Nhiều cặp đôi đã có cái kết đẹp như mơ khi nắm tay nhau rời 'Bạn muốn hẹn hò'. Cùng chiêm ngưỡng ảnh cưới đẹp lung linh của các cặp đôi này nhé.
Nhiều cặp đôi đã có cái kết đẹp như mơ khi nắm tay nhau rời 'Bạn muốn hẹn hò'. Cùng chiêm ngưỡng ảnh cưới đẹp lung linh của các cặp đôi này nhé.
Người đàn ông Thái lan cầm trên tay cục sáp tin là long diên hương.
Theo giá thị trường, long diên hương chất lượng tốt có giá tới 14.500 bảng Anh cho 5 lạng. Tức là cục sáp người đàn ông tìm thấy có thể bán được giá tới 536.500 bảng Anh (khoảng 16,7 tỉ đồng).
Surachet hiện đang chờ các nhân viên chính phủ xác minh vật quý mà mình tìm thấy. “Tôi thấy vật lạ trôi dạt bờ biển khi đang bới rác. Tôi nghĩ đó đúng là bãi nôn của cá voi nhưng vẫn cần chuyên gia đánh giá chính xác”, Surachet nói.
Cục sáp khi đem đốt cũng tỏa ra hương thơm như long diên hương.
Các chuyên gia nói long diên hương trôi nổi trên biển có thể tồn tại tới 100 năm. Bãi nôn của cá voi ban đầu ở dạng lỏng nhưng dần đông cứng lại theo thời gian, cho đến khi trôi dạt bờ. Quá trình này có thể kéo dài nhiều năm.
Hồi tháng 10, một ngư dân tên Jumrus Thiachot, 55 tuổi, cũng tìm thấy cục long diên hương nặng 6,3kg khi đang đi bộ dọc bãi biển Koh Samui, cũng ở miền nam Thái Lan.
Tháng 4.2016, một cục long diên hương nặng 1,5kg được bán với giá 50.000 bảng Anh trong khi cục lớn nặng 80kg có giá 2 triệu bảng Anh.
Không có nhà vệ sinh, vợ chồng bà Ngọc (TP.HCM) phải sang hàng xóm xin tắm rửa, đi vệ sinh gần 30 năm qua.
" alt=""/>Nhặt rác trên bãi biển, tình cờ tìm thấy vật quý giá 16,7 tỉ đồng![]() | ![]() |
Đơn vị đề xuất ý tưởng nói trên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE). Từ tháng 9/2020, JVE đã trình UBND TP.Hà Nội như là một ý tưởng cái tạo dòng sông Tô Lịch vốn đang là một “dòng sông chết”, bị ô nhiễm và đang thực hiện chức năng tiếp nhận các nguồn thải sinh hoạt từ các quận nội thành mà dòng sông đi qua.
Trong 3 hợp phần mà JVE đề xuất (gồm tuyến cao tốc ngầm; các bể chứa nước – thoát nước – không gian văn hoá), các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử đánh giá cao ý tưởng xây dựng không gian văn hoá – tâm linh bên trên bề mặt sông Tô Lịch, nhất là khi ý tưởng đề xuất tái hiện các hình ảnh tiêu biểu của các triều đại/thời đại theo chiều dài lịch sử dân tộc.
Phối cảnh 3D tổng thể của Không gian văn hóa vườn Nhật Bản tại Công viên Hữu nghị Việt-Nhật trên sông Tô Lịch
Tuy nhiên, trong quần thể “dòng sông lịch sử” này, có một phần diện tích dành để xây dựng “Không gian văn hóa Nhật Bản” và được gọi tên là “Công viên Hữu nghị Việt-Nhật”.
Giải thích lý do xây dựng “Công viên Hữu nghị Việt – Nhật” và không gian văn hoá Nhật Bản trên sông Tô, trong thông cáo báo chí phát đi, JVE cho biết: công trình này nhằm tôn vinh tình hữu nghị hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Theo đó, ngày 21/9/1973, hai nước đã chính thức ký Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày nay, Việt Nam và Nhật Bản là những người bạn, đối tác thân thiết, tin cậy trên nhiều lĩnh vực.
Nhật Bản luôn giữ vững vị trí là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, trong 30 năm qua, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã hỗ trợ các Dự án của Việt Nam thông qua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) góp phần rất quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và đổi mới của Việt Nam.
Theo Chủ tịch HĐQT JVE Group Nguyễn Tuấn Anh, để hướng tới hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), và mong muốn trong tương lai có một không gian đậm chất văn hóa Nhật Bản cùng những phù điêu, tranh ảnh – ghi lại những dấu mốc trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tại khu vực đầu nguồn thuộc Thời đại Hồ Chí Minh, dự án đề xuất dự kiến xây dựng Không gian văn hóa Nhật Bản mang đậm nét Tình hữu nghị Việt-Nhật tạo nên không gian “Công viên Hữu nghị Việt - Nhật”.
Khu Tranh ảnh sẽ tái dựng hình ảnh liên quan các dấu mốc kỷ niệm 5,10,15.... 45 năm quan hệ ngoại giao Nhật Việt từ 21/9/1973 đến nay; Hình ảnh ngoại giao nhân dân; Hình ảnh các Lễ hội hoa Festival Anh đào tổ chức hàng năm tại Việt Nam từ lần đầu tiên cho đến nay; hình ảnh các Dự án hạ tầng cốt yếu của Việt Nam (Cầu Nhật Tân, Sân bay Nội Bài, Metro Bến Thành - Suối Tiên...) sử dụng nguồn vốn ưu đãi ODA của Nhật Bản.
Khu Thực thể tái hiện mô hình Chùa vàng Kinkakuji; mô hình Cổng trời Torii tại đền Itsukushima, Miyajima. Đây là những di sản văn hóa thế giới nổi tiếng của Nhật Bản được UNESCO công nhận.
Khu vườn Nhật Bản, hồ cá Koi với cây cầu gỗ màu đỏ, suối và hồ cá Koi, vườn thiền, đèn đá, tùng la hán, chòi gỗ ngồi uống trà... tái hiện tại khu không gian văn hóa Nhật Bản đồng thời khai thác dịch vụ cho thuê áo Kimono, Yukata Nam, Nữ để du khách “check in” như đang du lịch tại Nhật Bản.
Mô hình thực thể Chùa Cầu Hội An (Cầu Nhật Bản); Khu Tượng đài; Khu văn bia…
JVE cho biết sẽ xin ý kiến Hội đồng thẩm định quốc gia về việc dựng tượng đài những vĩ nhân có đóng góp lớn cho mối quan hệ hữu nghị Việt – Nhật; các văn bia đá ngàn năm ghi nhớ công đức của các vĩ nhân, danh nhân đã đóng góp lớn vào mối quan hệ hữu nghị Việt-Nhật…
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh chia sẻ: là người dân sống liền kề với sông Tô, từ lâu, ông mong mỏi một dự án thực sự để cải tạo dòng sông chết thành một địa chỉ văn hoá – tâm linh, tái hiện lại lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc mà con sông vừa là một thực thể, vừa như là một “nhân chứng”.
“Hàng ngày đi qua con sông Tô, làm sao để có thể hít thở không khí trong lành chứ không phải chứng kiến hiện trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay. Khi nghe nói về dự án này, tôi ở khu tập thể gần sông, tôi rất mừng” – GS Đặng Huy Huỳnh cho biết.
GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và công nghệ môi trường) đánh giá: kết quả sơ bộ bước đầu, có thể sử dụng công nghệ cho nên lớp bùn đáy đã có kết quả giảm từ 40 – 50%, đó là tiền đề để chúng ta tiếp tục thực hiện công nghệ này nhằm cải tạo sông Tô Lịch”.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho rằng, các đề xuất, giải pháp cải tạo sông Tô Lịch là những nội dung rất cần được nghiên cứu trong quá trình điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thủ đô tới đây.
Ông đề nghị, JVE tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề xuất cải tạo sông Tô Lịch để làm cơ sở lấy ý kiến các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền.
" alt=""/>Vì sao có Không gian văn hoá Nhật Bản trong đề xuất cải tạo sông Tô Lịch?Trên các diễn đàn và mạng xã hội, không ít giáo viên còn chủ động chạy quảng cáo để tiếp cận những người có nhu cầu. Mức giá mà họ đưa ra thường khá linh hoạt và luôn ở mức khá thấp so với mặt bằng chung, dao động chỉ từ 10-12 triệu. Tuy nhiên theo một số học viên vừa trải qua kỳ sát hạch, chi phí thực tế sẽ cao hơn nhiều, nhất là khi phải chạy 810 km đường trường dưới sự giám sát của thiết bị DAT.
Chia sẻ về thời gian học lái xe vừa qua, anh Trần Trung Hiếu (quận Hà Đông, Hà Nội) kể, anh đã đăng ký học lái xe từ hồi đầu năm tại một trung tâm có tiếng gần nhà, đồng thời đóng trọn gói là 12,5 triệu đồng. Tuy vậy, quá trình học của anh lại "vắt" qua thời điểm Thông tư 04/2022 có hiệu lực, đồng nghĩa với việc phải thực hành đủ 810 km đường trường. Nhóm của anh được thầy "gợi ý" nộp thêm mỗi người 3 triệu để bù đắp chi phí xăng xe nếu muốn đủ điều kiện thi.
"Chúng tôi phản ứng vì cho rằng đã đóng 'một cục' rồi, sao bây giờ lại phải nộp thêm thì thầy giáo và phía trung tâm đưa Thông tư mới ra và thuyết phục rằng đây là trường hợp bất khả kháng. Sau đó, tôi và các anh em trong nhóm cũng đồng ý vì thực ra được lái nhiều cũng tốt cho mình mà thôi", anh Hiếu nói.
Anh Nguyễn Tuấn Anh - một giáo viên dạy lái xe lâu năm tại Hà Nội cho biết, nếu như trước đây (thời điểm trước 15/6), học viên chỉ cần chi khoảng trên dưới 15 triệu là có GPLX hạng B2 thì nay, số tiền này đã tăng đáng kể.
Theo cách tính của vị giáo viên này, học phí đầu vào mà các thầy nộp lại cho các trung tâm phục vụ cho quản lý và tổ chức thi dao động từ khoảng 3-4 triệu tuỳ nơi; phí học sa hình mất khoảng 250 nghìn/giờ và với xe chip là 400 nghìn/giờ, tổng cộng sẽ tốn khoảng 6-8 triệu để học thuần thục; cộng với việc đi đủ 810 km đường trường mất thêm khoảng 6-8 triệu mỗi người nữa,...
“Trước đây mất tiền nhiều hay ít tiền còn phụ thuộc vào khả năng của từng học viên. Nhưng bây giờ muốn có được GPLX hạng B2 thì học viên ngoài đi tốt trong sa hình còn buộc phải hoàn thành đủ quãng đường là 810 km đường trường, số tiền bỏ ra thêm là không nhỏ. Tôi nghĩ tổng 'thiệt hại' không dưới 20 triệu cho mỗi người”, giáo viên này nhận định.
Khó chấp nhận việc tăng học phí vô tội vạ
Qua tìm hiểu, mức thu học phí đào tạo lái xe ô tô hiện nay đều do các cơ sở đào tạo tự xây dựng mức thu cụ thể đối với từng hạng giấy phép, dựa trên quy định tại Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Tài Chính và Bộ GTVT. Chính điều này khiến tình trạng mỗi đơn vị đào tạo lại có một mức học phí khác nhau.
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, tuy các đơn vị đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn thành phố được phép tự xây dựng và điều chỉnh mức thu học phí, nhưng vẫn phải báo cáo lại cho Sở để theo dõi, kiểm tra.
Vị này cho biết, vào giữa năm 2022 vừa qua, vin vào cớ phải đầu tư thêm thiết bị DAT để lắp đặt cho các xe tập lái và quy định tăng thời gian chạy đường trường lên 810 km khiến chi phí tăng cao, nhiều cơ sở đào tạo đã báo cáo lên Sở về việc tăng học phí.
"Ngay thời điểm đó, Sở đã có văn bản yêu cầu các cơ sở đào tạo lái ô tô trên địa bàn thành phố tập trung nguồn lực để bổ sung cơ sở vật chất, hoàn thiện các hạng mục lắp đặt, trang thiết bị phục vụ đào tạo lái xe đáp ứng lộ trình đã được Bộ GTVT quy định. Đồng thời, Sở GTVT Hà Nội nghiêm cấm cơ sở đào tạo tuỳ tiện tăng giá mà không có lý do chính đáng", đại diện Sở GTVT Hà Nội chia sẻ với VietNamNet.
Liên quan đến việc nhiều đơn vị điều chỉnh học phí lái xe theo hướng tăng trong thời gian vừa qua, ông Lương Duyên Thống - Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục Đường bộ Việt Nam) cho rằng, việc các cơ sở lấy cớ phải thực hành đường trường nhiều hơn để tăng học phí là không chính đáng.
"Trước đây vẫn quy định mỗi học viên phải thực hành tổng cộng 1.100 km gồm cả ở sân tập và đường trường. Hiện nay, quy định tại Thông tư 04 chỉ tăng thời gian đường trường từ 36 lên 40 giờ với 810 km nhưng lại giảm thời gian học trong sa hình, tổng quãng đường thực hành vẫn giữ nguyên. Như vậy không thể lấy đây là cớ để tăng học phí được", ông Thống nói với VietNamNet.
Hoàng Hiệp
LTS: Kể từ ngày 15/6/2022, khi Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX có hiệu lực, việc học và dạy lái xe được siết chặt lại. Các trung tâm đào tạo, sát hạch phải ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe, tăng thời gian thực hành trên đường,... Xe ô tô tập lái đều phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT). Học viên bắt buộc phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km với giấy phép hạng B1 số tự động; còn hạng B2 và B1 số sàn phải chạy đủ tối thiếu 40 giờ với quãng đường 810 km. Sự thay đổi mạnh mẽ này là chủ trương đúng đắn để tránh tình trạng học hình thức, học sơ sài, đối phó, nâng cao chất lượng học và dạy lái xe. Tuy nhiên, thực tiễn học lái xe hiện nay đang nảy sinh không ít tình huống 'dở khóc dở cười'. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề học phí cũng như đảm bảo an toàn giao thông khi học lái trên đường cao tốc, đường trường,... Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Học lái xe: Làm sao để tránh bệnh hình thức?". Mời bạn đọc gửi bài viết về trải nghiệm học lái của mình hoặc bài góp ý kiến đến email: [email protected]. Xin cảm ơn! |