Theo số liệu mà Sở đưa ra, trong số 13 trường THPT có tổ chức lớp tích hợp, chỉ có 5 trường là số thí sinh đăng ký dự thi nhiều hơn chỉ tiêu. Đó là Trường THPT Bùi Thị Xuân có 70 chỉ tiêu, 104 thí sinh đăng ký; Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa có 105 chỉ tiêu, 147 thí sinh đăng ký; Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có 35 chỉ tiêu, 70 thí sinh đăng ký; Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong 70 chỉ tiêu, 162 thí sinh đăng ký; Trường THPT Gia Định có 105 chỉ tiêu, 182 thí sinh đăng ký.Các trường còn lại số thí sinh đăng ký dự thi vào lớp tích hợp đều thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu. Trường THPT Lương Thế Vinh (Quận 1) tuyển 105 học sinh lớp tích hợp nhưng chỉ có 55 học sinh đăng ký, Trường THPT Phú Nhuận (Q. Phú Nhuận) tuyển 105 học sinh chỉ có 71 thí sinh dự thi, Trường THPT Lương Thế Vinh có 105 chỉ tiêu nhưng chỉ có 55 học sinh đăng ký.
Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Gò Vấp) có 70 chỉ tiêu nhưng chỉ có 6 học sinh đăng ký nguyện vọng 1, Trường Võ Thị Sáu (Quận Bình Thạnh) tuyển 35 học sinh nhưng có 14 thí sinh dự thi. Thậm chí, Trường THPT Thủ Đức có 35 chỉ tiêu nhưng không có thí sinh nào đăng ký.
Có một trường hợp khá đặc biệt là Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Quận Tân Bình) - trường có tỉ lệ "chọi" và điểm chuẩn vào lớp 10 hàng năm cao nhất, nhì thành phố - nhưng năm nay số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 tích hợp mới là 96, trong khi chỉ tiêu là 105.
 |
Học sinh lớp 10 của TP.HCM năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Tùng |
Sau khi Sở thông báo các số liệu thống kê, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng từ 8h ngày 5/5 đến 16h ngày 10/5.
Phụ huynh tính đổi nguyện vọng
Trước số liệu khá bất ngờ mà Sở đưa ra, không ít học sinh và phụ huynh ngay lập tức tính toán lại việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10.
Anh Nguyễn Ngọc Anh (Quận Tân Bình) cho biết hiện tại con anh cũng đã đăng ký nguyện vọng 1 dự thi vào Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Dù con có sức học rất khá nên mới dám đăng ký vào ngôi trường “hot” này, nhưng gia đình anh vẫn không khỏi lo lắng vì “học tài thi phận”. Do đó, sau khi có thông tin về tỉ lệ chọi vào lớp tích hợp của trường, anh đang cân nhắc đổi nguyện vọng 1 của con.
“Ở hệ thường, Trường Nguyễn Thượng Hiền có 450 chỉ tiêu, trong khi đã có tới 1.484 học sinh đăng ký dự thi nguyện vọng 1, tỉ lệ “chọi” khoảng 1/3,3. Trong khi đó ở lớp tích hợp số đăng ký nguyện vọng 1 lại ít hơn chỉ tiêu, vì vậy nếu chuyển nguyện vọng, khả năng trúng tuyển vào trường này của con tôi có lẽ sẽ cao hơn. Có điều cháu không học tích hợp ở cấp 2 nên bây giờ nếu chuyển sang hệ này, cháu sẽ phải thi thêm môn tích hợp. Từ nay đến lúc thi không còn nhiều thời gian, dịch bệnh lại đang diễn biến phức tạp, nên không biết cháu có kịp ôn không”.
Anh Ngọc Anh cho biết vì thời hạn chuyển nguyện vọng là ngày 10/5, nên sẽ dành thêm thời gian tìm hiểu về bài thi tích hợp và chỗ ôn trước khi quyết định có đổi nguyện vọng hay không.
Em Lê Thu H., học sinh lớp 9 ở Quận 3 cũng cho biết, em và ba mẹ đang cân nhắc việc thay đổi nguyện vọng 1 từ hệ thường sang hệ tích hợp ở Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
“Em đã đăng ký nguyện vọng 1 ở trường này nhưng em xem tỉ lệ “chọi” thấy khá cao, trường có 585 chỉ tiêu mà có 1.564 bạn đăng ký nguyện vọng 1, tức là 1 “chọi” 2,7. Còn ở lớp tích hợp thì chỉ là 1 “chọi” 2 thôi. Em không học tích hợp ở cấp 2, nhưng Tiếng Anh và Toán của em khá ổn nên em nghĩ nếu vào lớp 10 tích hợp em cũng theo được nên bố mẹ em đang bảo chuyển nguyện vọng cho chắc ăn hơn”…
Hiệu trưởng một trường THCS ở Quận 3 nhận xét năm nay điểm đầu vào của lớp 10 có thể không cao như mọi năm, vì lứa học sinh này có hai năm học chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguyện vọng lớp 10 của các em, trong đó có cả nguyện vọng vào lớp 10 tích hợp.
“Học sinh lớp 8 năm trước đã phải học trực tuyến cả một học kỳ, năm nay các em tiếp tục mất một khoảng thời gian sau Tết không học trên trường. Trong khi đó, ở chương trình tích hợp đòi hỏi khá cao cả về Toán, Khoa học và Tiếng Anh nên học sinh ngần ngại”…
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng học sinh nên cân nhắc việc thay đổi nguyện vọng ở thời điểm này vì con số Sở đưa ra chỉ là nguyện vọng 1 mà không có số liệu về nguyện vọng 2. Hơn nữa, việc phải ôn thi thêm môn tích hợp trong thời gian ngắn cũng có thể khiến học sinh quá tải, hiệu quả không cao.
Nếu không đủ học sinh sẽ không mở lớp
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, chương trình Tích hợp là cách gọi tắt của Chương trình dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam. Năm nay, có hai nhóm đối tượng được đăng ký vào lớp 10 chương trình này.
Nhóm 1 là những học sinh đã học Chương trình tích hợp ở THCS. Nhóm 2 dành cho những học sinh không học Chương trình này ở THCS nhưng có nguyện vọng vào lớp 10 tích hợp. Muốn dự thi, học sinh phải thỏa mãn các điều kiện: Tốt nghiệp trung học cơ sở loại từ khá trở lên; có tham gia tho vào lớp 10, ngoài 3 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, học sinh phải dự thi môn tích hợp.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Bảo Quốc, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, nếu số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào chương trình tích hợp quá thấp thì khả năng mở lớp không cao.
Theo quy định, các lớp 10 tích hợp có sĩ số từ 25 đến 35 học sinh/lớp. Nếu số lượng học sinh trúng tuyển và nộp hồ sơ học tích hợp không đủ 25 học sinh trở lên thì sẽ không mở lớp tích hợp tại trường đó. Các học sinh đã nộp hồ sơ vẫn sẽ được xem xét chuyển về học tại trường khác có mở lớp tích hợp mà còn chỉ tiêu hoặc vẫn xét tuyển lớp 10 theo 3 nguyện vọng hoặc chuyển đổi loại hình học tập phù hợp khác.
Phương Chi

Phụ huynh sục sôi vì con thi lớp 10 nhưng 2 năm liền 'dính' Covid-19
Nhiều phụ huynh ở Hà Nội lo lắng khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cận kề nhưng các con phải học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lại phải thi nhiều hơn 1 môn so với năm ngoái.
" alt=""/>Đăng ký dự thi vào lớp 10 tích hợp giảm, thí sinh loay hoay tính chuyện đổi nguyện vọng
Sáng nay (7/5), tại quận Hà Đông, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn có cuộc tiếp xúc cử tri. Mở đầu phát biểu, ông Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, tính đến ngày mai là tròn 1 tháng ông nhận trách nhiệm Bộ trưởng GD-ĐT.
 |
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn (ngoài cùng bên phải) trò chuyện với các cử tri |
“Một tháng qua, tôi nhận bàn giao và tiếp nhận công việc của Bộ - một trong những Bộ được người dân cả nước rất quan tâm. Đây là vinh dự, nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề”, Bộ trưởng nói.
Ông bày tỏ vinh dự khi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân công về ứng cử tại Hà Nội.
Đề cập đến chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá XV, người đứng đầu ngành GD-ĐT khẳng định, sẽ nỗ lực làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, luôn luôn lắng nghe ý kiến của cử tri và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời phản ánh tới các cơ quan chức năng của Quốc hội, Chính phủ để có biện pháp giải quyết.
Trong xây dựng pháp luật, ông sẽ quan tâm nhiều hơn đến tình hình thực tế để kiến nghị xây dựng các quy định phù hợp với cuộc sống, giải quyết được những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng được lòng mong mỏi, nguyện vọng chính đáng và yêu cầu của người dân.
Theo Bộ trưởng, ngành GD-ĐT cần tập trung các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo từ mầm non đến phổ thông, Đại học và sau Đại học. Triển khai thực hiện tốt lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông…
Với TP Hà Nội, Bộ trưởng khẳng định, sẽ phối hợp để thực hiện tốt một số mục tiêu, giải quyết tốt các vụ việc cụ thể như ưu tiên xứng đáng phát triển các trường đại học trên địa bàn Thủ đô để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, các sản phẩm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho TP.
“Tôi sẽ phối hợp các bộ, ngành liên quan giải quyết các vấn đề chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, tạo động lực để giáo viên công tác và cống hiến. Xây dựng chính sách chất lượng để phân bổ giáo viên phù hợp, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số cơ sở giáo dục hiện nay”, ông Sơn bày tỏ.
Bộ trưởng cũng đề cập đến giáo dục ở quận Hà Đông và nêu rõ, sẽ tìm hiểu sâu thêm để cùng với lãnh đạo quận có biện pháp thiết thực, thực tiễn thúc đẩy giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển tốt hơn.
Một lần nữa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn hứa nguyện làm hết tâm sức của mình để kết nối và đưa chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới người dân. Đồng thời truyền tải đầy đủ nguyện vọng của nhân dân tới các cấp lãnh đạo của Trung ương.
“Trở thành đại biểu Quốc hội cũng là điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành được trách nhiệm mà Đảng, Chính phủ, nhân dân giao phó với cương vị Bộ trưởng GD-ĐT”, ông Nguyễn Kim Sơn cam kết.
Thầy giáo đánh học sinh là điều đáng tiếc
Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Nguyễn Công Khoái (phường Phú La) nhắc đến sự việc thầy giáo Khúc Xuân Hoà tại Bắc Giang đánh học sinh trên bục giảng; việc có nhiều ý kiến trái chiều khi cho học sinh dùng điện thoại trong học tập và vấn đề học trực tuyến không phù hợp với bậc tiểu học.
Ông Khoái đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT cho ý kiến về những vấn đề nêu trên.
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, tại cuộc làm việc với Bộ hôm qua, Thủ tướng lưu ý việc vẫn còn hiện tượng tiêu cực, những điều làm người dân bức xúc, cả giáo viên lẫn người học và đề nghị Bộ tiếp tục đưa ra những biện pháp hiệu quả, mạnh mẽ để làm giảm bức xúc của người dân trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng GD-ĐT, sự việc thầy giáo Khúc Xuân Hoà ở Bắc Giang vừa qua là điều đáng tiếc. Bộ có ý kiến ngay với tỉnh Bắc Giang và đã xử lý trường hợp đó.
Ông Sơn cho biết, hiện nay Việt Nam có trên 1 triệu giáo viên, nhưng có một số trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, chúng ta không nên đồng nhất cá biệt để làm hoen ố hình ảnh giáo viên.
“Chúng tôi cũng rất mong giữ gìn hình ảnh đội ngũ các nhà giáo, nếu phát hiện trường hợp nào như vậy thì sẽ có xử lý, nhắc nhở, răn đe, điều chỉnh với các nhà giáo khác. Nhưng chúng ta cũng phải kịp thời tôn vinh những tấm gương hy sinh, những tấm gương tốt của các nhà giáo”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc chống tiêu cực là trách nhiệm hàng đầu của ngành giáo dục nhưng cũng cần sự phối hợp, vào cuộc của toàn thể nhân dân, chính quyền địa phương.
Ngoài ra, ông Sơn thừa nhận việc đồng ý cho học sinh dùng điện thoại trong lớp với mục đích học tập và được sự đồng ý của cô giáo có 2 mặt là đúng.
Ông nêu quan điểm, các phương tiện như máy tính, điện thoại smartphone là tiến bộ khoa học công nghệ, học sinh thế hệ ngày nay sử dụng rất thành thạo công nghệ, trong giáo dục và lĩnh vực cũng sử dụng công nghệ.
Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường lưu ý, nhắc nhở giáo viên và các nhà quản lý giáo dục việc học sinh sử dụng điện thoại để hạn chế chuyện tiêu cực. Đồng thời, Bộ sẽ khảo sát thực tế để đánh giá tác động của chính sách, nếu như tác hại lớn sẽ có điều chỉnh cho phù hợp.
Liên quan việc chuyển sang học trực tuyến, Bộ trưởng cho biết, hiện nay, tất cả các cấp bậc học dùng phương tiện internet và bài giảng điện tử như một công cụ hỗ trợ.
Đây là xu hướng tích cực không thể phủ nhận, nhưng việc áp dụng nó với các mức độ, cách thức có khác nhau ở các bậc học. Với bậc học nhỏ thì cân nhắc và có người hỗ trợ.
“Trong điều kiện phát sinh dịch, các trường đều chuyển sang dạy học trực tuyến cũng là giải pháp mang tính tình thế. Trong văn bản của Bộ vẫn lưu ý khi các cháu trở lại trường thì phải quan tâm củng cố kiến thức…”, ông Sơn nói.
Hương Quỳnh

Bộ trưởng Tài chính nói về cải cách tiền lương để giáo viên đủ sống
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, ngân sách chi lương cho giáo viên năm 2024 là 120 nghìn tỷ và đến năm 2025 tăng lên khoảng 150 nghìn tỷ đồng.
" alt=""/>Bộ trưởng GD