Xây dựng và không ngừng phát triển
Chỉ trong vòng 3 năm đầu tiên, từ 3 nhà sáng lập và 9 thành viên ban đầu, Edutalk đã phát triển lên hơn 200 nhân sự nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, dám tiên phong, dám thử sức. Đặc biệt, những nhân sự của Edutalk đều còn rất trẻ, chỉ đang ở độ tuổi ngồi trên giảng đường nhưng đã phát triển kỹ năng bán hàng, quản lý và dẫn dắt nhân sự, đội nhóm thành thạo.
Năm 2018 đánh dấu 2 cột mốc lớn trong hành trình vươn khơi của Edutalk. Từ việc đổi tên thành Công ty cổ phần Đánh giá và phát triển Giáo dục Edutalk, doanh nghiệp đã có thể Nam tiến, phát triển thị trường miền Nam, bức tranh về sứ mệnh vun đắp trí tuệ Việt của doanh nghiệp đã sáng tỏ và rõ ràng hơn. Với đội ngũ nhân sự ngày một vững vàng và chấp nhận thử thách, Edutalk đã nghiên cứu và phát triển các nhãn hàng trong hệ sinh thái giáo dục Edutalk: Eduteacher, GenZ, IELTS Mentor, ECoach, Cambrige Mentor,… với hai mục tiêu chính là đào tạo ngoại ngữ và phát triển con người.
Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đứng trên bờ vực khó khăn, với sự nhạy bén và tiên phong, Edutalk đã chuyển mình tăng trưởng vượt bậc, giúp đỡ cho hàng trăm nghìn khách hàng nâng cao năng lực học tập trong giai đoạn khủng hoảng. Không một nhân sự nào bị sa thải hay giảm thu nhập, tập thể cả công ty và nhân sự đã cùng nhau tiến về phía trước.
Giai đoạn 2023 - 2024, Edutalk theo đuổi chiến lược phát triển toàn diện trên toàn quốc, mở rộng phạm vi giúp đỡ khách hàng không chỉ là sinh viên mà còn cả học sinh cấp 2, cấp 3 trên các tỉnh thành toàn quốc. Để làm được điều đó, Edutalk liên tục mở và phát triển cơ sở, tạo thêm công ăn việc làm, đào tạo phát triển thêm nhiều nhân sự trên toàn quốc cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
Để có được 7 năm toả sáng như vậy, không thể không nhắc đến sức mạnh từ đội ngũ nhân lực công ty. Người Edutalk với văn hóa “Làm điều gì, nguyện làm bằng cả trái tim” và phương châm làm việc “Chỉ tập trung vào giải pháp” đã đồng hành cùng ban lãnh đạo xây dựng một doanh nghiệp tuy non trẻ nhưng vững mạnh, tuy còn gặp nhiều thách thức nhưng khát vọng tạo dựng những thành tựu lớn chưa bao giờ lung lay, truyền cảm hứng làm kinh doanh từ con số 0 cho các bạn trẻ đang mang trong mình hoài bão khởi nghiệp.
Hồng Nhung
" alt=""/>Edutalk và hành trình 7 năm vun đắp trí tuệ ViệtTheo đó, khán giả phát hiện ê-kíp của bộ phim Chuyện tốt thành đôiđã chỉnh sửa tất cả tư liệu quảng bá phim nhằm loại bỏ hình ảnh và tên tuổi của Trương Gia Nghê. Thậm chí, một số nguồn tin còn cho rằng bộ phim này có khả năng bị ngừng phát sóng trong thời gian tới.
Nội bộ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc chia sẻ với Sohurằng hành động đi xem show Lisa nhóm BlackPink của Trương Gia Nghê đang gây bất lợi cho bộ phim Chuyện tốt thành đôi.Chưa kể, sự nghiệp của nữ diễn viên chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Được biết một số nhà sản xuất đang muốn dừng hợp tác với Trương Gia Nghê dù mới ngỏ lời cô đóng phim cách đây chưa lâu.
Trước khi sự việc này xảy ra, bộ phim Chuyện tốt thành đôiđược phát sóng trong khung giờ vàng và là một trong những bộ phim có tỷ lệ xem cao ở thời điểm hiện tại. Mặc dù chỉ đóng vai phụ trong phim nhưng diễn xuất và tạo hình của Trương Gia Nghê gây chú ý và nhận được nhiều lời khen ngợi từ khán giả. Thậm chí, cô còn được gọi là "tiểu tam đẹp nhất màn ảnh" Trung Quốc nhờ vai diễn này.
Tuy nhiên sau khi lộ ảnh xuất hiện tại Crazy Horse, cô bị khán giả chỉ trích, thậm chí yêu cầu cấm sóng vì có hành động ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ.
Hiệp hội Công nghiệp Biểu diễn Trung Quốc quy định rằng các nghệ sĩ giải trí không được phép tham gia các hoạt động khiêu dâm, nhạy cảm giống như các tiết mục biểu diễn thoát y ở Crazy Horse.
Chính vì thế, nhiều người cho rằng Trương Gia Nghê và cả Angelababy có thể phải đối mặt với “lệnh cấm mềm”, hạn chế xuất hiện trên sóng truyền hình sau bê bối lần này.
Không chỉ vậy, những scandal trong quá khứ của Trương Gia Nghê như xô ngã diễn viên Tần Lam ngay trên sóng truyền hình, có thái độ thô lỗ với các đồng nghiệp trên phim trường cũng bị khán giả “đào lại”. Nhiều người cho rằng Trương Gia Nghê khó có thể lấy lại hình ảnh của mình trong mắt khán giả.
Trương Gia Nghê sinh năm 1987 và bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ năm 19 tuổi. Tên tuổi cô được biết đến qua các vai diễn trong những bộ phim đình đám như Tân một thoáng mộng mơ, Diên hi công lược, Hiệp khách hành, Tam quốc nhiệt, Mỹ nhân như họa, Ly ái, Cung tỏa châu liêm, Thiên cổ quyết trần... Mới đây, Trương Gia Nghê cũng tham gia show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóngmùa 4 với ca sĩ Chi Pu và nhiều nghệ sĩ Trung Quốc khác để hâm nóng tên tuổi.
Bộ phim ''Chuyện tốt thành đôi'' có Trương Gia Nghê tham gia:
Hà Vy
" alt=""/>'Tiểu tam đẹp nhất màn ảnh' bị nhà đài 'phong sát' vì đi xem show của LisaBạn trẻ này cho biết đã sống ở Việt Nam 4 năm và muốn dành tặng cho người Việt một “ly cà phê ngon, tuy đắng” để “giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục”.
Nửa đầu bức thư là phần ca ngợi đất nước Nhật Bản mạnh mẽ, kiên cường, kỷ luật. Tác giả bức thư cho rằng Nhật Bản không may mắn như Việt Nam, không có rừng vàng biển bạc và vươn lên là cách duy nhất để người Nhật tồn tại. Nhân dân Nhật Bản biết đứng dậy sau chiến tranh, sau những thiên tai, thảm họa và được cả thế giới nể phục. Người Nhật bằng ý chí và bản lĩnh của mình đã gây dựng một thương hiệu mang tên “made in Japan”.
![]() |
Cảnh xếp hàng ở Nhật Bản |
Trong khi đó, Việt Nam được tác giả đánh giá là “con nhà giàu”: giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Thế nhưng, người Viêt Nam lại sống vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân: ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm, thói ghen tị, mánh khóe, lừa lọc…
Bạn trẻ này còn lấy vụ việc Flappy Bird để minh chứng cho thói ghen ăn tức ở, văn hóa làng xã của người Việt. “Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi…” – bức thư viết.
Cảnh chen lấn đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mũ bảo hiểm mới. Ảnh: V.Thi |
Sau khi bức thư xuất hiện trên mạng, những tranh cãi trái chiều đã nổ ra. Phần lớn các bạn trẻ đều khen ngợi bức thư nói trúng những thói hư tật xấu của người Việt, phản ánh đúng xã hội Việt Nam hiện tại. Một bạn đọc ở Tuy Hòa nói: “Mọi người bị chi phối bởi lợi ích quá nhiều, làm cho cách giáo dục và ý thức cũng trở nên lệch lạc. Mọi người đừng hành động theo thói quen nữa, hãy hành động theo nguyên tắc đi”.
Bạn Thu Hằng nhận xét: “Mình thấy bài viết phản ánh đúng. Các bạn cũng bỏ việc hay bao biện đi. Không phải tất cả mọi người đều vậy, nhưng thực sự nó là đa số mà tôi, bạn hay thế giới có thể nhìn thấy về người Việt Nam”.
Tuy nhiên, cũng có những cá nhân cho rằng giọng lưỡi bức thư có vẻ giống một người Việt Nam hơn người Nhật. Một nhà báo đã có bài viết phản biện bức thư này. Anh nghi ngờ rằng tác giả là “một người Việt tự sướng mạo danh”.
Những góp ý của tác giả bức thư được cho là không mang tính xây dựng, là những phản hồi tiêu cực và sau 4 năm sống ở Việt Nam, tác giả chưa tiếp thu được gì trong nét tinh hoa của người Việt, chưa nhìn thấy ý chí, văn hóa của người Việt để xây dựng được một Việt Nam như hôm nay.
Nhiều độc giả cũng cho rằng những nhận xét của du học sinh Nhật thiếu khách quan, quy chụp. “Tôi 30 tuổi, tôi không nghĩ ai dám cãi ngược lại bài này. Tuy nhiên không phải không có những người bơi ngược dòng trong đó, vẫn có những người thà bỏ rác vào túi quần chứ không quăng ra đường, bình tĩnh xếp hàng dù rằng xung quanh rất nhiều người chỉ chực chen lấn, mỉm cười lịch sự cảm ơn xin lỗi khi mua hay nhận từ người khác, dừng đèn đỏ ở 1 ngã tư vắng vẻ buộc những người xung quanh dù muốn vẫn không thể vượt vì sợ mất mặt... Trong cái đám lộn xộn đó vẫn có những người vững vàng lặng lẽ tiến bước cùng văn minh nhân loại” – một độc giả chia sẻ quan điểm của mình.
Trong khi đó, chị Thanh Tuyết nhận xét, người Việt còn có một thói xấu kinh điển là sẵn sang “xù lông, xù cánh” nếu bị chê bai. “Chẳng có gì khập khiễng khi so sánh Nhật với Việt Nam cả. Nếu các bạn biết hoàn cảnh nước Nhật vào những năm 50 thì nó còn thê thảm hơn cả Việt Nam nhưng họ chỉ mất 20 năm để làm điều mà Việt Nam cần cả trăm năm để phát triển kinh tế mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Người Việt cần biết xấu hổ và biết tự hào về đất nước mình nhiều hơn” – chị Tuyết nói.
Thật khó để đánh giá suy nghĩ của tác giả là đúng hay sai hoàn toàn, nhưng đây cũng là cơ hội tốt để người Việt nhìn lại chính mình, nhận ra những điểm chưa hay, chưa đẹp trong lối sống, văn hóa ứng xử để xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam đẹp hơn trong mắt thế giới.
Nội dung bức thư: Tôi hiện đang là một du học sinh Nhật có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt “Sự thật mất lòng”. Nhưng không vì thế mà sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một. Tôi có một nước Nhật để tự hào Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Nhưng, “Trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “Có một nước Nhật như thế”. Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời. Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết. Bạn cũng có một nước Việt để tự hào Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy. Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Nhưng thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” - đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi? Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Nhưng, thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; Người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; Người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi? Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi? Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt - Khó lắm! Thật vậy sao? |