thoải mái dùng ô tô điện khi thỏa thuận được chi phí sạc điện ngay tại bãi gửi tư nhân. Anh Lê nói: "Tôi gửi xe ở bãi cách nhà mấy trăm mét lâu rồi, nên đổi sang ô tô điện sẽ chỉ tốn thêm tiền điện trả cho chủ bãi. Mình thỏa thuận với họ tính vo lại khoảng 800 ngàn đồng/tháng cho việc sạc. Xe cứ đi 3 đến 4 ngày thì lại cắm sạc điện qua đêm."
Với anh Nguyễn Mạnh Thắng, chuyến đi xuyên Việt bằng xe điện VF e34 lại giúp những người chưa từng sở hữu ô tô điện tham khảo thêm về thời gian lẫn chi phí sạc.
Nhóm của anh Thắng đã thống kê quãng đường đi từ Hà Nội đến Tp Hồ Chí Minh dài 1.917km trong 2 ngày, họ phải sạc pin 11 lần, trung bình mỗi lần 30 kWh với dung lượng khoảng 80% sẽ lên đường tiếp. Tổng cộng chiếc xe đã tiêu tốn 11 giờ để sạc điện và tốn khoảng 1 triệu đồng tiền điện.
![]() |
Bảng so sánh chi phí khi đi xe điện và xe xăng. Trong đó, giá xăng RON95 29.820 đồng/lít; tiền điện 3.177,4 VNĐ/kWh; tiền thuê pin gói 1: 657.500 VNĐ, gói không giới hạn 1.805.000 VNĐ). (đồ hoạ: Đình Quý) |
Như vậy, với bảng tính chi phí số tiền/km ở trên giữa ô tô điện và ô tô chạy xăng, có thể thấy được nếu đi ít, ô tô chạy xăng sẽ vẫn tiết kiệm do không phải chịu thêm phí thuê pin, nhưng nếu càng chạy nhiều và đi xa, ô tô chạy điện thực sự tiết kiệm.
Vì thế, tương lai của ô tô điện và thay đổi thói quen người dùng sẽ phụ thuộc nhiều vào hạ tầng trạm sạc cho xe. Bởi không phải ai dùng ô tô điện không có chỗ đỗ như anh Phạm Thành Lê cũng có thể kiếm ngay được điểm sạc tại bãi tư nhân.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ở một số khu vực của Mỹ, giá xăng đã lên tới 6 USD/gallon (3,78 lít) khiến xe điện đang dần được kỳ vọng trở thành giải pháp giao thông tối ưu chi phí.
" alt=""/>Trải nghiệm từ người dùng Việt: Ô tô xăng tiết kiệm hơn ô tô điện nếu đi ít